Tình hình quản lí hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 53 - 57)

Hàng tồn kho cuối năm 2008 là 117.331.625 nđ tương ứng với tỉ lệ tăng là 59,11%. Hàng tồn kho tăng là do tất cả các khoản mục đều tăng. Để có cái

nhìn cụ thể chúng ta đi xem xét một số khoản mục có tỉ trọng lớn trong hàng tồn kho

Chi phí sản xuất dở dang đầu kì là 54.513.492 nđ, cuối kì con số này lên đến 82.596.154 nđ, tức là tăng 28.082.662 nđ tương ứng với tỉ lệ tăng là 51,52%. Sở dĩ chi phí sản xuất dở dang trong kì tăng là do trong năm 2008, Công ty đã tiến hành thực hiện một số công trình lớn chưa hoàn thành như: Khu Đô thị Việt Hưng, Vận chuyển thiết bị Thủy điện Sử Pán 2, Xây lắp các hạng mục, phần việc Thủy điện Huội Quảng… Những công trình đã được tiến hành xây dựng từ trước nhưng vẫn chưa hoàn thành trong năm 2008 như các công trình ở Tuyên Quang. Ngoài ra còn do Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng cung ứng vật tư, sản xuất công nghiệp ra bên ngoài như Cung ứng cát cho Sơn La, dịch vụ vận chuyển thiết bị Hạ Long nhưng vẫn chưa thực hiện xong…. Do những nguyên nhân khách quan: do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến công tác vận chuyển phục vụ theo hợp đồng và phục vụ cho công trình thi công của Công ty, do Chủ đầu tư không đáp ứng được các điều kiện để thi công như thiếu vốn, một số hạng mục chưa có thiết kế. Bên cạnh đó cũng do những nguyên nhân chủ quan như tình trạng thiếu vốn để tiếp tục sản xuất, chưa có sự phản ứng nhanh nhạy đối với sự biến động lớn trên thị trường về giá cả vật tư, lãi suất vay ngân hàng. Tất cả đã làm cho tiến độ thi công chậm làm sản phẩm dở dang lớn, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn của Công ty. Tuy nhiên bên cạnh những thiếu sót đó thì Công ty cũng đã nỗ lực để hoàn thành những hợp đồng, công trình còn dở dang trong năm 2007 như: Thi công các hạng mục: Nhà nghiền than, nghiền liệu, tháp điều hòa Công ty Xi măng Bút Sơn,Các gói thầu Nhà máy xi măng Thăng long, Vận chuyển thiết bị dây chuyền 2 Nhà máy Xi măng Bút Sơn, các hợp đồng kinh doanh vật tư cho các nhà máy thủy điện như: Nhà máy thủy điện Sơn La, Huội Quảng, Bảo Lâm….và nhiều hợp đồng, công trình mới như: Hợp đồng cung cấp than cho nhà máy Xi Măng Sông Đà Hòa Bình, và Sông Đà Yaly trị giá 20 tỷ, Hợp đồng kinh doanh xi măng, xăng dầu cho Thủy điện Tuyên Quang, Huội Quảng trị giá 20 tỷ đồng…và nhiều hợp đồng có giá trị khác

Vào thời điểm đầu năm hay cuối năm thì chi phí sản xuất dở dang vẫn là khoản mục chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục hàng tồn kho. Chi phí dở dang đầu kì chiếm 73,0%, cuối kì chiếm 70,83 %. Chí phí dở dang cao được xem như là một đặc trưng của ngành xây dựng bởi vì thời gian hoàn thành sản phẩm là dài, chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện môi trường

Hàng hóa: Khoản mục hàng hóa của công ty tăng từ 11.476.678 nđ đầu năm và con số này lên đến 22531.701 nđ vào cuối năm, tức là tăng 11.055.023 nđ tương ứng với tỉ lệ tăng là 96,33%. Khoản mục hàng hóa tăng trong kì, một phần nào đó là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, nhu cầu về các loại hàng hóa nói chung đều giảm xuống, và cũng do Công ty chưa có những chính sách phù hợp kêu gọi sự tiêu dùng hàng hóa của Công ty như chính sách chiết khấu, chính sách giá cả…

