Cách xác định của hình thức tiền lương theo sản phẩm tại Công ty cổ phần Đức Minh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các loại hình tiền lương tại Công ty cổ phần Đức Minh (Trang 36 - 40)

đảm bảo cho người lao động trong công ty có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch nhờ vào việc không bị tổn thất thời gian do phục vụ tổ chức và phục vụ kỹ thuật. Đồng thời việc tổ chức nhân sự cũng vô cùng cần thiết vì con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Người lao động trong công ty đã được quán triệt ý nghĩa, tác dụng của hình thức tiền lương theo sản phẩm nên rất đề cao tinh thần trách nhiệm, tích cực và quyết tâm, nhờ thế tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện hình thức tiền lương theo sản phẩm.

Ngoài ra kế hoạch sản xuất của công ty cũng tương đối rõ ràng, cụ thể, đồng thời luôn tổ chức cung cấp đầy đủ thường xuyên nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị và phương tiện phòng hộ lao động, nên quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn được diễn ra liên tục.

* Làm tốt công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm: Công ty cổ phần Đức Minh đã luôn thực hiện công tác kiểm tra, nghiệm thu để chắc chắn sản phẩm được sản xuất đúng chất lượng quy định, không chạy theo số lượng mà làm giảm chất lượng sản phẩm. Từ đây, tiền lương của người lao động trong công ty luôn được tính và trả đúng với kết quả thực tế đạt được.

* Giáo dục tốt ý thức, trách nhiệm cho người lao động: Trong những năm gần đây công ty đã giáo dục nghiêm túc cho người lao động về những điều này để họ vừa phấn đấu nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, sử dụng hiệu quả máy móc, trang thiết bị,…

c. Cách xác định của hình thức tiền lương theo sản phẩm tại Công ty cổ phần ĐứcMinh Minh

* Xác định đơn giá tiền lương sản phẩm:

Công ty cổ phần Đức Minh xác định đơn giá tiền lương sản phẩm căn cứ vào mức lương tối thiểu, hệ số lương và định mức lao động.

Đơn giá tiền lương theo sản phẩm được tính theo công thức: ĐG = LCBCV / Q

Trong đó: ĐG : Đơn giá tiền lương sản phẩm LCBCV : Lương cấp bậc công việc Q : Định mức sản lượng

Định mức sản lượng Q của Công ty được xác định theo phương pháp bấm giờ và phương pháp thống kê kinh nghiệm.

Lương cấp bậc công việc được xác định dựa trên hệ số cấp bậc công việc và mức lương tối thiểu. Hệ số cấp bậc công việc được Công ty quy định cho từng vị trí.

LCBCV = TLmin x HCB

Trong đó: TLmin: Mức lương tối thiểu HCB: Hệ số cấp bậc

Ví dụ1: Dựa vào phương pháp tính đơn giá tiền lương sản phẩm này, công ty tính đơn giá tiền lương cho Phân xưởng May như sau:

Hệ số lương cấp bậc của công nhân Phân xưởng May được Công ty quy định là 2,92.

LCBCV của 1 công nhân trong 1 ca là:

2,92x 650.000/26 = 73.000 đồng/ca.

Định mức sản lượng ở phân xưởng May là 1.700 sản phẩm/người/ca. Do đó đơn giá tiền lương sản phẩm ở Phân xưởng May được xác định: ĐG = LCBCV / Q = 73.000 / 1.700 = 43 đồng/ sản phẩm

* Xác định tiền lương trả theo sản phẩm tại Công ty cổ phần Đức Minh:

Tiền lương người lao động sẽ căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm thực tế làm được và đơn giá tiền lương sản phẩm. Ngoài ra, tiền lương thanh toán cho người lao động còn có tiền lương cho những ngày làm thêm, tiền lương trả theo chế độ, các khoản phụ cấp, trách nhiệm, các khoản khấu trừ vào lương (như BHXH, BHYT, tiền tạm ứng).

Ta có công thức tính tiền lương theo sản phẩm của Công ty như sau:

TLi = ĐG x Qi + LF+L + PC – (BHXH + BHYT + TƯ)

Trong đó:

TLi : Tiền lương của người lao động i ĐG : Đơn giá tiền lương sản phẩm

Qi : Số lượng sản phẩm người lao động i hoàn thành LF+G: Lương ngày nghỉ phép và lễ

PC : Các khoản phụ cấp (độc hại, trách nhiệm,…) BHXH, BHYT, TƯ: Các khoản khấu trừ vào lương

Bảng 3.5: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 3-2010 CỦA TỔ 1 – PHÂN XƯỞNG MAY - CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỨC MINH Họ và tên Qi (đv: sản phẩm) ĐG x Qi (đv: đồng) F+L (đv: ngày) LF+L (đv: đồng) PC (đv: đồng) (đv: đồng) BH (đv: đồng) Còn lĩnh (đv: đồng) Nguyễn Thị Hà 49.780 2.140.540 150.000 600.000 113.880 1.576.660 Mai Thị Châu 47.300 2.033.900 600.000 113.880 1.320.020 Trần Kim Anh 52.050 2.238.150 2 146.000 100.000 800.000 113.880 1.570.270 Lê Thị Đào 42.523 1.828.489 3 219.000 700.000 113.880 1.233.609 Đỗ Kim Liên 55.367 2.380.781 113.880 2.266.901 Mai Thị Quế 47.620 2.047.660 500.000 113.880 1.433.780 Tổng hợp 294.640 12.669.520 5 365.000 250.000 3.200.000 683.280 9.401.240 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Ví dụ: Tính tiền lương cho công nhân Trần Kim Anh Số sản phẩm hoàn thành trong tháng 3 là 52.050 sản phẩm Tiền lương theo sản phẩm: 52.050 x 43 = 2.238.150 đồng Lương nghỉ 2 ngày: 2 x 2,92 x 650.000 :26 = 146.000 đồng Trách nhiệm: 100.000 đồng

Các khoản khấu trừ gồm BHXH là 5% bậc lương, BHYT là 1% bậc lương. Tạm ứng: 800.000 đồng

BHXH: 5% x 2,92 x 650.000 = 94.900 đồng BHYT: 1% x 2,92 x 650.000 = 18.980 đồng Tổng 2 loại BH: 113.880 đồng

Tổng lương tháng 3/2010 của công nhân Trần Kim Anh thuộc Tổ 1 – Phân xưởng May: 2.238.150 + 146.000 + 100.000 – (800.000 + 113.880) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

= 1.570.270 (đồng)

Những người khác trong tổ tính tương tự theo cách này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các loại hình tiền lương tại Công ty cổ phần Đức Minh (Trang 36 - 40)