2.2.1 Định nghĩa:
Giám sát tài chính là hoạt động giám sát đối với các định chế tài chính, thị trường tài chính, công cụ tài chính và hạ tầng cơ sở tài chính được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước. Hoạt động này được thực hiện nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định quản lý hiện hành
đối với khu vực tài chính, với mục đích cuối cùng là để duy trì tính ổn định của thị trường tài chính.
Page | 33
Chính phủ hoặc các cơ quan quản lý sẽ thường xuyên kiểm tra các tổ chức tài chính thông qua các báo cáo từ các tổ chức tài chính hoặc thông qua các cuộc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Việc kiểm tra giám sát thường được dựa trên sáu lĩnh vực đánh giá: an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý, thu nhập, tính thanh khoản và sự nhạy cảm với rủi ro thị trường. Với
những thông tin thu thập được, các cơ quan quản lý có thể thực thi các quy định bằng cách ra
những hành động như cho ngừng hoặc chấm dứt hoạt động của các tổ chức tài chính nếu như các
tổ chức tài chính không đảm bảo được các tiêu chuẩn tối thiểu đã được quy định.
2.2.2 Mục đích của việc giám sát tài chính:
-Nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của khu vực tài chính: Mục đích của giám sát tài chính nhằm đảm bảo các định chế tài chính tuân thủ các chuẩn mực an toàn do các chủ
thể giámsát đặt ra. Bằng cách đó hệ thống định chế tài chính (khu vực tài chính) có đủ
sức chống đỡ các cú sốc bên ngoài cũng như các tác động tiêu cực từ các thị trường khác trong và ngoài nước. Điều này cũng có nghĩa là đảm bảo cho các định chế tài chính đủ
sức tham gia thị trường và cạnh tranh một cách bình đẳng, đồng thời loại bỏ các định chế không đủ điều kiện tham gia và cạnh tranh cung ứng dịch vụ tài chính trên thị trường.
-Nhằm đảm bảo sự hiệu quả vận hành của thị trường tài chính: Một trong những yêu cầu
của giám sát tài chính là đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa những chủ thể cung cấp
sản phẩm, dịch vụ tài chính trên thị trường, giám sát yêu cầu minh bạch thông tin và tạo cơ chế khai thác và công bố thông tin, giám sát tiêu chí gia nhập thị trường, hạn chế tình trạng độc quyền và sự chi phối của các chủ thể điều tiết có nguy cơ làm suy giảm mức độ
cạnh tranh của khu vực tài chính. Cạnh tranh sẽ làm tăng hiệu quả của thị trường tài chính thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận và định giá các dịch vụ tài chính, hạn
chế các hoạt động làm tổn thương đến thị trường tài chính, phân bổ hợp lý nguồn lực đối
với các tổ chức trên thị trường.
-Nhằm bảo vệ nhà đầu tư: Các quy định quản lý đối với khu vực tài chính được thiếp lập
thông qua các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các định chế tài chính cũng như các quy định về đạo đức kinh doanh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trên thị trường tài chính (người gửi tiền, các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán, những người tham gia/ mua bảo hiểm). Bảo vệ người tiêu dùng là
Page | 34 điều chỉnh những sự không hoàn hảo của thị trường (tình trạng thông tin bất cân xứng, năng lực tư vấn khách hàng yếu kém, xử lý tranh chấp không công bằng,..) gây ra và do
đó cho phép người tiêu dùng có thể tiếp cận với các dịch vụ, sản phẩm tài chính với mức
giá tương xứng với chất lượng dịch vụ, sản phẩm và được xử lý tranh chấp, khiếu kiện
một cách công bằng.
2.2.3 Đôí tượng của hoạt động giám sát tài chính bao gồm:
-Các định chế tài chính: là các trung gian tài chính thực hiện việc kết nối các nhu cầu
giao dịch các công cụ tài chính trên thị trường. Vai trò trung gian này được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau; nó có thể là vai trò trung gian đầu tư (vừa đi vay - bán công cụ nợ, vừa cho vay - mua công cụ nợ), thuộc về nhóm này là các ngân hàng, công ty bảo hiểm; có thể là tổ chức môi giới cung cầu và hưởng hoa hồng, thuộc nhóm này là các công ty chứng khoán, có thể là quỹ đầu tư - với chức năng tập trung vốn của các nhà đầu tư cá thể và tổ chức và chuyên nghiệp hóa hoạt động đầu tư này.
