Chứng khoán:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHUYÊN ĐỀ 3 ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 30 - 32)

2.1.2.1 Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS):

- Mục đích :

Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp

và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác

lập báo cáo tài chính (BCTC). Việc áp dụng IFRS nhằm cải thiện chất lượng thông tin kế toán và

do HĐ chuẩn mực kế toán quốc tế thuận tiện cho các nghiệp vụ tài chính trên thế giới. IFRS do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Hội đồng giải thích lập Báo cáo

tài chính quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ thống lập báo cáo tài chính. Phương thức lập BCTC được mô tả là tập trung vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư và tập trung vào luồng thông tin đến thị trường vốn. Cơ quan nhà nước vẫn sử dụng BCTC như là hoạt động kinh tế, tuy nhiên BCTC này được lập cho mục đích của nhà đầu tư.

IFRS được áp dụng sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể, BCTC

cung cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời và do đó nhà đầu tư có nhiều thông tin về thị trường vốn giảm được rủi ro trong việc đưa ra quyết định kinh tế. BCTC được định dạng theo

biểu mẫu thống nhất và loại trừ sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán, các thông tin trên BCTC có

Page | 31

giảm sự khác biệt khác biệt quốc tế trong chuẩn mực kế toán. Ngoài ra, chất lượng thông tin cao

hơn, tính minh bạch rõ ràng sẽ làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư.

- Nội dung :

Đặc điểm cơ bản của IFRS thông qua các chuẩn mực đó là nguyên tắc giá trị hợp lý được đề

cập nhiều hơn. Đáng chú ý đó là việc áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực IAS 16, 36, 38, 39, 40, IFRS 2, IFRS 3.

Theo kế hoạch của IASB, trong thời gian tới IASB sẽ tập trung vào những vấn đề liên quan đến

IFRS. Vấn đề lập báo cáo (hiện được đổi tên là trình bày BCTC) là công việc ưu tiên phải làm.

Đầu tiên là giải quyết những gì những gì được trình bày trên BCTC, dẫn đến việc sửa đổi dự án

ghi nhận doanh thu thông qua việc phân tích tài sản, nợ phải trả thay vì phương pháp hiện nay

tập trung vào các nghiệp vụ đã hoàn thành và doanh thu đã thu được tiền. Phương pháp này có ảnh hưởng lớn về thời gian ghi nhận lợi nhuận, do đó dẫn đến việc ghi nhận doanh thu theo các giai đoạn thông qua chu trình nghiệp vụ. IASB cũng tiếp tục xem xét lại chuẩn mực hợp nhất

kinh doanh, cũng như nỗ lực hợp nhất giữa IFRS và GAAP của Mỹ…

- Ưu điểm :

Có thể nói rằng việc áp dụng IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi

nhận, đo lường và trình bày các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC. IFRS được chấp nhận như

chuẩn mực chuẩn mực lập BCTC cho các công ty tìm kiếm sự thừa nhận trên thị trường chứng

khoán thế giới. Việc áp dụng IFRS sẽ tăng khả năng so sánh của các thông tin tài chính và tăng

chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư, giảm sự bất định trong đầu tư, giảm rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả của thị trường và giảm thiểu chi phí vốn. Hơn nữa, thông qua việc áp dụng

IFRS sẽ giảm ngăn cách buôn bán chứng khoán bằng việc đảm bảo BCTC minh bạch hơn. BCTC được lập theo IFRS dễ hiểu và có thể so sánh sẽ cải thiện và tạo lập mối quan hệ với người sử dụng BCTC.

- Nhược điểm :

Tuy nhiên, việc áp dụng IFRS cũng không hoàn toàn dễ dàng đối với các doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một trong những thách thức đó là phải có đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực. Điều này không phải là vấn đề đơn giản vì IFRS được coi là rất phức tạp ngay cả đối với các nước phát triển. Theo đó, phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất các

Page | 32 tư vấn cho kế toán viên lập BCTC. Hơn nữa, để áp dụng IFRS đơn vị phải bỏ ra chi phí ban đầu

lớn, xây dựng lại hệ thống thu thập, xử lý và trình bày các thông tin tài chính

2.1.2.2 Các nguyên tắc của IOSCO về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng:

- Sự hình thành, phát triển của IOSCO:

Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) được thành lập từ năm 1983 tại

Ecuador với 11 thành viên ban đầu, nay có 190 thành viên, bao gồm: những nhà điều tiết, quản

lý thị trường tài chính từ hơn 100 quốc gia và cả các Sở giao dịch chứng khoán, các tổ chức tự

giám quản cho thị trường. Mục tiêu chính của IOSCO là nhằm thiết lập và thúc đẩy các tiêu chuẩn cấp cao với quan điểm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của TTCK, bảo vệ các nhà

đầu tư và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhằm ngăn chặn tội phạm kinh tế.

- Các nguyên tắc của IOSCO:

Nhằm mục tiêu bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo rằng các thị trường hoạt động công bằng,

hiệu quả và minh bạch và giảm thiểu các rủi ro hệ thống, IOSCO đã đề ra 10 nguyên tắc quy định trong thị trường chứng khoán bao gồm các nguyên tắc : về cơ quan quản lý, về tổ chức tự

quản, về hoạt động cưỡng chế thực thi, về hợp tác quản lý TTCK, về tổ chức phát hành chứng

khoán, về quản lý quỹ đầu tư tập thể, về quản lý các trung gian thị trường ,....

- Các nguyên tắc của IOSCO đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng IOSCO đưa ra ba nguyên tắc cơ bản đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, cụ thể như sau: (1) Tổ chức phát hành cần công bố đầy đủ, chính xác, kịp thời các kết quả

tài chính và các thông tin quan trọng khác đối với các quyết định của người đầu tư; (2) Người sở hữu

chứng khoán trong công ty cần được đối xử công bằng và như nhau; (3) Hoạt động kế toán và kiểm

toán cần có chất lượng cao và được thế giới chấp nhận.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHUYÊN ĐỀ 3 ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 30 - 32)