Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng; kết hợp chỉ tiêu định lượng và

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại bưu điện tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 93)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng; kết hợp chỉ tiêu định lượng và

chỉ tiêu định tính

- Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của từng loại đội ngũ lao động. - Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao của đội ngũ lao động theo từng vị trí làm việc (lãnh đạo, nhân viên).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG VÀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TẠI BƢU ĐIỆN TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Khái quát về Bƣu điện tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 1-1-1997 Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tách ra khỏi Bưu điện Vĩnh Phú và tổ chức hoạt động kinh doanh độc lập. Đến nay, Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc đã khá đầy đủ nguồn cơ sở vật chất sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ của Tập đoàn giao.

Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc có sự hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau:

Trong những năm 1930- 1945 giao thông liên lạc Vĩnh Yên, Phúc Yên phục vụ cho hoạt động của xứ uỷ, Khu uỷ và tổ chức Đảng địa phương lãnh đạo nhân dân giành chính quyền.

Từ năm 1945: Bưu điện Vĩnh Yên sau đó là Bưu điện Vĩnh Yên phục vụ sự chỉ đạo của chính quyền cách mạng và nhu cầu của nhân dân.

Năm 1950: Bưu điện Vĩnh Yên được đổi tên là Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc. Từ năm 1945 đến 1954 Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc đã đóng góp vào công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi cuối cùng.

Từ năm 1954 – 1975: Bưu điện Vĩnh Phúc góp phần vào công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa xã hội và tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Mạng lưới thông tin liên lạc phát hành báo chí được thiết lập khá hoàn chỉnh và đồng bộ.

Từ năm 1975 đến năm 1986 Bưu điện phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Từ năm 1986 đến năm 1996: Bưu điện tỉnh tích cực tham gia công cuộc đổi mới, thực hiện kế hoạch tăng tốc giai đoạn I. Ngành Bưu điện Việt nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nói chung và Bưu điện Vĩnh Phúc nói riêng khi bước vào đổi mới là việc dỡ bỏ cơ chế tập trung bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh.

Năm 1996 Bưu điện Vĩnh Phúc được tái lập, thực hiện kế hoạch tăng tốc giai đoạn II phát triền Bưu chính Viễn thông (1996- 2000) là : hoàn thành nối mạng quốc tế, hiện đại hoá thông tin liên lạc quốc gia, phát triển mạng điện thoại trong cả nước, phát triển mạng Bưu chính đa dịch vụ. Mở rộng mạng viễn thông nông thôn, đến năm 2000 liên lạc thông suốt bằng điện thoại đến hầu hết các xã. Lãnh đạo Bưu điện tình Vĩnh Phúc xác định nhiệm vụ trọng tâm là mở rộng mạnh mẽ mạng viễn thông theo hướng hiện đại.

Từ năm 2008 Bưu điện Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức là tổ chức kinh tế, đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Bưu chính Việt nam, trước kia là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông. Bưu chính và viễn thông được tách ra làm hai công ty hoạt động độc lập với nhau. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy giúp việc được qui định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo quyết định số 64/QĐ-TCCB ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Tổng giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Việt nam, nay là Tập đoàn Bưu chính Việt Nam.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

3.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1. Hoạt động quản lý và sản xuất của Bƣu điện tỉnh Vĩnh Phúc

Bưu cục TP Vĩnh Yên Phòng TC –HC Phòng KT - TK – TC Phòng kế hoạch đầu tư Phòng KD BC-VT TH

Tổ Điện báo chuyển tiền Tổ khai thác vận chuyển

Khối quản lý-nghiệp vụ Khối sản xuất BC BƢU ĐIỆN TỈNH VĨNHPHÚC Bưu cục Điểm BĐ-VH xã Ki ốt đại lý BĐ Thị xã Phúc Yên

BĐ huyện Tam Đảo BĐ huyện Lập Thạch BĐ huyện Bình Xuyên BĐ huyện Tam Dương BĐ huyện Vĩnh Tường

BĐ huyện Yên Lạc

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ 1.Giám đốc

Giám đốc Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc do Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật khen thưởng sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Hội đồng Quản trị Tập đoàn. Giám đốc Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc là người đại diện theo pháp luật của Bưu điện tỉnh, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và trước pháp luật về quản lý, điều hành hoạt động của Bưu điện tỉnh trong phạm vi quyền hạn, nghĩa vụ qui định tại điều lệ tổ chức, hoạt động của Bưu điện tỉnh và các văn bản khác của Tổng Công ty, cấp uỷ, chính quyền địa phương. Giám đốc là người có quyền điều hành quản lý cao nhất của Bưu điện tỉnh.