-Thị trường tài chính:là nơi thực hiện việc phát hành và mua bán các công cụ tài chính bằng cách đó mà vốn được di chuyển từ những nơi dư thừa (theo những thời hạn khác nhau) sang nơi có nhu cầu sử dụng vốn. Bằng cơ chế giá và quan hệ cung cầu, thị trường
tài chính còn cho phép vốn được di chuyển đến những nơi được sử dụng hiệu quả nhất.
Thị trường tài chính được phân thành 2 thị trường: thị trường tiền tệ (vốn ngắn hạn: thị trường liên ngân hàng, thị trường hối đoái,…) và thị trường vốn (vốn trung và dài hạn: thị trường chứng khoán, thị trường tín dụn trung và dài hạn,…).
-Hạ tầng cơ sở tài chính: là hệ thống pháp luật tài chính (bao gồm cả cơ chế phá sản,
quyền chủ nợ,…), mạng lưới an toàn tài chính, cơ sở hạ tầng thanh khoản hệ thống; các
hệ thống thanh toán bù trừ và hỗ trợ giao dịch; tính minh bạch và quản trị, cơ sở hạ tầng
thông tin,…
2.2.4 Nội dung của giám sát tài chính:
-Giám sát sự an toàn, lành mạnh tài chính của các định chế tài chính, đặc biệt là của các
ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm nhân thọ vì nếu xảy ra việc phá sản của các định chế này sẽ gây ra hiệu ứng lan truyền và tạo ra sự bất ổn cho khu vực tài chính.
Page | 35
-Giám sát các hành vi giao dịch của các định chế tài chính trên thị trường tài chính (đặc
biệt là hành vi giao dịch của các công ty môi giới chứng khoán, các quỹ đầu tư,…trên thị trường chứng khoán) nhằm đảm bảo môi trường giao dịch tài chính lành mạnh, minh
bạch, bình đẳng đối với tất cả người tiêu dùng tham gia trên thị trường tài chính.
-Giám sát diễn biến của thị trường tài chính (lãi suất, tỷ giá, giá cả các công cụ tài chính, khối lượng giao dịch, tính thanh khoản,…)nhằm đảm bảo phát hiện, giảm thiểu
những bất cập, rủi ro của thị trường, góp phần thúc đẩy sự vận hành hiệu quả của thị trườngtài chính đối với việc phân bổ hợp lý các nguồn vốn cho nền kinh tế.
-Giám sát hạ tầng cơ sở tài chính (hệ thống pháp lý về hoạt động tài chính, về hoạt động
giám sát tài chính, hệ thống hỗ trợ thanh khoản, hệ thống bảo hiểm tiền gửi,…) nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho sự vận hành hiệu quả của thị trường tài chính đối với
sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
2.2.5 Những nguyên tắc cơ bản về giám sát :
Các nguyên tắc về giám sát tài chính được đề ra bởi các tổ chức quốc tế quan tâm tới
giám sát tài chình như các khuyến nghị của Ủy ban Basel của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
(BIS) về giám sát ngân hàng, Ủy ban Chứng khoán quốc tế (IOSCO), Hiệp hội Cơ quan giám sát
Bảo hiểm quốc tế (IAIS) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Những văn bản quan trọng là :
1. “Những nguyên tắc cơ bản nhằm giám sát ngân hàng hiệu quả” do BIS phát hành năm
1997
2. “Mục tiêu và nguyên tắc giám sát chứng khoán” do IOSCO phát hành năm 1998
3. “Nguyên tắc giám sát bảo hiểm” do IAIS phát hành năm 1997
4. “Nguyên tắc tính minh bạch trong chính sách tiền tệ” do IMF phát hành
2.2.5.1 Những nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng của BIS:
Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) :
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements; viết tắt: BIS) là một
tổ chức quốc tế của các NHTW, thậm chí có thể nói nó là NHTW của các NHTW trên thế giới.
BIS có vai trò thúc đẩy sự hợp tác giữa các NHTW và các cơ quan khác để ổn định tiền tệ và tài chính. Hoạt động của BIS được thực hiện bởi các tiểu ban, ban thư ký của nó và bởi hội nghị
Page | 36
nhưng chỉ cho NHTW, hoặc các tổ chức quốc tế tương tự nó. BIS được thành lập năm 1930 theo Hiệp ước Hague và có trụ sở chính tại Basel, Thụy Sỹ.
Nguyên tắc của BIS về giám sát ngân hàng hiệu quả :
Theo BIS, nguyên tắc cơ bản đầu tiên mà các cơ quan giám sát phải tuân thủ trong giám
sát ngân hàng là có mục tiêu và trách nhiệm rõ ràng, độc lập trong hoạt động chức năng và có đủ
các nguồn lực cần thiết . Một khung pháp lý phù hợp cũng được xem như là điều kiện tiên quyết
nhằm giám sát ngân hàng hiệu quả . Thông thường khung pháp lý này, cơ quan giám sát có
quyền lực phù hợp để thực thi nhiệm vụ chức năng của mình và tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật.
Cơ quan giám sát có quyền hạn giải quyết mọi vấn đề nảy sinh nhằm bảo đảm an toàn và lành mạnh cho hệ thống ngân hàng, kiểm soát hoạt động ngân hàng thông qua kiểm soát việc cấp
phép tham gia hoạt động ngân hàng, có khả năng hạn chế hoạt động mua lại ngân hàng và kiểm
soát sự chuyển giao quyền sở hữu ngân hàng .
Đối với các ngân hàng cung cấp dịch vụ quốc tế, nguyên tắc BIS nêu rõ, cơ quan giám sát
nên thực hiện hoạt động giám sát tổng thể chặt chẽ trên phạm vi toàn cầu, kiểm soát và áp dụng
đầy đủ các tiêu chuẩn thận trọng đối với mọi mặt của hoạt động kinh doanh của ngân hàng quốc
tế trên toàn cầu, chủ yếu là tại chi nhánh nước ngoài.
Sự nhấn mạng vào hoạt động giám sát tổng thể chặt chẽ trên phạm vi toàn cầu này đã phản ảnh
những quan ngại của BIS về sự bất ổn của hệ thống ngân hàng. Nhằm đạt được sự giám sát tổng
thể chặt chẽ đòi hỏi sự phối hợp các cơ quan giám sát khác nhau.
2.2.5.2 Nguyên tắc về giám sát tài chính của IOSCO:
Giới thiệu sơ lược về Ủy ban chứng khoán quốc tế (IOSCO):
Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) được thành lập từ năm 1983 tại
Ecuador với 11 thành viên ban đầu, nay có 190 thành viên, bao gồm: những nhà điều tiết, quản
lý thị trường tài chính từ hơn 100 quốc gia và cả các Sở giao dịch chứng khoán, các tổ chức tự
giám quản cho thị trường. Mục tiêu chính của IOSCO là nhằm thiết lập và thúc đẩy các tiêu chuẩn cấp cao với quan điểm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của TTCK, bảo vệ các nhà
Page | 37
Nguyên tắc của IOSCO về giám sát chứng khoán:
Nguyên tắc của IOSCO cũng khuyến nghị rằng cơ quan giám sát phải có trách nhiệm rõ
rang , độc lập trong hoạt động , đủ quyền hạn và nguồn lực . Do thị trường chứng khoán áp dụng
công nghệ kỹ thuật cao nên nguyên tắc của IOSCO nhấn mạng vào việc nên thành lập tổ chức tự
giám sát một cách hợp lý . Hơn nữa , nhà phát hành chứng khoán nên duy trì những tiêu chuẩn
phù hợp về tính công khai , minh bạch và khung pháp lý nên được thiết lập đối với những kế
hoạch đầu tư phù hợp . Trong khi nguyên tắc BIS chủ yếu tập trung vài duy trì sự ổn định của hệ
thống tài chính thì nguyên tắc của IOSCO đòi hỏi hoạt động giám sát thận trọng phải được thực
hiện công khai hơn .
