Khái niệm

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHUYÊN ĐỀ 3 ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 56 - 57)

3 Một số giải pháp để phát triển các cơ chế điều tiết và giám sát nhằm ổn định, hạn chế

3.1.1 Khái niệm

Khủng hoảng tài chính là hiện tượng một bộ phận lớn các ngân hàng của một quốc gia đột

ngột mất khả năng thanh toán và khả năng trả nợ.

Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá so với nguồn cung, nhu cầu tiền mặt

của người dân, các nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính khiến cho hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có thể sụp đổ.

Trong nền kinh tế thế giới hiện đại, sự lây lan của khủng hoảng tài chính thường đi kèm với

tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài.

Theo khái niệm trên, khủng hoảng tài chính là mối lo ngại rất lớn đối với bất kì nền kinh tế

nào vì nó thể hiện sự bất lực của các trung gian tài chính, thị trường tài chính đóng băng, mất khả năng thanh khoản, giá cổ phiếu ngân hàng và các tổ chức tín dụng tụt giảm, uy tín của các tổ

chức này giảm sút nhanh, ngân hàng mất khả năng thanh khoản do nguồn vốn của họ đã ứ đọng ở các món cho vay mất khả năng thanh toán. Họ không có tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt

của người gửi là cá nhân, tổ chức và cả các nhà đầu tư nước ngoài.

Khả năng trả nợ của ngân hàng là tổng tài sản lớn hơn tổng nguồn vốn đối với người gởi

tiền. Khi ngân hàng mất khả năng trả nợ thì tổng tài sản nhỏ hơn tổng nguồn vốn đối với người

gởi tiền. Trường hợp này xảy ra khi ngân hàng có khoản nợ khê đọng, các khoản đầu tư bị thua

lỗ, sự chênh lệch bất hợp lý giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, sự biến động tỷ giá,…

Với sự hội nhập kinh tế thế giới đang là xu hướng chung hiện nay, các ngân hàng có nguồn huy động rất lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường tài chính không còn bó hẹp trong việc luân chuyển vốn ở một nước mà đã lan rộng sang các nước có nền kinh tế sôi động như Mĩ, Anh,

Nhật… nên ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thường có tính lan truyền rất cao giữa các nước có quan hệ tài chính phụ thuộc nhau. Hậu quả là khi thị trường tài chính và các trung gian tài chính ở một nước không còn khả năng thanh khoản hay phá sản sẽ kéo theo một loạt các thị trường tài chính trên thế giới rơi vào tình trạng giống như nước bạn và cuộc khủng hoảng tài

Page | 57

chính cứ như thế phá huỷ thị trường tài chính của một nước và tiến tới làm sụp đổ cả hệ thống tài chính của thế giới nếu tính chất liên quan giữa chúng là rất lớn.

Nói là “khủng hoảng” bởi nó bắt nguồn từ sự hoảng loạn ở một nơi nào đó trong thị trường

tài chính mà có thể đủ mạnh để làm cho niềm tin của nhà đầu tư bị lung lay rồi dẫn đến ồ ạt rút

khỏi thị trường vì lo sợ bị thiệt hại. Cũng vì sự nhạy cảm của các thành viên tham gia thị trường,

khi thì quá kì vọng khiến nó trở thành tăng trưởng như quả bong bóng, khi thì hoảng hốt rút lui

làm cho thị trường đổ vỡ rất nhanh và bất ngờ như khi bong bóng vỡ, khiến nền kinh tế bị tổn

thất nghiêm trọng và đi vào suy thoái kéo dài. Suy thoái kinh tế là kết quả cuối cùng mà khủng

hoảng tài chính gây ra cho một nước, phá tan những thành quả của thời kí tăng trưởng nhanh, đưa nền kinh tế vào thời kì ảm đạm, sản xuất bị co hẹp do doanh nghiệp không tiếp cận được vốn

ngân hàng. Và lúc này ngân hàng trung ương, chính phủ của mỗi nước sẽ phải can thiệp nhằm

khôi phục thị trường bằng các chính sách phù hợp. Tuỳ vào nội lực của mỗi nước và sự chính

xác kịp thời, khôn ngoan của chính phủ mà nền kinh tế sẽ dần đi vào quỹ đạo bình thường.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHUYÊN ĐỀ 3 ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)