Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của một số

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại bưu điện tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhật Bản

Nhật Bản là một nước có nền kinh tế phát triển, được như thế là nhờ nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Chăm lo phát triển nguồn nhân lực, thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là vấn đề chính phủ Nhật luôn quan tâm. Như các nước Tây Âu và Đức, Nhật Bản luôn chú ý đến tầng lớp dân chúng. Nhật Bản có nền giáo dục bậc thấp tốt nhất thế giới, chính nhờ đó mà đội ngũ lao động của nước này có trình độ tay nghề cao. Trong giáo dục Nhật Bản rất chú ý đến đạo đức, nhân cách, kỷ luật, lòng yêu lao động, sự kiên trì, nhẫn nại, tính tiết kiệm... đây là những yếu tố dẫn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc giáo dục của chính phủ, các doanh nghiệp ở Nhật Bản luôn chú trọng đào tạo và đào tạo lại lao động, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ lao động, vì người lao động ngoài việc có tay nghề còn phải tiếp tục phát huy năng lực và nắm vững những chuyên môn mới, có như thế họ mới làm chủ thực sự quá trình lao động và có khả năng sáng tạo trong lao động.

Mặt khác, các doanh nghiệp ở Nhật Bản có chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ của doanh nghiệp rất rõ ràng, hình thức đào tạo phong phú, chất lượng đào tạo cao. Việc đào tạo và bồi dưỡng được bắt đầu từ những hoạt động định hướng cho công nhân viên nhằm cung cấp cho họ kiến thức cơ sở về nghề nghiệp, mục đích hoạt động của hãng, tìm hiểu các quá trình sản xuất. Bước tiếp theo là đào tạo theo kiểu kèm cặp tại chỗ và gởi đi học ở các khóa đào tạo tại trường của hãng hay của các trường chính quy. Ngoài ra, cán bộ còn được mở rộng tầm nhìn và phát triển kỹ năng bằng cách luân chuyển vị trí làm việc hoặc được khuyến khích tham gia các nhóm làm việc có chuyên môn cao để bộc lộ năng lực cá nhân. Việc đào tạo theo những cách thức trên nhằm nâng cao khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng thích ứng với công việc khi điều kiện lao động và thị trường thay đổi. Chế độ thuê mướn lao động suốt đời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào đào tạo lao động của mình.

Điều đáng chú ý là tất cả các biện pháp kích thích lao động đều tập trung vào những yếu tố kinh tế và những yếu tố tâm lý. Đó là việc động viên về kinh tế ở doanh nghiệp như: tăng lương hàng năm, thưởng theo định kỳ, trợ cấp phúc lợi...; việc động viên tâm lý dưới nhiều hình thức: sinh hoạt tinh thần, văn hóa công ty. Sự kết hợp khéo léo giữa động viên kinh tế và động viên tâm lý cùng với những tố chất sẵn có (truyền thống yêu lao động, tinh thần tập thể) đã góp phần tạo nên ở Nhật một đội ngũ lao động luôn toàn tâm, toàn ý với công việc chung - đội ngũ lao động chất lượng cao.

Nhật Bản còn chú trọng khai thác năng lực sáng tạo của nguồn lao động, chẳng hạn ở mỗi công ty đều có sẵn một thùng phiếu để thu nhận các sáng kiến của mọi người trong công ty, người lao động cũng có thể góp ý trực tiếp với ban lãnh đạo, những sáng kiến này đều được trân trọng và đánh giá khách quan, có chế độ động viên, khen thưởng phù hợp. Triết lý coi trọng nhân viên, tin tưởng vào khả năng vô hạn của con người đã giúp các doanh nghiệp Nhật Bản có được đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, mạnh dạn thực hiện nhiều ý tưởng mới, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của doanh nghiệp.

Singapore

Singapore là một quốc gia thuộc Đông Nam Á với diện tích đất nhỏ và dân số ít nhưng đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế kỳ diệu. Bù lại nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, Singapore trông chờ vào tài năng và kỹ năng của con người để phát triển kinh tế.