Khoản mục nguyên liệu, vật liệu chiếm một tỉ trọng nhỏ trong hàng tồn kho. Đầu năm Nguyên liệu, vật liệu chỉ chiếm 3,02%, cuối năm chiếm đến 6,49 %. Mặc dù có sự tăng về tỉ trọng nhưng nó vẫn chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Sở dĩ là do Công ty đã hợp tác thành lập cũng như kí hợp đồng lâu dài với các nhà cung ứng nguyên vật liệu lớn. Ví dụ như: Ký hợp đồng với công ty cổ phần Khoáng Sản Minh Tiến tại TP. Hồ Chí Minh mua phụ gia; kí hợp đồng mua sắt thép với các Nhà sản xuất xi măng lớn như: Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Thép Việt Ý; Công ty đã góp vốn thành lập hai công ty cung cấp đá để sản xuất phụ gia bê tông (đá là nguyên liệu chủ yếu cho ngành sản xuất công nghiệp của Công ty).Vì vậy, với nguồn cung cấp ổn định và an toàn như vậy cho nên Công ty chỉ cần duy trì một lượng nhỏ nguyên vật liệu. Mặt khác, do trong các lĩnh vực hoạt động của công ty thì sản phẩm của lĩnh vực này có thể là nguyên vật liệu cho ngành khác, ví dụ như: lĩnh vực vận tải, kinh doanh vật tư cung ứng các dịch vụ vận tải và nguyên liệu cho ngành xây lắp.Với sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các lĩnh vực cho nên Công ty cũng không cần duy trì nhiều nguyên vật liệu cho mỗi lĩnh vực

Công tác quản lí hàng tồn kho: Công ty có một hệ thống sổ sách kế toán hàng tồn kho thông tin về việc mua hàng cũng như tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, giá trị sản phẩm dở dang và giá thành

phẩm. Hệ thống sổ sách này cung cấp thông tin cả về mặt lượng và giá trị. Công ty cũng phân định các chức năng mua hàng, nhận hàng, lưu kho, xuất kho, sản xuất cho các phòng ban khác nhau, trong quá trình thực hiện các chức năng đó đều sử dụng những chứng từ phù hợp để tránh tình trạng mất mát và sử dụng không đúng mục đích. Hàng năm Công ty cũng xây dựng định mức tiêu hao vật liệu, xây dựng kế hoạch và lịch trình sản xuất dựa vào các ước toán về nhu cầu sản phẩm và tình hình thực tế hàng tồn kho để đảm bảo chuẩn bị tốt các yếu tố nguyên vật liệu và nhân công cho yêu cầu sản xuất đồng thời cũng tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa (đối với lĩnh vực kinh doanh vật tư và sản xuất công nghiệp của Công ty). Nhờ những cơ chế quản lí này mà Công ty luôn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất của góp phần làm giảm chi phí ở khâu dự trữ nguyên vật liệu và với công tác kiểm định chất lượng, nghiệm thu công trình khi kết thúc quá trình sản xuất, hoàn thành công trình mà Công ty phát hiện ra những lỗi không đạt các thông số kĩ thuật theo yêu cầu,từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời, giúp cho sản phẩm đảm bảo chất lượng nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả cho đơn vị

Để có thể đưa ra kết luận chính xác chúng ta đi xem xét vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Giá vốn hàng bán (1000đ) 281.956.982 215.673.245 66.283.737 Hàng tồn kho bình quân

(1000đ)

69.430.368 95.536.494 26.106.126

Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 4,06 2,26 -1,80

+ Vòng quay hàng tồn kho năm 2008 là 2,26 vòng giảm 1,80 vòng so với năm 2007. Là con số thấp nhất trong những năm vừa qua. Vòng quay hàng tồn kho tăng là do giá vốn hàng bán giảm với tốc độ nhỏ hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 23,51%, còn tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân là 37,60 %. Nguyên nhân làm cho hàng tồn kho tăng thì đã được giải thích ở trên. Vòng quay hàng tồn kho giảm

chứng tỏ rằng Công ty đã bị ứ đọng quá nhiều vốn ở khâu dự trữ, làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm xuống. Như vậy đòi hỏi Công ty phải chú ý hơn nữa trong công tác quản lí hàng tồn kho để giải phòng vốn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh khác

Như vậy chúng ta thấy răng cơ cầu vốn lưu động đầu vào các loại tài sản là tương đối hợp lí tuy nhiên về lượng đầu tư vào mỗi loại thì lại là quá lớn. Điều này sẽ làm tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho, chi phí quản lí các khoản phải thu.Do vậy công ty cần xem xét mức dự trữ hợp lý để làm giảm tới mức thấp nhất tổng chi phí tồn kho nhưng ván đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)