2.Phó giám đốc

Phó giám đốc Bưu điện tỉnh do Tổng Giám đốc Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc Bưu điện tỉnh. Phó giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc; chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.

3. Phòng Tổ chức- Hành chính

Phòng TC-HC có quyền hạn và nhiệm vụ như sau:

+ Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất của Bưu điện tỉnh và trình lãnh đạo phê duyệt.

+ Chủ trì xây dựng các nội qui, qui chế nội bộ của Bưu điện tỉnh; + Thường trực Hội đồng lương, tuyển dụng, kỷ lụât, BHLĐ;

+ Xây dựng phương án cán bộ, xây dựng qui hoạch và trình lãnh đạo phê duyệt.

+ Quản lý công tác tiền lương, định mức lao động, một số định mức khác. + Tuyển dụng, đào tạo, nâng lương, nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật. + Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ;

+ Tổ chức công tác lễ tân, khánh tiết;

+ Quản lý tài sản của văn phòng, điều hành các phương tiện của văn phòng, công tác bảo vệ, điện nước....

+ Tổng hợp số liệu, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, chất lượng hàng tháng, từng kỳ...

+ Xây dựng lịch công tác, chương trình nội dung làm việc của lãnh đạo Bưu điện tỉnh.

+ Xây dựng kế hoạch, công tác thực hiện, giám sát và tổng kết công tác thi đua;

+ Công tác thanh tra: Xây dựng, phối hợp với các bộ phận để tổ chức thực hiện, báo cáo công tác thanh tra.

+ Công tác Y tế : Xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của CBCNV, lao động và bảo vệ môi trường.

+ Thường trực công tác Đảng, công đoàn.

4. Phòng Kế toán - Thống kê – Tài chính

Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng KT-TK-TC được quy định như sau: Tổ chức công tác KTTKTC: mô hình, nhân sự, tổ chức thực hiện công tác TCKT theo qui định.

Quản lý, kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh tế, tài chính, XDCB phát sinh trong toàn bộ Bưu điện tỉnh.

Cung cấp số liệu về KTTKTC cho các bộ phận liên quan, chỉ đạo điều hành toàn bộ công tác KTTKTC.

Tổ chức các hoạt động kinh tế.

Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của các đơn vị.

Có trách nhiệm quản lý toàn bộ vật tư, tiền vốn, công nợ và xét duyệt quyết toán cho các đơn vị trong toàn Bưu điện tỉnh.

5. Phòng kế hoạch đầu tư

Công tác kế hoạch: xây dựng, , trình duyệt kế hoạch, giao kế hoạch cho các đơn vị, tổ chức thực hiện và đôn đốc thực hiện.

Công tác đầu tư: Xây dựng kế hoạch đầu tư; tổ chức thực hiện hiệu quả quá trình đầu tư; khảo sát, lập dự án, thiết kế, đấu thầu, thi công, giám sát, quyết toán, các báo cáo về công tác sửa chữa, đầu tư.

Chủ trì mua sắm vật tư; xây dựng kế hoạch về vật tư, lựa chọn nhà cung cấp, hợp đồng, mua sắm, tiếp nhận vật tư.

6. Phòng kinh doanh Bưu chính - Viễn thông tin học

Quản lý mạng Bưu chính: Các dịch vụ Bưu chính; mạng vận chuyển; các Bưu cục; các điểm đại lý; các điểm Bưu điện văn hoá xã.

