Sơ đồ 1: Mô hình giám sát tài chính hiện nay của Việt Nam
Ủy ban giám sát tài chính quốc gia: Đây là cơ quan quan trọng nhất của việcgiám sát hệ
thống tài chính. Ủy ban giám sát sẽ làm theo chế độ thủ tướng, chịu sự chỉ đạo của nhà nước, nhà
nước có vai trò đẩy mạnh chức năng giám sát, tăng quyền hạn cho ủy ban giám sát trong quá
trình xây dựng chính sách cũng như chiến lược phát triển, tăng vai trò của nhiệm vụ ủy ban. Vai
trò tác động của nhà nước sẽ giúp ủy ban phân tích dự báo, cảnh báo mức độ thong tin thị trường, định hướng phát triển rõ ràng hơn, chính xác hơn.
Ngân hàng trung ương( Ngân hàng nhà nước): là cơ quan trực thuộc chínhphủ thực hiện
Page | 40
hàng như lãi suất, biến động tỷ giá phải được cho phép của thủ tướng. Ngày nay nhà nước tác động mạnh đến chức năng của ngân hàng trung ương đó là trao them quyền và tăng tính chủ động cho ngân hàng trung ương nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo
an toàn cho hoạt động ngân hàng.
Bộ tài chính: là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng về tài chính của chính phủ
bao gồm: Ngân sách nhà nước, thuế, phí , đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, hải quan, kế
toán…thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước theo quy định của pháp luật. Vừa
qua chính phủ đã có những quy định như giao quyền tự chủ về tài chính và sử dụng các công cụ
quản lý nhà nước, qua kiểm toán, qua công cụ thuế…nhưng luôn luôn phải gắn với tăng cường cơ chế tự chủ, cơ chế giám sát. Nhà nước cũng có những chính sách thuế phù hợp để bình ổn giá,
sử dụng nguồn dự trữ tài chính để ổn định kinh tế, hạn chế suy giảm kinh tế trước khủng hoảng
kinh tế toàn cầu.
Ủy ban chứng khoán nhà nước: là tổ chức thuộc bộ nhà nước thực hiện chứcnăng quản
lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay trước sự biến động của khủng hoảng kinh tế toàn cẩu nhà nước đã tăng cường đẩy mạnh công tác
quản lý, giám sát với tổ chức trung gian của ủy ban chứng khoán nhà nước nhằm góp phần giữ
vững, ổn định thị trường chứng khoán, tăng cường hợp tác quốc tế chứng khoán và thị trường
chứng khoán, tổ chức nghiên cứu khoa học về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho ủy
ban chứng khoán, đẩy mạnh hoạt động thống kê dự báo về chứng khoán và thị trường chứng
khoán.
Trung gian tài chính đặc biệt: bao gồm ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng phát triển. Nhà nước ta đã nâng cao vai trò và chức năng của hai hệ thống ngân hàng trên. Nhà nước
giúp quá trình huy động vốn của ngân hàng, tăng cường các biện pháp, các công cụ cho vay vốn
với các đối tượng làm trung gian tài chính đặc biệt được phát huy. Trước đây ngân hàng chính sách xã hội huy động vốn khó, và phải được sự dồng ý của bộ tài chính. Nhưng hiên nay bộ kế
hoạch và đầu tư thongbáo đã giao toàn bộ kế hoạch cho ngân hàng chính sách xã hội, năm 2006
vốn của ngân hàng chính sách xã hội là 5 nghìn tỷ, nhà nước tạo điều kiện cho ngân hàng chính sách xã hội có thể đi vay vốn nước ngoài hoặc nguồn vốn ODA với lãi suất ưu đãi để hoạt động của ngân hàng được dễ dàng. Với ngân hàng phát triển thủ tướng đã ban hành quy chế quản lý tài
chính đối với ngân hàng phát triển Việt Nam, theo đó hoạt động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0, không tham gia bảo hiểm tiền gửi, ngân sách nhà
Page | 41
nước cấp bù chênh lẹch lãi suất và chi phí quản lý đối với hoạt động tín dụng, đầu tư phát triển
và tín dụng phát triển của nhà nước. Việc huy động vốn theo điều số 43 nghị định 151/2006/NĐ- CP ngày 20/12/2006 với lãi suất thị trường chỉ cho vay theo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử
dụng tối đa nguồn vốn không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp, được chính phủ đảm bảo khả năng
thanh toán, miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước với hoạt động tín dụng đầu tư
phát triển xuất khẩu.