-Các định chế tài chính: là các trung gian tài chính thực hiện việc kết nối các nhu cầu
giao dịch các công cụ tài chính trên thị trường. Vai trò trung gian này được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau; nó có thể là vai trò trung gian đầu tư (vừa đi vay - bán công cụ nợ, vừa cho vay - mua công cụ nợ), thuộc về nhóm này là các ngân hàng, công ty bảo hiểm; có thể là tổ chức môi giới cung cầu và hưởng hoa hồng, thuộc nhóm này là các công ty chứng khoán, có thể là quỹ đầu tư - với chức năng tập trung vốn của các nhà đầu tư cá thể và tổ chức và chuyên nghiệp hóa hoạt động đầu tư này.
-Thị trường tài chính:là nơi thực hiện việc phát hành và mua bán các công cụ tài chính bằng cách đó mà vốn được di chuyển từ những nơi dư thừa (theo những thời hạn khác nhau) sang nơi có nhu cầu sử dụng vốn. Bằng cơ chế giá và quan hệ cung cầu, thị trường
tài chính còn cho phép vốn được di chuyển đến những nơi được sử dụng hiệu quả nhất.
Thị trường tài chính được phân thành 2 thị trường: thị trường tiền tệ (vốn ngắn hạn: thị trường liên ngân hàng, thị trường hối đoái,…) và thị trường vốn (vốn trung và dài hạn: thị trường chứng khoán, thị trường tín dụn trung và dài hạn,…).
-Hạ tầng cơ sở tài chính: là hệ thống pháp luật tài chính (bao gồm cả cơ chế phá sản,
quyền chủ nợ,…), mạng lưới an toàn tài chính, cơ sở hạ tầng thanh khoản hệ thống; các
hệ thống thanh toán bù trừ và hỗ trợ giao dịch; tính minh bạch và quản trị, cơ sở hạ tầng
thông tin,…