Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 58 - 62)

Trên đây là những đánh giá về hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ của công ty.

Nhưng sự đánh giá này mới chỉ dừng lại ở sự đánh giá riêng biệt. Để có đánh giá khái quát và toàn diện về hiệu quả sử dụng VKD, ta cần xem xét và phân tích hiệu quả sử dụng VKD (Được thể hiện ở bảng sau )

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Vòng quay VKD (vòng) 1,01 0,68 -0,33

Tỷ suất LNTT từ HĐSXKD trên VKD (%)

-0,80 0,25 1,05

Tỷ suất LNTT trên VKD (%) 7,01 3,32 -3.69

Tỷ suất lợi nhuận VCSH (%) 30,13 14,62 -15,51 Vòng quay vốn kinh doanh trong kì giảm 0,33 vòng. Nguyên nhân làm cho vòng quay vốn kinh doanh giảm là do Doanh thu thuần giảm và có tốc độ giảm lớn hơn tốc độ giảm của vốn kinh doanh

Đến đây ta sẽ giải thích lí do vì sao doanh thu thuần của Công ty lại giảm mạnh trong năm 2008. Năm 2008 là năm diễn ra cuộc suy giảm kinh tế của nước ta nói riêng và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nói chung. Nhu cầu tất cả các mặt hàng đều giảm mạnh, đặc biệt là tình hình lạm phát lớn

diễn ra ở nước ta nửa cuối năm 2008, giá cả tất cả các mặt hàng đều tăng nhất là giá các mặt hàng vật tư phục vụ xây dựng trong khi đó lãi suất ngân hàng lại tăng cao. Cũng chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế nhu cầu về vật tư của Công ty cũng tăng mạnh làm cho doanh thu về vật tư, vận tải và sản xuất công nghiệp của Công ty giảm đến 56.194.487 nđ, tương ứng với tỉ lệ giảm 48,70 %. Bên cạnh lí do trên thì còn do trong kì Công ty không có những chính sách chiết khấu, giảm giá… khuyến khích tiêu dùng sản phẩm của vật tư. Về hoạt động dịch vụ, vận tải do giá cước vận tải ngày càng giảm phải cạnh tranh trên thị trường, phương tiện đa số cũ, lạc hậu. Mặt khác do hiệu suất sử dụng các phương tiện này không cao, một số thiết bị xe máy hoạt động không hết công suất (số thời gian ca máy hoạt động chỉ đạt khoản 57%) làm cho doanh thu từ hoạt động này thấp gần như là không có

Nói về hoạt động xây lắp, chúng ta thấy rằng đặc điểm của hoạt động này là Công ty thường được giao các gói thầu, các hợp đồng xây dựng đã được kí kết từ trước và sau một thời gian mới tiến hành. Trong năm 2008 sở dĩ doanh thu từ lĩnh vực này không có sự thay đổi là do Công ty tiến hành thực hiện những gói thầu đã trúng thầu từ trước, cho nên nhu cầu giảm trong năm 2008 chỉ làm giảm những hợp đồng được kí kết của Công ty mà không làm giảm doanh thu từ hoạt động này của doanh nghiệp. Mặc dù có những khó khăn lớn nhưng trong năm 2008 công ty cũng đã tiếp thị trúng thầu một số công trình lớn với giá trị 177,2 tỉ đồng để có đủ việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định cho CBCNV trong năm 2008 và việc làm gối đầu cho năm 2009: Trung tâm thương mại Móng Cái, Nhà máy nhiệt điện Uông bí…Có những thành tích này là nhờ uy tín của Công ty đã để lại trong nhiều năm qua thông qua việc cung cấp các công trình chất lượng cao, đảm bảo an toàn

Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp: sản phẩm chính là phụ gia bê tông, hiện nay Công ty cổ phần Sông Đà 12 là một Công ty có dây chuyền sản xuất sản phẩm này thuộc loại có công nghệ tiên tiến nhất Việt Nam, ở nước ta mới chỉ có một số Công ty có thể sản xuất các sản phẩm đảm bảo chất lượng, được các chủ đầu tư tín nhiệm như sản phẩm của Công ty cho nên ít chịu sự

cạnh tranh của thị trường, điều này đã giúp cho Công ty vẫn đứng vững được trong tình trạng suy giảm của nền kinh tế

Giá vốn hàng bán trong kì và chi phí quản lí doanh nghiệp trong kì giảm mạnh, tốc độ giảm của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ giảm của giá vốn hàng bán thể hiện công tác quản lí giá vốn hàng bán của công ty đã tăng lên, chi phí quản lí doanh nghiệp trong kì giảm với tỉ lệ 19,07% là do Công ty đã có những cơ chế, phương pháp mới trong việc quản lí. Chi phí bán hàng tăng lên nhưng hầu hết các loại doanh thu đều giảm thể hiện sự không hiệu quả trong việc quản lí chi phí bán hàng.

Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhưng hầu hết lợi nhuận mang lại cho công ty là từ hoạt động đầu tư tài chính mà chủ yếu là từ hoạt động đầu tư bán chứng khoán. Năm 2008 là năm thị trường chứng khoán đi xuống mạnh làm cho lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán của Công ty giảm mạnh, giảm đến 41,61% , tuy nhiên nó vẫn là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Công ty trong năm 2008. Lợi nhuận trước thuế trong năm 2008 chỉ đạt 84,5% so với kế hoạch đề ra. Lợi nhuận từ hoạt động xây lắp đạt thấp do sự biến động đơn giá của tất cả các loại vật tư và nhân công phục vụ thi công xây lắp, chi phí lãi vay vốn tại ngân hàng đồng lọat tăng. Một số công trình đã thi công xong những chưa được chủ đầu tư cấp bù giá như gói thầu 88, gói 90-CT NMXM Thăng Long. Đồng thời do thiếu lực lượng nghiệp vụ chuyên nghiệp dẫn đến công tác tổ chức thi công còn nhiều bất cập, không khoa học, công tác lập hồ sơ nghiệm thu thanh toán gặp nhiều khó khăn. Về hoạt động kinh doanh vật tư (chủ yếu phục vụ các loại vật tư tại công trình Thủy điện Sơn La, Tuyên Quang, Huội Quảng, Bản Vẽ) do giá cả biến động tăng liên tục, khối lượng tiêu thụ thấp, các đơn vị mua hàng không thanh toán đúng hạn, do đó chi phí kinh doanh lớn làm cho lợi nhuận trước thuế giảm xuống. Còn lợi nhuận trước thuế từ hoạt động dịch vụ, vận tải là rất thấp do doanh thu thì ít trong khi đó chi phí đầu vào đều tăng hơn so với năm trước

Do lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính giảm mạnh và do lãi vay tăng (do lãi suất ngân hàng tăng) công tác thu vốn thấp không hoàn thanh kế

hoạch đề ra, do bị các đơn vị thi công chiếm dụng vốn, không trả phần lãi vay quá hạn thanh toán cho Công ty, lãi vay vốn phải trả cho các tổ chức tín dụng trong năm 2008 ;à 10,72 tỉ đồng chiếm 4,1% đã làm cho lợi nhuận sau thuế giảm.

Mặc dù lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm mạnh trong kì nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh lại được đánh giá là tốt hơn, Công ty cần phát huy tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Dựa vào bảng trên chúng ta thấy rằng hầu hết các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn trong năm qua đều giảm mạnh, chỉ duy nhất chỉ tiêu tỷ suất LNTT từ hoạt động SXKD trên VKD là tăng. Nguyên nhân làm cho chỉ tiêu này tăng là do công tác quản lí chi phí quản lí doanh nghiệp và giá vốn hàng bán trong kì tốt hơn. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD, VCĐ, VLĐ giảm thể hiện rằng khả năng sinh lời của đồng vốn trong năm qua đều giảm. Qua tìm hiểu cho thấy rằng do ảnh hưởng của thị trường chứng khoán tuột dốc làm cho lợi nhuận từ khoản đầu tư chứng khoán giảm mạnh, mà qua các năm chúng ta thấy rằng lợi nhuận mang lại cho Công ty, nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính là chiếm phần lớn, nhờ có lợi nhuận trong hoạt động này mà đã bù đắp được những khoản lỗ do hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra

Mối quan tâm cuối cùng của chủ sở hữu là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tỷ suất này là một chỉ tiêu tổng hợp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Để chỉ rõ nguyên nhân tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, chúng ta sử dụng phương pháp phân tích Dupont. Việc sử dụng phương pháp này được trình bày ở bảng sau:

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ suất lợi nhuận

VCSH

% 8,37 30,13 14,62

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

% 1,83 6,16 4,15

Vòng quay VKD Vòng 0,61 1,01 0,68

Qua bảng phân tích chúng ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận VCSH tăng mạnh năm 2007, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng mạnh chủ yếu là do lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính tăng lên. Vòng quay vốn kinh doanh tăng lên, trong khi đó tỷ lệ VKD trên vốn chủ sở hữu tăng nhưng với tỉ lệ nhỏ. Sang năm 2008 tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm mạnh dừng lại ở con số 14,62% trong khi đó năm 2007 là 30,13 %. Việc giảm này là do ảnh hưởng của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, vòng quay vốn kinh doanh và tỷ lệ vốn kinh doanh trên vốn chủ sở hữu. Trong năm 2008 cơ cấu vốn kinh doanh thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng vốn vay, giảm tỉ trọng vốn chủ sở hữu

Tóm lại: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong năm 2008 của công ty giảm, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giảm là do hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động đều giảm. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giảm là do doanh thu giảm và vốn kinh doanh tăng lên. Công tác quản lí vốn của doanh nghiệp còn kém hiệu quả, vốn nằm ở khâu các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí sản xuất dở dang còn lớn. Tuy nhiên, trong kì công tác quản lí chi phí đã có những biến đổi tích cực đặc biệt là khâu quản lí chi phí sản xuất, chi phí quản lí doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)