“Giáo dục, đào tạo là động lực chủ yếu thông qua đó mỗi cá nhân đều có được cơ hội phát triển ngang nhau. Chiến lược phát triển nguồn lao động của Singapore dựa trên những nguyên tắc sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giáo dục cho tất cả mọi người có được năng lực tối đa.

- Phát triển những kỹ năng đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp và doanh nghiệp.

- Khuyến khích tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật và tiếp thu thêm những kỹ năng mới”.

Thực tế cho thấy ngân sách dành cho giáo dục ở Singapore rất cao và tăng liên tục từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay. Singapore là nước có đội ngũ tri thức lớn, có khả năng tiếp thu và áp dụng thành công vốn tri thức mới và công nghệ tiên tiến, đấy là nhờ vào coi trọng giáo dục đào tạo.

Hàn Quốc

Hàn Quốc là một nước thực hiện công nghiệp hóa nhanh, trong khoảng 30 năm trở lại đây đã đạt được sự phát triển thần kỳ về kinh tế, hiện là nước có mức thu nhập khá. Với “chiến lược phát triển hướng ngoại, xuất khẩu là động lực” đã thúc đẩy nhanh sự phát triển về kinh tế của quốc gia này. Ngoài ra, sự phát triển ấy còn nhờ vào một chính sách hết sức quan trọng, đó là chính sách chính phủ gọn nhẹ, hữu hiệu và xác lập một hệ thống công vụ hợp lý với nguồn nhân lực có chất lượng.

Hệ thống công vụ của Hàn Quốc dựa trên “công quyền” và “công trạng”. Thực chất, “công quyền” là tạo lập các quyền hạn để thực thi nhiệm vụ, “công trạng” là dựa vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ để đánh giá. Hệ thống này chủ yếu áp dụng cho lao động quản lý trong cả lĩnh vực kinh tế và xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực (trong đó có nguồn lao động) được tăng lên cũng nhờ vào một phần hoạt động của hệ thống này.

Hàn Quốc đã thực thi chế độ thi tuyển nghiêm ngặt, theo dõi và ghi lại quá trình công tác của công chức và người lao động, xem đó như một chứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chỉ nghề nghiệp. Các tiêu thức để đánh giá công chức và người lao động là: kiến thức nghề nghiệp, năng lực hoạt động, tinh thần trách nhiệm, số lượng công việc, chất lượng công việc, khả năng quyết đoán và lãnh đạo quản lý (đối với lao động quản lý). Việc đánh giá được tiến hành 6 tháng một lần, theo phương thức cho điểm và lấy kết quả đó làm cơ sở để khen thưởng, đề bạt, tăng lương. Tiền lương của công chức và người lao động được căn cứ vào: số lượng công việc đảm nhận, chất lượng công việc đã hoàn thành, mức độ trách nhiệm theo chức vụ, cấp bậc nghề nghiệp. Đấy là chính sách tiền lương được xem là hợp lý. Chính sách tiền lương hợp lý và mức lương khá cao đã khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, tích cực học tập, tăng cường ý thức trách nhiệm. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ lao động được nâng lên rõ rệt.

Trung Quốc

Trung Quốc là nước đông dân nhưng có nền kinh tế phát triển và tăng trưởng nhanh. Trung Quốc đã thực hiện việc kết hợp giữa giáo dục để có trình độ học vấn với huấn luyện chuyên ngành để bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục đại học ở Trung Quốc bị gián đoạn 10 năm trong thời kỳ cách mạng văn hóa, ngày nay Trung Quốc cũng đã nhận thức được rằng cần phải đẩy nhanh tốc độ đào tạo để đáp nhu cầu nhân lực của đất nước. Trung Quốc đã tiến hành một loạt cải cách và tìm tòi về chế độ nhân sự nhằm tạo ra những điều kiện thực hiện tuyển chọn, sát hạch, kiểm tra, giám sát lao động; đưa ra hàng loạt những quy định tương đối chi tiết về chế độ chịu trách nhiệm của cán bộ, người lao động; thực hiện cải cách chế độ tiền lương... Tất cả những việc làm ấy đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại bưu điện tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 30)