3 Một số giải pháp để phát triển các cơ chế điều tiết và giám sát nhằm ổn định, hạn chế
3.1.2 Một số dấu hiệu của khủng hoảng tài chính
Các ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền
Khủng hoảng tài chính trong đó các ngân hàng là trụ cột là trung tâm của nền kinh tế, một
khi mất khả năng thanh khoản, không có đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi,
sẽ dẫn đến sự phá sản của các ngân hàng. Nếu ngân hàng trung ương, chính phủ không thể cứu
trợ cho các ngân hàng thì các ngân hàng sẽ buộc phải tuyên bố đóng cửa hoặc phải sáp nhập vào tổ chức lớn hơn.
Các khách hàng vay vốn gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng
Thực chất, dấu hiệu này là nguyên nhân dẫn đến các ngân hàng thương mại mất khả năng
thanh khoản. Các khoản cho vay chính là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng nhưng do
một nhân tố nào đó đã khiến cho người vay không thể trả nợ cho ngân hàng kể cả khách hàng loại A. Ngân hàng bị mất vốn, tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi tăng làm cho ngân hàng rơi vào tình cảnh thiếu vốn để chi trả cho người gửi.
Page | 58
Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Như đã nói ở phần khái niệm, ngày nay các ngân hàng có nguồn vốn huy động lớn từ nhà
đầu tư nước ngoài do xu thế hội nhập toàn cầu nên có một khối lượng rất lớn ngoại tệ được
chảy vào khi nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng. Khi tăng trưởng không còn bền vững, khả năng sinh lợi giảm, không còn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài sẽ khiến họ rút vốn khỏi thị
trường đồng loạt, làm cho lượng ngoại tệ trong nước giảm nhanh chóng, đồng nội tệ có nguy cơ mất giá nhanh nếu chính phủ không có đủ ngoại tệ dự trữ để bù đắp cho lượng vốn rút ra,
và buộc phải để cho tỷ giá tăng nhanh goi là “tỷ giá thả nổi”. Lúc đó những người trước kia đã vay những món ngoại tệ lớn nay phải trả bằng ngoại tệ, họ phải bỏ ra rất nhiều nội tệ để mua
ngoại tệ trả cho chủ nợ, khiến họ bị phá sản như các công ty nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ
nước ngoài.