d. Ưu, nhược điểm của hình thức tiền lương theo thời gian
4.3.1. Các giải pháp hoàn thiện hình thức tiền lương theo sản phẩm
Để hoàn thiện hình thức tiền lương theo sản phẩm Công ty cần hoàn thiện các công tác sau:
- Hoàn thiện công tác định mức lao động.
- Hoàn thiện công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm.
- Xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc cho lao động được trả lương theo sản phẩm.
- Hoàn thiện cách tính lương theo sản phẩm.
4.3.1.1. Hoàn thiện công tác định mức lao động
Định mức lao động là nội dung quan trọng của tổ chức lao động, là căn cứ để xác định số lượng lao động cần thiết ở mỗi bộ phận cũng như toàn Công ty. Định mức lao động là cơ sở để thực hiện phân công lao động, xây dựng các kế hoạch lao động, đánh giá kết quả lao động. Đặc biệt, trong hình thức tiền lương theo sản phẩm định mức lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Công tác định mức trong Công ty có chính xác và khoa học hay không phụ thuộc chủ yếu vào cán bộ định mức và phương pháp định mức.
* Về cán bộ định mức
Định mức lao động trong Công ty có chính xác, hợp lý hay không phụ thuộc trực tiếp vào cán bộ xây dựng định mức. Muốn thực hiện tốt công tác định mức người cán bộ xây dựng định mức cần phải có kiến thức chuyên môn sâu về công tác định mức cũng như các phương pháp xây dựng định mức lao động.
Hiện nay, ở Công ty cổ phần Sapa - Geleximco, công tác định mức được thực hiện bởi phòng nghiệp vụ mà cụ thể là bộ phận lao động tiền lương (thuộc phòng Tổ chức – Hành chính) thực hiện. Tuy nhiên số cán bộ thực hiện công tác định mức này không phải chỉ chuyên môn vào công tác định mức lao động nên trong thời kỳ sản xuất kinh doanh bình thường họ chỉ tập trung vào công tác chính của họ. Thêm vào đó, bộ phận làm công tác định mức này chỉ có ba người, trong ba người chỉ có một người được đào tạo đúng chuyên ngành. Do đó, công ty cần hoàn thiện bộ phận làm công tác định mức, đào tạo thêm về nghiệp vụ định mức, bổ sung thêm cán bộ định mức bằng cách:
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ định mức thông qua các lớp ngắn hạn.
- Để cán bộ định mức bổ sung kiến thức chuyên môn, cần tạo điều kiện cho họ xuống các cơ sở sản xuất nắm bắt tình hình thực tế.
- Cán bộ định mức phải thường xuyên cập nhật các chính sách, chế độ có liên quan đến công tác định mức lao động.
* Về phương pháp xây dựng định mức
Định mức lao động có chính xác, hợp lý hay không phụ thuộc rất lớn vào phương pháp xây dựng định mức mà DN sử dụng. Ở Công ty cổ phần Sapa - Geleximco, việc xây dựng định mức lao động của Công ty về cơ bản đã tuân thủ theo đúng phương pháp luận, tuy nhiên mức độ chính xác và hợp lý chưa cao, phần lớn các định mức của Công ty thấp hơn so với định mức lao động của các công ty sản xuất bao bì khác.
Trong thời gian qua, để xây dựng định mức lao động Công ty đã sử dụng hai phương pháp chính là: phương pháp bấm giờ và phương pháp thống kê kinh nghiệm. Việc xây dựng định mức của Công ty vẫn còn mang tính chủ quan. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến định mức lao động của Công ty còn thấp.
Phương pháp thống kê kinh nghiệm là phương pháp xây dựng định mức lao động đơn giản, đỡ tốn kém nhưng có hạn chế là thiếu chính xác, dễ mang tính chủ quan và có thể chứa đựng cả nhân tố lạc hậu. Do đó, để xây dựng được định mức lao động chính xác và hợp lý, Công ty cần sử dụng kết hợp hai phương pháp bấm giờ thời gian tác nghiệp sản phẩm và chụp ảnh quay phim ngày làm việc thực tế. Sử dụng kết hợp hai
phương pháp này, Công ty sẽ xác định được chính xác các định mức lao động, hoàn thiện công tác tổ chức lao động, và đúc kết các kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý.
Thông qua phương pháp bấm giờ, cán bộ định mức sẽ xác định được thời gian tác nghiệp, phát hiện những nguyên nhân không hoàn thành định mức của người lao động.
Đặc biệt, phương pháp chụp ảnh quay phim sẽ giúp cán bộ định mức biết được tình hình sử dụng thời gian làm việc trong ngày của công nhân, từ đó phát hiện ra thời gian lãng phí, tìm ra được nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Khi định mức lao động đã được xây dựng theo hai phương pháp khoa học trên, và đưa vào áp dụng trong sản xuất thì cán bộ định mức phải theo dõi thường xuyên xem định mức có phù hợp với thực tế sản xuất hay không. Khi có sự thay đổi công nghệ, hay dây chuyền sản xuất cán bộ định mức cần chủ động xây dựng lại bản định mức lao động cho phù hợp.
