Tình hình tổ chức và sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 41 - 48)

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong VKD của công ty, có ý nghĩa quyết định đến năng lực sản xuất của công ty. Vốn cố định tính đến thời điểm 31/12/2008 là 91.146.889 nđ chiếm 27 % vốn kinh doanh. Trong đó vốn đầu tư vào tài sản cố định là 48.582.412 nđ, tương ứng với tỉ trọng trong vốn cố định là 44.84%, đầu tư tài chính dài hạn là 40.527.300 nđ, chiếm 44.46 % vốn cố định

Cơ cấu và sự biến động của tài sản cố định (được thể hiện ở bảng 2)

- Tài sản cố định của Công ty là 48.582.412 nđ và giảm còn 42.274.904 nđ vào cuối năm. Như vậy, tài sản cố định đã giảm 6.307.508 nđ tương ứng với tỉ lệ giảm là 12,98%. Tài sản cố định bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Công ty không có khoản mục tài sản cố định thuê tài chính và bất động sản đầu tư. Tài sản cố định giảm trong kì là do tất cả các khoản mục trên đều giảm

Trong năm 2008, Công ty đã đầu tư đổi mới TSCĐ với tổng trị giá 2.168.965 nđ đều là do mua sắm mới, trong đó chủ yếu là đầu tư cho máy móc thiết bị 373.957 nđ và đầu tư cho phương tiện vận tải 1.568.928 nđ. Việc đầu tư này đều xuất phát từ nhu cầu thực tế của Công ty. Chúng ta thấy rằng đây là một cơ cấu đầu tư khá hợp lí với hoạt động của Công ty là chuyên cung cấp dịch vụ vận tải và thực hiện thi công các công trình . Mặc dù khoản đầu tư này là không nhiều song sẽ góp phần đảm bảo cung ứng kịp thời nguyên vật liệu để đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Xem xét về cơ cấu tài sản cố định hữu hình ta thấy rằng máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải là hai khoản mục chiếm tỉ trọng lớn nhất. Cụ thể: Máy móc thiết bị chiếm 28,83 % còn phương tiện vận tải chiếm đến 57,92% vào cuối năm 2008. Đây là một cơ cấu phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty bởi vì công ty chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực xây lắp , kinh doanh vận tải, vật tư vì vậy mà nhu vầu về các loại máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải (phục vụ cho lĩnh vực xây lắp, kinh doanh vận tải, sản xuất công nghiệp) là lớn để đáp ứng nhu cầu về điều chuyển máy móc, vật tư tới các đội thi công đảm bảo tiến độ thi công công trình

Trong năm 2008, Công ty cũng đã tiến hành thanh lí và nhượng bán một số các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị quản lí hư hỏng nặng để thu hồi vốn kinh doanh. Tổng giá trị thanh lí và nhượng bán lên tới 7.989.050 nđ. Do giá trị thanh lí và nhượng bán lớn hơn giá trị đầu tư thêm đã làm cho quy mô tài sản cố định hữu hình giảm xuống nhưng với tốc độ giảm không lớn.

- Tài sản cố định vô hình giảm từ 944.550 nđ đầu năm xuống còn 924.435 nđ vào cuối năm, tương ứng với tỉ lệ giảm 2,13%. Tài sản vô hình của Công ty chỉ bao gồm quyền sử dụng đất. Tài sản vô hình giảm là do trong kì Công ty trích khấu hao

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty giảm từ 10.100.173 nđ vào đầu năm xuống còn 10.050.910 nđ vào cuối năm, tương ứng với tỉ lệ giảm 0,49 % . Trong đó có hai công trình lớn đang thực hiện là: Dự án Cảng Hải Phòng và Dự án nhà ở, khu đô thị liền kề Hòa Bình. Dự án nhà ở, khu đô thị liền kề Hòa Bình đã thực hiện xong và đã đưa vào sử dụng. Giá trị dở dang của công trình này vào đầu năm là 6.191.868 nđ, tức là chiếm đến 61,31% giá trị chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Giá trị dở dang của dự án Cảng Hải Phòng là 3.734.381 nđ và tăng lên đến 9.978.218 nđ vào cuối năm. Giá trị Dự án Cảng Hải Phòng vào cuối năm chiếm đến 99,28 % giá trị chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Chúng ta thấy rằng trong năm 2008 Công ty đã có những nỗ lực trong việc hòan thành, nhanh chóng đưa vào sử dụng Dự án nhà ở, khu đô thị liền kề Hòa Bình, trong việc thúc đẩy tiến độ thi công Dự án Cảng Hải

Phòng. Mặc dù có những nỗ lực trong công tác thi công các công trình nhưng Công ty không đáp ứng kịp tiến độ thi công. Sở dĩ như vậy là do chủ đầu tư không đáp ứng được các điều kiện để thi công (thiếu vốn, một số hạng mục chưa có thiết kế), do ảnh hưởng của thời tiết mưa lũ làm ngập lụt và sạt lở làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển vật tư phục vụ thi công. Đồng thời do ảnh hưởng bất thường của giá cả vật tư trên thị trường, lãi suất vay ngân hàng tăng mạnh trong giai đoạn nửa cuối năm 2008, việc chậm điều chỉnh giá và hợp đồng với chủ đầu tư. Tất cả những lí do trên làm cho chi phí dở dang của Công ty còn lớn, làm ứ đọng vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Cơ cấu tài sản cố định không có sự thay đổi đáng kể.Cụ thể: Tỉ trọng tài sản cố định hữu hình giảm từ 77,27% xuống còn 74,04 %. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng tỉ trọng từ 20,79 % lên 23,78 %. Sở dĩ có sự thay đổi đó là do trong kì Công ty không mua sắm nhiều TSCĐ hữu hình trong khi đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang lại tăng lên

Tình hình khấu hao và giá trị còn lại của tài sản cố định

Để phản ánh đầy đủ hơn năng lực họat động của TSCĐ, chúng ta đi xem xét mức độ hao mòn và giá trị còn lại của các loại tài sản cố định hữu hình(được thể hiện ở bảng 4)

Nhìn chung GTCL của TSCĐ dùng trong SXKD đang ở mức bình quân là 50%. Đi tìm hiểu cụ thể từng loại tài sản:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: GTCL đến cuối năm 2008 là 3.225.298 (nghìn đồng), GTCL so với NG còn 46,94% ,giảm 5,15 % so với thời điểm đầu năm. Do đặc điểm riêng của loại TS này ít bị ảnh hưởng bởi khoa học kỹ thuật và không tham gia trực tiếp làm tăng khả năng sinh lời của đồng vốn nên trong danh mục đầu tư có thể chưa cần đầu tư cho loại tài sản này. Do vậy trong năm vừa qua công ty đã không xây mới, sửa chữa nhà cửa, trong khi đó vẫn phải tính khấu hao nên giá trị còn lại của loại tài sản này đã giảm 5,15% so với đầu năm.

- Máy móc thiết bị có giá trị còn lại đến cuối năm là 9.023.060 nđ, GTCL so với NG là 41,28% tức là giảm 9,48 % so với thời điểm đầu năm. Như vậy giá trị còn lại và tỉ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá của máy móc

thiết bị ở đầu năm và cuối năm là thấp, hơn thế nó lại có xu hướng giảm về cuối năm. Trong máy móc thiết bị có những tài sản đã gần khấu hao hết giá trị, lại có những tài sản có %GTCL là rất lớn. Trong thời gian tới Công ty cần thực hiện thanh lý, nhượng bán những máy móc thiết bị đã hết thời hạn khấu hao nhằm nâng cao năng lực sản xuất của Công ty

- Phương tiện vận tải là loại TSCĐ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng TSCĐ hữu hình và cũng là loại tài sản được thanh lí và mua mới nhiều nhất trong năm vừa qua. GTCL của loại tài sản này là 18.128.761 nđ, %GTCL là 51,63%. Qua nghiên cứu cho thấy rằng phương tiện vận tải vẫn đủ khả năng phục vụ hoạt động sản xuất

Phương pháp khấu hao: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, tỷ lệ khấu hao được tình theo tỉ lệ khấu hao quy định tại

Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC và thời gian để tính khấu hao là thời gian sử dụng ước tính của tài sản.

Chúng ta thấy rằng lĩnh vực hoạt động của Công ty là rộng trong đó có lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đây là lĩnh vực này có nhiều loại máy móc đang bị hao mòn vô hình lớn bởi sự phát triển của khoa học kĩ thuật (chẳng hạn như dây chuyền sản xuất Puzơlan), nếu sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng chung cho tất cả loại máy móc này thì sẽ không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của từng loại tài sản làm cho khả năng thu hồi vốn chậm

Bảng 4: Nguyên giá, trích khấu hao và giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình

Đơn vị tính: 1000đ

Loại TSCĐ

Đầu năm Cuối năm

NG GTCL NG GTCL

Số tiền % GTCL Số tiền % GTCL

- TSCĐ hữu hình 72 929 788 37 537 689 51,47 67 109 703 31 299 560 46,64

1. Nhà cửa, vật kiến trúc 6 937 017 3 613 523 52,09 6 937 017 3 225 298 46,49

2. Máy móc thiết bị 21 582 332 10 956 032 50,76 21 859 766 9 023 060 41,28

3. Phương tiện vận tải 41 207 615 21 776 351 52,85 35 110 274 18 128 761 51,63

4. Thiết bị, dụng cụ quản lý 1 860 505 582 298 31,30 1 860 327 576 379 30,98 5. TSCĐ khác 1 342 319 609 484 45,41 1 342 319 346 063 25,78 - TSCĐ vô hình 999710 944 550 94,48 999 710 924 435 92,47 Tổng cộng 73 929 498 38 482 239 52,05 68 109 413 32 223 995 47,31

Về cơ chế quản lí tài sản cố định: Công ty trực tiếp quản lí những tài sản có giá trị lớn, còn tài sản có giá trị nhỏ thì giao cho các đội thi công, sản xuất quản lí và sử dụng, những tài sản có đặc thù riêng phù hợp với hoạt động ở các bộ phận cũng được giao trực tiếp cho các bộ phận quản lí. Công ty cũng tách biệt công tác bảo quản (thuộc về phòng cơ khí-cơ giới) với công việc ghi chép các nghiệp vụ (phòng kế toán-tài chính). Công ty có một hệ thống bảo quản lí TSCĐ: kho bãi, hàng rào bảo vệ, phân định trách nhiệm bảo vệ TSCĐ quy định chặt chẽ việc đưa TSCĐ ra khỏi doanh nghiệp. Còn đối với các thiết bị quản lí Công ty thực hiện quản lí theo phòng ban, giao tài sản cố định cho từng phòng ban gắn trách nhiệm của mỗi cá nhân vào tài sản vì vậy mà hiệu quả sử dụng của tài sản tăng lên tránh tình trạng sử dụng lãng phí. Đồng thời cũng để quản lí về mặt giá trị thì hằng năm Công ty đều tiến hành tính toán đầy đủ chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm, xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển, đồng thời cũng tiến hành kiểm kê, theo dõi tình hình tăng giảm giá trị TSCĐ khi tiến hành sửa chữa, nâng cấp cải tiến và đánh giá lại TSCĐ. Nhờ cơ chế quản lí tài sản cố định này mà công ty đã huy động được tối ưu các tài sản vào sản xuất tránh được tình trạng hao mòn vô hình và lãng phí tài sản, Công ty không có tài sản chưa cần dùng, không cần dùng, những tài sản hoạt động kém hiệu quả đều được tu bổ và sửa chữa kịp thời đưa vào sản xuất.

Tuy nhiên do địa bàn hoạt động của Công ty là các tỉnh phía bắc vì vậy mà việc Công ty trực tiếp quản lí những tài sản lớn đã gây khó khăn và làm tăng chi phí vận chuyển tài sản để phục vụ cho công tác thi công đến các tỉnh và nhiều khi còn làm chậm tiến độ thi công đặc biệt là khi thời tiết xấu

(bão, lụt, lở đất…)

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng từ 40.527.300 nđ vào đầu năm lên đến 50.614.000 nđ vào cuối năm, tức là tăng 10.086.700 nđ tương ứng với tỉ lệ tăng là 24,89 %. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty bao gồm đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh và đầu tư dài hạn khác.

- Các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh giảm từ 16.930.000 nđ vào đầu năm và giảm còn 15.880.000 nđ vào cuối năm, tức là giảm 1.050.000 nđ tương ứng với tỉ lệ giảm là 6,20 %. Cụ thể: Các khoản đầu tư vào công ty liên kết đầu năm bao gồm đầu tư liên kết với Công ty CP Sông Đà 12- Cao Cường, tỉ lệ góp vốn là 20% và với Công ty CP Sông Đà 12- Nguyên Lộc, tỉ lệ góp vốn là 20,82 % để sản xuất cho hai loại nguyên liệu là Puzơlan và xỉ than, đầu tư góp vốn với Công ty Cp xây lắp và đầu tư Sông Đà với tỉ lệ góp vốn là 25,87%. Tuy nhiên trong năm 2008, để bổ sung vốn lưu động và để đầu tư vào các dự án mới, Công ty đã chuyển nhượng phần góp vốn vào Công ty CP xây lắp và đầu tư Sông Đà cho các Công ty khác trị giá gốc 3.850.000nđ. Đồng thời, Công ty cũng liên doanh với Công ty CP sản xuất thương mại BMM với giá trị 2.800.000 nđ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở cao cấp BMM. Đó là nguyên nhân làm giảm vốn đầu tư liên kết, liên doanh. Như vậy, việc giảm này cũng có thể coi là hợp lí

- Các khoản đầu tư tài chính khác tăng từ 23.597.300 nđ vào đầu năm lên đến 34.734.000 nđ vào cuối năm, tương ứng với tỉ lệ tăng là 47,19 %. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty chủ yếu là đầu tư vào các Công ty CP xây dựng. Điều này thể hiện mục đích đầu tư mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm của Công ty

Cơ cấu các khoản đầu tư tài chính dài hạn thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng các khoản đầu tư dài hạn khác, giảm tỉ trọng đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh. Cụ thể: tỉ trọng các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh giảm từ 41,77 % xuống còn 31,37%. Tỉ trọng các khoản đầu tư dài hạn khác tăng từ 58,23 % lên đến 68,63 % vào cuối năm

Nhận xét chung: Cơ cấu phân bổ vốn cố định của Công ty là khá hợp lí, tuy nhiên trong năm 2008 mức đầu tư vào tài sản cố định của Công ty là khá thấp, giá trị còn lai của TSCĐ chỉ còn chưa đầy một nửa so với nguyên giá ngay cả đối với máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là loại tài sản có ảnh hưởng trực tiếp đến họat động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cơ chế quản lí và phương pháp khấu hao của Công ty cũng khá hợp lí mặc dù có những hạn chế nhất định

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)