2.2.5.3 Nguyên tắc của IAIS:
Giới thiệu sơ lược về Cơ quan giám sát bảo hiểm quốc tế (IAIS):
IAIS là tên viết tắt từ tiếng Anh: International Association of Insurance Supervisors (tạm
dịch: Hiệp hội Quốc tế các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm). Thành lập từ năm 1994, Hiệp hội có trụ sở chính tại Basel, Thụy Sĩ. Với một lực lượng thành viên đông đảo (190 cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm của gần 140 quốc gia, chiếm khoảng
97% thị phần phí bảo hiểm toàn cầu), hoạt động của IAIS có ảnh hưởng sâu rộng tới thị trường
bảo hiểm trên toàn thế giới. IAIS còn có trên 120 quan sát viên là các hiệp hội bảo hiểm, hiệp hội
nghề nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, các tổ chức tài chính quốc tế.
Mục tiêu và tôn chỉ hoạt động: phối hợp đóng góp vào quá trình hoàn thiện cơ chế quản
lý giám sát thị trường bảo hiểm ở cấp độ quốc gia và quốc tế nhằm duy trì sự ổn định, hiệu quả,
công bằng và an toàn của các thị trường bảo hiểm. IAIS tập trung thúc đẩy sự phát triển của các
thị trường bảo hiểm có uy tín, đóng góp vào sự ổn định của nền tài chính toàn cầu.
Chức năng nhiệm vụ: IAIS ban hành nguyên tắc, chuẩn mực bảo hiểm và văn bản hướng
dẫn, cung cấp các khóa đào tạo và hỗ trợ về giám sát bảo hiểm, tổ chức hội thảo. Các nguyên tắc,
chuẩn mực của Hiệp hội là định hướng chung và là căn cứ cho việc ban hành quy định pháp luật
về bảo hiểm thống nhất giữa các thành viên, áp dụng đối với cơ quan quản lý bảo hiểm các nước,
các doanh nghiệp bảo hiểm và hiệp hội bảo hiểm.
Cơ cấu tổ chức: Đứng đầu IAIS là Ban điều hành bao gồm các thành viên từ nhiều khu
vực khác nhau. Dưới Ban điều hành là ủy ban kỹ thuật, ủy ban thực thi và ủy ban ngân sách. Mỗi ủy ban lại có các tiểu ban và các nhóm.
Page | 38
Phương thức hoạt động: Hiệp hội tổ chức hội nghị thường niên; các ủy ban, các nhóm thường xuyên tổ chức các cuộc họp, hội thảo cũng như có các báo cáo mang tính khuyến nghị hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản lý, giám sát bảo hiểm.
Các nguyên tắc cơ bản: AIS đưa ra 28 nguyên tắc cơ bản về quản lý giám sát thận trọng
thuộc các nhóm về các điều kiện tiên quyết để bảo đảm công tác quản lý giám sát bảo hiểm có
hiệu quả; nhóm các nguyên tắc áp dụng cho các đối tượng chịu giám sát; nhóm các nguyên tắc
về giám sát thường xuyên; nhóm các nguyên tắc về yêu cầu thận trọng; nhóm các nguyên tắc liên
quan đến khách hàng và thị trường; nguyên tắc về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Nguyên tắc của IAIS về giám sát bảo hiểm:
Nguyên tắc của IAIS tập trung vào việc bảo vệ nhà đầu tư, thậm chí còn hơn cả các
nguyên tắc của IOSCO. Nguyên tắc thứ nhất của IAIS là “ Tổ chức giám sát bảo hiểm chủ yếu
là bảo vệ người nắm giữ hợp đồng bảo hiểm bằng việc bảo đảm rằng các công ty bảo hiểm tuân
thủ các nguyên tắc và quy định trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm”
Nguyên tắc của IAIS đã trực tiếp qui định những hoạt động và quyền hạn cho tổ chức
giám sát bảo hiểm. Đặc biệt , những nguyên tắc này nhấn mạn rằng tổ chức giám sát bảo hiểm
nên thường xuyên đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ , thiết lập những tiêu chuẩn thận trọng
phù hợp để hạn chế rủi roc ho các công ty bảo hiểm , thiết lập chuẩn mực tài sản nợ và tài sản có ,đưa ra các yêu cầu về an toàn vốn hợp lý và kiểm soát nhà cung cấp hợp đồng bảo hiểm
thông qua hoạt động kiểm tra tại chỗ và phân tích thông tin được cung cấp và các báo cáo từ các
tổ chức kiểm toán độc lập
2.2.5.4 Nguyên tắc của IMF:
Giới thiệu sơ lược về Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF):
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt IMF) là 1 tổ chức quốc tế giám
sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng việc theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế,