Tình hình cơ cấu và biến động của nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 33 - 41)

Vốn kinh doanh luôn được tài trợ từ những nguồn nhất định. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không thể tách rời việc đánh giá nguồn tài trợ. Huy động vốn kịp thời với chi phí hợp lí là một tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn được thể hiện qua bảng 3

Vốn chủ sở hữu ở thời điểm cuối năm 2008 giảm ở mức không đáng kể, tỉ lệ giảm là 0,96%. Vốn chủ sở hữu giảm là do Lợi nhuận chưa phân phối giảm với quy mô lớn hơn quy mô tăng của Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ dự phòng tài chính

Trong kì vốn đầu tư của chủ sở hữu không thay đổi. Mặc dù, Công ty đã có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu mới để kêu gọi vốn đầu tư trong năm 2008. Nhưng do đặc điểm thị trường lúc đó ảm đảm và những hạn chế của Ủy ban chứng khoán nhà nước trong việc phát hành cổ phiếu mới nên Công ty đã ngừng việc phát hành cổ phiếu mới ra thị trường. Điều này là một bất lợi rất lớn cho Công ty đặc biệt là đang trong tình trạng khan hiếm vốn như thời điểm hiện tại

Lợi nhuận chưa phân phối giảm 7.592.691 nđ, tương ứng với tỉ lệ giảm là 43,49 %. Đây có thể là một biểu hiện không tốt nhưng cần có những đánh giá cụ thể thì mới có thể đưa ra kết luận chính xác hơn nữa

Trong kì, công ty đã tăng cường trích lập các quỹ, đặc biệt là quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính. Quỹ đầu tư phát triển tăng 5.562.045 nđ tương ứng với tỉ lệ tăng 52.166,99 %. Quỹ dự phòng tài chính tăng 1.407.733 nđ với tỉ lệ tăng 436.53 %

Qua nghiên cứu tìm hiểu kĩ, cho thấy rằng nguyên nhân mà các quỹ này được tăng cao như vậy là do Công ty muốn chuẩn bị cho Công tác thực hiện mục tiêu mở rộng và tăng năng lực sản xuất kinh doanh cho Công ty trong thời gian tới

Nợ phải trả tăng là do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng. Cụ thể nợ ngắn hạn tăng 2.395.967 nđ tương ứng với tỉ lệ tăng là 1,12%; nợ dài hạn tăng 16.617.260 nđ tương ứng với tỉ lệ tăng là 33,57 %.

Vốn chủ sở hữu giảm trong khi nợ phải trả tăng đã làm cho hệ số nợ của Công ty tăng lên, khả năng tự chủ tài chính giảm xuống

Chỉ tiêu Cuối năm 2006 Cuối năm 2007 Cuối năm 2008

Hệ số nợ 0,794 0,794 0,807

Chúng ta thấy rằng hệ số nợ của Công ty đang ở trong tình trạng cao, khả năng tự chủ về tài chính là thấp. Duy trì một tỉ lệ nợ cao thì sẽ có cơ hội làm khuếch đại lợi nhuận sau thuế cho Công ty nhưng điều này sẽ làm tăng ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến tình hình tài chính của Công ty. Đặc biệt tại thời gian cuối năm 2008, khi mà khả năng tiếp cận với nguồn vốn của Công ty bị hạn chế và lãi suất ngân hàng rất là cao

Xét nợ ngắn hạn: nợ ngắn hạn tăng là do Người mua trả tiền trước và chi phí phải trả tăng trong khi đó tất cả các khoản mục còn lại đều giảm. Trong nợ ngắn hạn Vay và nợ ngắn hạn cùng với Phải trả người bán, Người mua trả tiền trước là những khoản mục chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nợ ngắn hạn. Cụ thể xem ở bảng 3

Vay và nợ ngắn hạn giảm 20.685.921 nđ tương ứng với tỉ lệ giảm là 31,73 %. Sở dĩ có sự thay đổi lớn trong vay và nợ ngắn hạn và vì trong kì doanh nghiệp đã thực hiện thanh toán một số khoản vay ngắn hạn và các khoản vay dài hạn đến hạn trả của kì trước. Mặc dù trong kì cũng thực hiện vay thêm vốn ngắn hạn mới của các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và cũng có một số khoản vay dài hạn đến hạn thanh toán nhưng mức độ thực hiện thanh toán lớn hơn mức vay mới. Cụ thể, khoản thanh toán là 23.085.275 nđ và khoản vay mới cùng với khoản vay dài hạn đến hạn trả

Bảng 2: Cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh

Chỉ tiêu

Đầu năm 2008 Cuối năm 2008 Chênh lệch

Số tiền (1000đ) Tỷ trọng (%) Số tiền ( 1000đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1000đ) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 239.681.717 72,45 254.908.743 73,00 15.227.026 6,35 0,55 I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 7.974.013 3,33 16.229.900 6,37 8.255.887 103,53 3,04

1. Tiền 7.974.013 100,00 16.229.900 100,00 8.255.887 103,53 0,00

II. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 12.016.300 5,01 11.372.299 4,46 -644.001 -5,36 -0,55

1. Đầu tư ngắn hạn 12.016.300 100,00 11.372.299 100,00 -644.001 -5,36 0,00

III. Các khoản phải thu 132.172.174 55,14 95.344.172 37,40 -36.828.002 -27,86 -17,74

1. Phải thu của khách hàng 121.413.767 91,86 83.278.125 87,34 -38.135.642 -31,41 -4,52 2. Trả trước cho người bán 4.743.932 3,59 5.563.770 5,84 819.838 17,28 2,25 5. Các khoản phải thu khác 8.263.325 6,25 8.353.917 8,76 90.592 1,10 2,51 6. Dự phòng các khoản phải thu

khó đòi -2.248.850 -1,70 -1.851.639 -1,94 397.211 -17,66 -0,24

IV. Hàng tồn kho 73.741.363 30,77 117.331.625 46,03 43.590.262 59,11 15,26

1. Hàng tồn kho 73.766.883 100,03 117.357.145 100,02 43.590.262 59,09 -0,01 Hàng mua đang đi trên đường 2.437.443 3,30 3.143.862 2,68 706.419 28,98 -0,63 Nguyên liệu, vật liệu 2.230.977 3,02 7.617.660 6,49 5.386.683 241,45 3,47

Công cụ, dụng cụ 89.348 0,12 53.304 0,05 -36.044 -40,34 -0,08

Chi phí sản xuất kinh doanh dở

dang 54.513.492 73,90 82.596.154 70,38 28.082.662 51,52 -3,52

Hàng hóa 11.476.678 15,56 22.531.701 19,20 11.055.023 96,33 3,64

Hàng gửi bán 1.595.961 2,16 0 0,00 -1.595.961 -100,00 -2,16

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -25.520 -0,03 -25.520 -0,02 0 0,00 0,01

V. Tài sản ngắn hạn khác 13.777.867 5,75 14.630.747 5,74 852.880 6,19 -0,01

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 152.284 1,11 277.326 1,90 125.042 82,11 0,79 2. Thuế GTGT được khấu trừ 296.881 2,15 600.041 4,10 303.160 102,11 1,95 4. Tài sản ngắn hạn khác 13.328.702 96,74 13.753.379 94,00 424.677 3,19 -2,74

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 91.146.889 27,55 94.276.108 27,00 3.129.219 3,43 -0,55

I. Các khoản phải thu dài hạn 3.600 0,00 3.600 0,00 0 0,00 0,00

II. Tài sản cố định 48.582.412 53,30 42.274.904 44,84 -6.307.508 -12,98 -8,46

1. TSCĐ hữu hình 37.537.689 77,27 31.299.560 74,04 -6.238.129 -16,62 -3,23

Nhà cửa, vật kiến trúc 3.613.523 9,63 3.225.298 10,30 -388.225 -10,74 0,68 Máy móc, thiết bị 10.956.032 29,19 9.023.060 28,83 -1.932.972 -53,49 -0,36 Phương tiện vận tải 21.776.351 58,01 18.128.761 57,92 -3.647.590 -100,94 -0,09

Thiết bị quản lí 582.298 1,55 576.379 1,84 -5.919 -0,16 0,29

TSCĐ khác 609.484 1,62 346.379 1,11 -263.105 -7,28 -0,52

2. TSCĐ vô hình 944.550 1,94 924.435 2,19 -20.115 -2,13 0,24

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 10.100.172 20,79 10.050.909 23,78 -49.263 -0,49 2,99 III. Các khoản đầu tư tài chính

dài hạn 40.527.300 44,46 50.614.000 53,69 10.086.700 24,89 9,22

1.Đầu tư vào công ty liên kết, liên

doanh 16.930.000 41,77 15.880.000 31,37 -1.050.000 -6,20 -10,40

2.Đầu tư dài hạn khác 23.597.300 58,23 34.734.000 68,63 11.136.700 47,19 10,40

IV. Tài sản dài hạn khác 2.033.577 2,23 1.383.603 1,47 -649.974 -31,96 -0,76

là 19.730.761 nđ. Qua nghiên cứu, cho thấy rằng Công ty gặp khó khăn trong công tác vay vốn tại các ngân hàng do nợ quá hạn. Đòi hỏi Công ty trong thời gian tới phải chú trọng đến công tác trả nợ nâng cao uy tín đối với ngân hàng.

Phải trả người bán giảm từ 59.835.365 nđ xuống còn 57.001.077 nđ vào cuối năm. Phải trả người bán được đánh giá là một nguồn vốn quan trọng và có chi phí khá thấp đối với doanh nghiệp. Mặt khác trong lúc Công ty gặp khó khăn trong việc vay tín dụng từ các ngân hàng thì nguồn vốn này càng trở nên quan trọng hơn, việc Công ty không thể tận dụng nguồn vốn này để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh có thể coi là một điều bất lợi cho Công ty. Tuy nhiên lại có một cứu cánh cho Công ty trong việc tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản người mua trả tiền trước. Khoản người mua trả tiền trước tăng 15.437.445 nđ tương ứng với tỉ lệ tăng là 27,10 %. Khoản người mua trả trước trong kì tăng lên là do Các chủ đầu tư và khách hàng ứng trước tiền cho các công trình trúng thầu năm 2008. Đây là nguồn vốn mà công ty được quyền sử dụng mà không phải trả chi phí nhưng đi liền với nó là công ty phải có trách nhiệm giao hàng đúng hạn đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.Việc tăng lên của khoản này chứng tỏ rằng uy tín của công ty đã tăng lên và được khách hàng tin cậy. Công ty cần phải cố gắng sử dụng nguồn vốn này sao cho thất hiệu qủa và hợp lý để nguồn vốn chiếm dụng này đưa lại lợi nhuận cao nhất mà vẫn giữ được uy tín với khách hàng làm ăn lâu dài

Các khoản mục thuế và CKPT nhà nước cùng với phải trả công nhân viên giảm. Cụ thể: thuế và CKPT nhà nước giảm 222.903 nđ tương ứng với tỉ lệ giảm là 5,95 %, phải trả công nhân viên giảm 1.620.701 tương ứng với tỉ lệ giảm 18,37 %. Sự giảm này là một dấu hiệu cho thấy Công ty đã thực hiện thanh toán các khoản nợ cho nhà nước và công nhân viên, có thể coi đây là một động lực thúc đẩy công nhân viên nỗ lực trong việc hoàn thành tốt công việc của mình.

Bảng 3: cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

Đơn vị tính : Nghìn đồng

Chỉ tiêu Đầu năm 2008 Cuối năm 2008 Chênh lệch

Số tiến Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Tỉ trọng %

A. Nợ phải trả 262.746.206 79,42 281.759.432 80,69 19.013.226 7,24 1,27 I. nợ ngắn hạn 213.239.906 81,16 215.635.873 76,53 2.395.967 1,12 -4,63

1, Vay và nợ ngắn hạn 65.201.235 30,58 44.515.314 20,64 -20.685.921 -31,73 -9,93 2, Phải trả người bán 59.835.365 28,06 57.001.077 26,43 -2.834.288 -4,74 -1,63 3, Người mua trả tiền trước 56.962.066 26,71 72.399.511 33,57 15.437.445 27,10 6,86 4, Thuế và các KPN nhà nước 3.749.342 1,76 3.526.439 1,64 -222.903 -5,95 -0,12 5, Phải trả công nhân viên 8.821.319 4,14 7.200.618 3,34 -1.620.701 -18,37 -0,80 6, Chi phí phải trả 3.660.421 1,72 5.851.120 2,71 2.190.699 59,85 1,00 9, Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn 10.010.158 4,69 15.141.794 7,02 5.131.636 51,26 2,33

II. Nợ dài hạn 49.506.299 18,84 66.123.559 23,47 16.617.260 33,57 4,63 4, Vay và nợ dài hạn 49.411.972 99,81 66.029.231 99,86 16.617.259 33,63 0,05 6, Dự phòng trợ cấp mất việc làm 94.327 0,19 94.327 0,14 0 0,00 -0,05 7, Dự phòng phải trả dài hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0,00 B. Vốn chủ sở hữu 68.082.400 20,58 67.425.419 19,31 -656.981 -0,96 -1,27 I. Vốn chủ sở hữu 67.791.238 99,57 67.168.326 99,62 -622.912 -0,92 0,05

1, Vốn đầu tư của chủ sở hữu 50.000.000 73,76 50.000.000 74,44 0 0,00 0,68 7, Quỹ đầu tư phát triển 10.662 0,02 5.572.707 8,30 5.562.045 52166,99 8,28 8, Quỹ dự phòng tài chính 322.481 0,48 1.730.214 2,58 1.407.733 436,53 2,10 10, Lợi nhuận chưa phân phối 17.458.096 25,75 9.865.405 14,69 -7.592.691 -43,49 -11,07

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 291.162 0,43 257.093 0,38 -34.069 -11,70 -0,05

+ Xét nợ dài hạn: Nợ dài hạn tăng là do vay và nợ dài hạn tăng. Vay và nợ dài hạn tăng 16.617.259 nđ tương ứng với tỉ lệ tăng 33,63 % . Khoản mục nợ dài hạn bao gồm hai khoản mục là vay và nợ dài hạn; dự phòng trợ cấp mất việc làm. Trong đó khoản mục vay và nợ dài hạn chiếm đến 99,81 % vào đầu năm và 99,86 % vào cuối năm. Mặc dù gặp một số khó khăn trong việc vay tín dụng từ ngân hàng do nợ quá hạn của các khoản nợ ngắn hạn nhưng đối với nợ dài hạn Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn cho nên năng lực vay dài hạn từ ngân hàng vẫn tăng lên. Vay và nợ dài hạn tăng là do vay dài hạn tăng và các khoản nợ dài hạn. Các khoản nợ dài hạn tăng là do các khỏan đóng góp của người lao động để đầu tư vào Công ty liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác tăng

Để có đánh giá khái quát về tình hình tài chính chung của Công ty chúng ta cần đi xem xét mô hình tài trợ vốn của Công ty trong những năm vừa qua

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nguồn vốn dài hạn (1000đ) 74.440.376 96.014.538 125.568.838 Tài sản dài hạn (1000đ) 79.087.201 85.117.045 92.711.498 Phần tài sản ngắn hạn được tài

trợ bởi nguồn vốn dài hạn (%)

-4.646.825 10.897.493 32.857.340

Tỷ lệ tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn (%)

11,35 26,17

Từ bảng trên chúng ta thấy rằng. Năm 2006 Công ty sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho vốn cố định. Tuy nhiên sang năm 2007, và năm 2008 Công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho vốn lưu động và tỉ lệ vốn lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn ngày càng tăng lên. Đây là một phương thức tài trợ đảm bảo khả năng thanh toán và độ an toàn cao tuy nhiên chi phí sử dụng vốn lại lớn và kém linh hoạt trong việc sử dụng vốn. Mặt hạn chế của mô hình này được thể hiện rõ trong năm 2008: Doanh thu năm 2008 giảm xuống cực mạnh làm cho nhu cầu về vốn lưu động cũng giảm xuống, một phần vốn lưu động này lại được tài trợ bởi nguồn dài

hạn do vậy Công ty vẫn phải duy trì một lượng vốn lưu động nhiều hơn so với thực tế hay nói cách khác là Công ty đã lãng phí vốn lưu động và chi phí sử dụng vốn lại càng cao. Như vậy, thiết nghĩ trong thời gian tới Công ty cần có những điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn sao phù hợp hơn để làm tăng tính linh hoạt trong việc sử dụng đồng vốn

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)