4.3.1.2. Hoàn thiện công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm
Trong hình thức tiền lương theo sản phẩm, thu nhập của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đã sản xuất ra và đơn giá. Do đó, công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả lao động của công nhân sản xuất cả về số lượng và chất lượng. Ở Công ty cổ phần Sapa - Geleximco, công tác này được thực hiện bởi Tổ Giám định chất lượng thuộc Phòng Kỹ Thuật. Tổ Giám định chất lượng có nhiệm vụ kiểm tra khối lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành. Do công ty đã xây dựng và vận hành thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 nên việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phải tuyệt đối tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng này. Chính vì vậy, khâu kiểm tra chất lượng nghiệm thu sản phẩm ở Công ty được thực hiện khá tốt.
Tuy nhiên, Công ty cần phải kiểm tra định kỳ và tu bổ thường xuyên các thiết bị đo lường, đồng thời nâng cao trình độ, kinh nghiệm của cán bộ Tổ Giám định chất lượng để đảm bảo việc theo dõi và đo lường chất lượng sản phẩm được chính xác. Mặt khác, Công ty cũng cần phải tăng cường giáo dục, tư tưởng, ý thức trách nhiệm cho người lao động về đảm bảo chất lượng sản phẩm.
4.3.1.3. Xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc cho lao động được áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm
Trong hình thức tiền lương theo sản phẩm, việc xác định mức độ hoàn thành công việc của người lao động cả về số lượng và chất lượng là rất quan trọng. Nó là cơ sở để việc trả lương theo sản phẩm cho người lao động được công bằng, chính xác. Do đó, Công ty cần xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc có tác dụng hoàn thiện sự thực hiện công việc của người lao động, phát triển người lao động.
Để xây dựng và thực hiện thành công một chương trình đánh giá thực hiện công việc, Công ty cần làm tốt các công việc như: lựa chọn và thiết kế phương pháp, lựa chọn người đánh giá, xác định chu kì đánh giá, đào tạo người đánh giá và phỏng vấn đánh giá. Công ty có thể xây dựng các mẫu phiếu đánh giá thực hiện công việc theo phương pháp thang đo đồ hoạ với cơ cấu bảng điểm như sau:
Ví dụ: Mẫu bảng chấm điểm kết quả thực hiện công việc cho công nhân sản xuất Công ty cổ phần Đức Minh:
Bảng 4.2: Bảng chấm điểm kết quả thực hiện công việc cho công nhân sản xuất
STT Tiêu chuẩn chấm điểm Điểm
chuẩn Điểm tự chấm Điểm tổ chấm Tổ trưởng đơn vị chấm
I Chỉ tiêu: Thực hiện công việc 4
+ Vượt định mức (đảm bảo cả về số lượng và chất lượng)
- Không hoàn thành định mức (về số lượng) - Sản phẩm không đảm bảo chất lượng
4 -1 -3
II Chỉ tiêu: Thời gian làm việc 3
+Chấp hành thời gian làm việc - Đi làm muộn quá 10 phút - Nghỉ giữa giờ không lý do
2 -1đ/lần -1đ/lần III Chỉ tiêu: Tinh thần trách nhiệm 3
+ Tốt + Khá + Trung Bình 3 2 1 Tổng điểm 10
Vào cuối mỗi tháng, căn cứ vào bảng chấm điểm kết quả thực hiện công việc đã được xây dựng:
- Người lao động tự chấm điểm cho mình. - Các tổ chấm điểm cho từng người lao động.
- Cấp trên căn cứ kết quả theo dõi để xét lại điểm cho người lao động.
Thông qua bảng chấm điểm kết quả công việc như trên các tổ cũng như cấp trên có thể dễ dàng cho điểm và lượng hoá được tình hình thực hiện công việc của người lao động bằng điểm. Nhờ đó, cán bộ quản lý có thể so sánh về điểm số và căn cứ vào điểm số để ra các quyết định quản lý có liên quan đến các quyền lợi và đánh giá năng lực của các nhân viên.
4.3.1.4. Hoàn thiện cách tính lương theo sản phẩm
Theo công thức tính tiền lương sản phẩm như trên, tiền lương theo sản phẩm người lao động nhận được chủ yếu phụ thuộc vào đơn giá và số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành.
Tiền lương theo sản phẩm chưa tính đến các khoản khấu trừ hay được cộng thêm của người lao động được tính theo công thức:
LSP = ĐG x Q
Trong đó: LSP: Lương sản phẩm chưa tính các khoản khấu trừ hay cộng thêm ĐG: Đơn giá sản phẩm
Q: Số lượng sản phẩm hoàn thành
Theo công thức này, ta thấy LSP chỉ phụ thuộc vào đơn giá và sản lượng chứ chưa tính đến chất lượng và ý thức hoàn thành công việc. Do đó, để việc áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm được công bằng, hiệu quả Công ty nên sử dụng thêm bảng chấm điểm kết quả thực hiện công việc ở trên. Thông qua bảng này Công ty có thể đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của công nhân bằng cách tính hệ số như sau:
Từ 8 đến 10 điểm: Hoàn thành tốt công việc được giao: Hệ số K=1.2 Từ 5 đến 8 điểm : Hoàn thành công việc được giao: Hệ số K=1.0 < 5 điểm : Chưa hoàn thành công việc được giao: Hệ số K=0.8
Căn cứ vào hệ số hoàn thành công việc K, hàng tháng lương theo sản phẩm của công nhân sẽ được tính theo công thức sau: