Tình hình quản lí và hiệu quả sử dụng các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 51 - 53)

Khoản phải thu cuối năm 2008 là 95.344.172 nđ, giảm 27,86% so với đầu năm. Các khoản phải thu giảm trong kì chủ yếu là do Phải thu khách hàng giảm. Các khoản phải thu của khách hàng đầu năm là 121.413.767nđ, cuối năm là 83.278.125nđ, tức giảm 38.135.002nđ tương ứng với tỉ lệ giảm là 31,41%. Trong kì, do doanh nghiệp đã có những chính sách thúc đẩy công tác thu hồi nợ: Thực hiện chiết khấu thương mại kích thích các doanh nghiệp trả nợ trước thời hạn; Có sự chuẩn bị kĩ hồ sơ, tài liệu cho các khoản nợ gần đến thời gian thu hồi.Tuy nhiên, cũng do doanh thu trong kì giảm đi, số khách hàng mua chưa trả tiền cũng giảm xuống. Như vậy, các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm xuống, giải phóng một phần nguồn vốn bị chiếm dụng. Mặc dù có sự giảm về các khoản phải thu nhưng qua nghiên cứu cho thấy rằng Công ty chưa có những biện pháp thích hợp để giải quyết dứt điểm công

nợ, dở dang từ những năm trước để lại, công tác quyết toán các công trình còn chậm vì vậy dẫn tới tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu, đầu năm chiếm tỉ trọng là 91,86%, cuối năm giảm xuống còn 87,34%.

Các khoản trả trước cho người bán tăng 819.838 với tỉ lệ tăng là 17,28%. Sở dĩ các khoản trả trước cho người bán tăng là do doanh nghiệp ứng trước tiền để mua một số nguyên vật liệu chuẩn bị cho những dự án sẽ tiến hành đầu năm 2009 các dự án đang thi công

Công tác quản lí các khoản phải thu: Qua nghiên cứu cho thấy rằng hàng năm Công ty vẫn thường tiến hành đánh giá, phân loại và xếp loại khách hàng để đưa ra chính sách bán chịu hợp lí, tuy nhiên do đặc điểm của ngành xây dựng là chỉ được ứng trước 10%giá trị công trình (tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng kí kết) để tiến hành thi công công trình làm cho khoản phải thu của Công ty là lớn và việc thanh quyết toán công trình phụ thuộc rất lớn vào bên chủ đầu tư.

Trong năm 2007, 2008 Công ty vẫn tiến hành trích lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi đều đặn để đảm bảo khả năng tài chính cho Công ty khi phát sinh những khoản phải thu này. Đồng thời để hạn chế tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc không đòi được thì cuối kì Công ty có lập bảng cân đối giữa doanh thu và các khoản đã thu tiền và các khoản phải thu còn lại, bảng cân đối giữa các khoản nợ quá hạn với các thời kì khác nhau…từ đó nắm bắt được tình hình, Công ty sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp giải quyết các tình trạng đó. Việc thường xuyên theo dõi trên các bảng kê, nhật kí các khoản phải thu cũng là một biện pháp kiểm soát và đảm bảo thu được tiền mà Công ty đã áp dụng

Với cơ chế quản lí này đã giúp cho Công ty thường xuyên nắm bắt được tình hình thu hồi nợ như thế nào và biết được những khoản phải thu nào gần đến hạn để có những chủ động chuẩn bị hồ sơ cho việc thu hồi nợ đó

Để hiểu rõ hơn công tác thu hồi nợ, ta đi xem xét kì thu tiền bình quân của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Doanh thu bán hàng có thuế VAT

(1000đ)

336.044.820 261.719.525 - 74.325.295 Nợ phải thu bình quân (1000đ) 117.019.936 113.758.173 -3.261.763 Kì thu tiền bình quân (ngày) 125,36 156,48 31,12

Kì thu tiền bình quân trong năm 2008 là 172.12 ngày tức là Công ty cần 172.12 ngày thì mới thu được các khoản phải thu, tăng hơn so với năm 2007 nhưng vẫn là con số nhỏ hơn năm 2006, như vậy cho thấy thực tế trong năm 2008 Công ty đã chưa thực hiện tốt chính sách quản lí khoản phải thu. Kì thu tiền bình quân tăng lên là do các khoản phải thu bình quân giảm nhưng tốc độ giảm của các khoản phải thu bình quân (2,79%) nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần (22,12%). Qua nghiên cứu cho thấy rằng các khoản phải thu giảm xuống là do công tác thanh quyết toán thu hồi công nợ chậm, thậm chí một số công trình công nợ từ năm trước chuyển sang chưa giải quyết dứt điểm. Chính việc vốn bị ứ đọng ở khâu nợ phải thu làm cho Công ty gặp khó khăn về vốn trong năm 2008. Trong tình cảnh suy giảm nền kinh tế thì công tác thu hồi nợ là rất khó khăn nhưng một phần cũng là do công tác lập hồ sơ nghiệm thu thanh toán không đạt yêu cầu về chất lượng và thời gian do trình độ cán bộ kỹ thuật của đơn vị còn yếu và thiếu. Đòi hỏi, Công ty cần có những biện pháp cụ thể để nhanh chóng giải quyết tình trạng hiện nay.

Như vậy có thể kết luận rằng trong kì Công ty đã dự trữ quá nhiều vốn ở dạng các khoản phải thu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)