Quản lý các dịch vụ về tài chính Bưu chính: Tiết kiệm, chuyển tiền... Quản lý PHBC trong toàn tỉnh kể cả báo kinh doanh và báo công ích. Quản lý các dịch vụ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài ngành: bán thẻ, đại lý.

Quản lý giá cước theo quy định Nhà nước và nội bộ đơn vị.

Quản lý công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng: Xây dựng thương hiệu, chăm sóc khách hành lớn, khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng..; Nghiên cứu thị trường, các chính sách khuyến mại, giải quyết khiếu nại.

Quản lý mạng công nghệ thông tin: Mạng CNTT của Bưu điện tỉnh, kinh doanh các dịch vụ CNTT.

7. Tổ Điện báo chuyển tiền

Là tổ sản xuất trực thuộc Bưu điện tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau: Khai thác Điện báo phổ thông;

Đối soát các nghiệp vụ chuyển tiền;

8. Tổ khai thác vận chuyển

Là tổ sản xuất trực thuộc Bưu điện tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau: Tổ chức khai thác túi gói Bưu chính- PHBC nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế.

Vận chuyển nội tỉnh

Khai thác túi Bưu chính hệ I.

9.Bưu cục thành phố Vĩnh Yên

Là đơn vị sản xuất trực thuộc Bưu điện tỉnh có nhiệm vụ sau:

Có bộ máy quản lý, có tổ đội sản xuất như mô hình các Bưu điện huyện, thị xã.

Hoạt động sản xuất kinh doanh: được giao kế hoạch doanh thu, giao kế hoạch chi phí, xét chất lượng thi đua... như các đơn vị trực thuộc.

Do đặc thù Bưu cục thành phố Vĩnh Yên không có con dấu và tài khoản riêng nên Bưu điện tỉnh ủy quyền cho sử dụng một tài khoản của Bưu điện tỉnh để Bưu cục Vĩnh Yên giao dịch theo dấu của Bưu điện tỉnh.

10.Các bưu điện huyện, thị xã

Các Bưu điện huyện, thị là các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo phân cấp của Bưu điện tỉnh, có con dấu riêng và được mở tài khoản ở ngân hàng trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bưu điện tỉnh về mọi hoạt động của mình trong phạm vi quyền hạn, nghĩa vụ được giao và các qui chế quản lý nội bộ của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc (ban hành kèm theo quyết định số 64/ QĐ – TCLĐ ngày 07/12/2007 của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam) và các quy chế quản lý nội bộ của Bưu điện tỉnh.

Các Bưu điện huyện, thị có mô hình tổ chức đầy đủ như sau (tùy quy mô của từng đơn vị có thể thành lập số tổ ít hơn):

Tổ quản lý: bao gồm lãnh đạo, kế toán, kho quỹ, kỷ luật viên Bưu điện xã, hành chính, kiểm soát viên.

Tổ khai thác – vận chuyển. Tổ giao dịch trung tâm. Các Bưu cục 3.

3.2. Thực trạng đội ngũ lao động và chất lƣợng đội ngũ lao động tại Bƣu điện tỉnh Vĩnh Phúc

Đội ngũ lao động - CBCNV là nhân tố có tính chất quyết định chất lượng của Bưu điện. Do đó Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành xác định một cách tổng thể về thực trạng nguồn lực con người của doanh nghiệp, những điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế về nguồn lực của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác. Việc đánh giá tổng quan đội ngũ lao động của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc đóng vai trò rất quan trọng để xác định những loại nhân lực nào cần huy động thêm và giúp cho việc lựa chọn các chiến lược của doanh nghiệp, nó đồng thời cũng là căn cứ để đề ra các kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ lao động

3.2.1. Cơ cấu lao động tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc

- Theo độ tuổi, giới tính

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động của Bƣu điện tỉnh Vĩnh Phúc theo giới tính

Đơn vị: người

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số Lƣợng % Số Lƣợng % Số Lƣợng % Số Lƣợng % Tổng số 187 100 180 100 179 100 175 100 Nam 52 27,81 53 29,44 55 30,73 50 28,57 Nữ 135 72,19 127 70,56 124 69,27 125 71,43

Tổng số lao động trong bảng trên không bao gồm lao động văn hoá xã - phát xã, lao động hợp đồng thời vụ (khoảng 110 lao động). Quy mô lao động của Bưu điện Vĩnh Phúc giảm qua các năm, do vậy để đáp ứng được tốc độ tăng trưởng dịch vụ và tăng năng suất lao động đòi hỏi chất lượng đội ngũ lao động phải không ngừng nâng cao.

Qua số liệu về cơ cấu lao động theo giới tính của đội ngũ lao động Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 70% tổng số lao động. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù công việc trong ngành Bưu chính với sản phẩm chủ yếu là các dịch vụ đòi hỏi khi giao tiếp với khách hàng cần sự nhẹ nhàng, tinh tế, thận trọng, lịch sự, phù hợp với lao động nữ , duy chỉ có vị trí lái xe – kiêm khuân vác túi gói là yêu cầu lao động nam.

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động của Bƣu điện tỉnh Vĩnh Phúc theo độ tuổi

Đơn vị: người

Độ tuổi

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số Lƣợng % Số Lƣợng % Số Lƣợng % Số Lƣợng % 18-25 15 8,02 18 10 16 8,94 17 9,71 25-35 21 11,23 26 14,44 37 20,67 41 23,43 35-45 35 18,72 29 16,11 39 21,79 49 28 45-50 48 25,67 49 27,22 46 25,7 37 21,14 >50 68 36,36 58 32,23 41 22,90 31 17,72 Cộng 187 100 180 100 179 100 175 100

(Nguồn : Phòng TCCB – LĐ, Bưu điện Vĩnh Phúc)

Qua bảng 3.2 cho thấy ngành Bưu chính tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm xây dựng đội ngũ lao động trẻ để có năng lực áp dụng ngày càng nhiều công nghệ mới,sử dụng máy móc nhiều hơn thay cho lao động thủ công, chân tay trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của ngành. Để đáp ứng yêu cầu ngày

càng cao của công việc, Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc đã có xu hướng trẻ hoá đội ngũ lao động. Đội ngũ lao động từ 18 – 45 có xu hướng ngày càng tăng và đội ngũ lao động từ 45 tuổi trở lên ngày càng giảm. Cụ thể, vào năm 2010 số lao động từ 18 - 45 chỉ chiếm 37,17%, nhưng đến năm 2013 đã tăng lên 61,14%; còn số lao động từ 45 tuổi trở lên đã giảm từ 62,03% xuống còn 38,86%. Số lao động từ 45 tuổi trở lên chủ yếu là những người công tác lâu năm trong ngành, nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ, phần đông đang đảm nhiệm những chức vụ quản lý ở trung tâm Bưu điện tỉnh và các Bưu điện huyện, thị.

- Theo trình độ học vấn

Bảng 3.3: Cơ cấu nhân lực của Bƣu điện tỉnh Vĩnh Phúc theo trình độ chuyên môn

Đơn vị: người

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số Lƣợng % Số Lƣợng % Số Lƣợng % Số Lƣợng % Trên ĐH 02 1,07 01 0,56 01 0,56 0 0 ĐH, CĐ 40 21,39 50 27,78 54 30,17 63 36 Trung cấp 36 19,25 31 17,22 29 16,20 25 14,29 Sơ cấp 102 54,55 96 53,33 94 52,51 87 49,71 Chưa qua đào tạo 07 3,74 02 1,11 01 0,56 0 0 Tổng số lao động 187 100 180 100 179 100 175 100

(Nguồn : Phòng TCCB – LĐ, Bưu điện Vĩnh Phúc)

Qua bảng 3.3, ta thấy rằng Bưu Điện Vĩnh Phúc đến năm 2013 không còn lao động chưa qua đào tạo. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học có xu hướng tăng dần, từ 21,39% năm 2010 lên 36% năm 2013.Tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp và trung cấp ngày càng giảm (tỷ lệ lao động có trình độ

trung cấp giảm từ 19,25% năm 2010 xuống còn 14,29% năm 2013 và trình độ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại bưu điện tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 93)