Phân loại khủng hoảng tài chính:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHUYÊN ĐỀ 3 ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 58 - 61)

3 Một số giải pháp để phát triển các cơ chế điều tiết và giám sát nhằm ổn định, hạn chế

3.1.3Phân loại khủng hoảng tài chính:

Khủng hoảng tài chính bao gồm:

Khủng hoảng tiền tệ

Khủng hoảng ngân hàng

Khủng hoảng đầu cơ

Khủng hoảng nợ nần

Khủng hoảng tiền tệ

Theo nghĩa hẹp, khủng hoảng tiền tệ thường gắn liền với một chế độ tỷ giá hối đoái cố định

tức trong một hoàn cảnh hết sức bị động như kinh tế đi xuống hoặc vấp phải làn sóng đầu cơ cực

lớn. Một quốc gia đang áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định sẽ phải điều chỉnh chế độ này ở trong nước và chuyển sang áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Và mức độ tỷ giá hối đoái mà thị trường quy định thường cao hơn rất nhiều so với tỷ giá mà chính phủ cố gắng duy trì. Mức

biến đổi tỷ giá hối đoái thường rất khó kiểm soát, hiện tượng này chính là “khủng hoảng tiền tệ”.

Theo nghĩa rộng, khủng hoảng tiền tệ là hiện tượng thay đổi của tỷ giá hối đoái vượt quá

phạm vi mà một quốc gia có thể gánh chịu.

Theo khái niệm trên biểu hiện của khủng hoảng tiền tệ là tỷ giá hối đoái tăng nhanh mà nguyên nhân là sự mất cân đối giữa nội tệ và ngoại tệ. Sự mất cân đối này là bắt nguồn từ việc

Page | 59 đầu cơ tỷ giá hoặc vay nước ngoài quá nhiều, đến một mức nào đó nguồn ngoại tệ giảm nhanh

chóng sẽ khiến đồng nội tệ mất giá rất nhanh gây thiệt hại cho những nhà nhập khẩu và những cá

nhân tổ chức vay vốn ngoại tệ.

Khủng hoảng ngân hàng

Khủng hoảng ngân hàng là hiện tượng ngân hàng can thiệp quá sâu hoặc cho doanh nghiệp

vay vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán.

Vốn được đầu tư quá nhiều cho bất động sản và những lĩnh vực phi sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối tài chính kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu quá lớn khiến hoạt động kinh doanh tiền tệ bị trì trệ dẫn đến nguy cơ phá sản.

Khủng hoảng ngân hàng thường gây ra tâm lí bất ổn cho những người gửi tiền, để đảm bảo

an toàn cho số tiền tiết kiệm của mình, tránh rủi ro bị mất tiền, mọi người đổ xô đi rút tiền, khiến các ngân hàng không đáp ứng kịp nhu cầu rút tiền của người dân và buộc phải tuyên bố đóng

cửa, khi đó những người gửi tiền tất nhiên là mất không số tiền của họ, và niềm tin của mọi người vào ngân hàng sẽ giảm sút. Việc những tổ chức lớn về quy mô như các ngân hàng phá sản

sẽ làm lây lan sang thị trường tài chính, giá chứng khoán giảm nhanh chóng vì các tổ chức tín

dụng là những người nắm giữ công cụ tài chính nhiều nhất, họ là nhà đầu tư quan trọng tạo tính

thanh khoản cho thị trường, nếu họ phá sản thị trường tài chính – kênh dẫn vốn trực tiếp, tạo tính

thanh khoản cho thị trường sơ cấp sẽ giảm các luồng tài chính sẽ không được luân chuyển một

cách hiệu quả như khi các ngân hàng còn hoạt động. Nền kinh tế sẽ chao đảo hoặc tồi tệ hơn là

rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài.

Khủng hoảng đầu cơ

Các nhà kinh tế cho rằng một tài sản tài chính chẳng hạn như cổ phiếu được xem là bong bóng khi giá của nó vượt quá giá trị hiện tại của những khoản thu nhập trong tương lai cổ tức

hoặc tiền lãi mà người chủ của nó nhận được cho đến khi đáo hạn. Nếu các nhà đầu tư tham gia

thị trường mua tài sản chỉ với kỳ vọng sẽ bán nó với giá cao hơn sau này thay vì để hưởng những

khoản thu nhập mà nó sẽ tạo ra thì đây là bằng chứng cho thấy tính chất bong bóng đã hiện diện.

Nếu có hiện tượng bong bóng thì cũng có rủi ro sụp đổ giá tài sản: những người tham gia thị trường sẽ chỉ tiếp tục mua vào chừng nào họ còn kỳ vọng người khác mua, và khi nhiều người

Page | 60

Tuy nhiên trong thực tế rất khó để biết được khi nào giá tài sản đã thực sự ngang bằng hay

cao hơn giá trị được tạo ra từ các yếu tố căn bản của nó. Vì vậy cũng khó để nhận biết một cách

xác thực các bong bóng tài sản trừ khi nó quá hiển hiện dưới sự xét đoán của nhiều nhà đầu tư.

Bong bóng giá cả xuất hiện khi giá trị giao dịch cao hơn giá trị thật nên muốn xem giá có quá

cao hay không thì cần phải biết giá trị thật của tài sản. Tuy nhiên, giá trị thật của các chứng

khoán phái sinh là rất khó xác định.

Khủng hoảng nợ nần

Khủng hoảng nợ nần là cuộc khủng hoảng xảy ra ở một số quốc gia phát triển vào thập kỉ 80

thế kỉ XX, khi tỷ lệ vay nợ nước ngoài của quốc gia đó quá lớn mà không có khả năng thanh

toán. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nguồn vay nước ngoài của một quốc gia, trong đó quan trọng nhất là chỉ tiêu thanh toán nợ nước ngoài:

Tỷ lệ thanh toán nợ nước

nước ngoài =

Nguồn vay nước ngoài (gốc + lãi) mà quốc gia đó trả trong 1 năm

Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả quốc gia đó trong năm đó hoặc 1 năm trước đó

Bình thường chỉ tiêu này thường nhỏ hơn 20%, nếu vượt quá 20% chứng tỏ lượng vốn vay nước ngoài của quốc gia đó quá lớn.

Khủng hoảng nợ nần thường xảy ra với những nước phải vay nước ngoài nhiều để xây

dựng kinh tế, nhưng sử dụng vốn không thực sự hiệu quả làm cho tình trạng nợ kéo dài và ngày càng chồng chất do lãi suất quá hạn cao hơn lãi suất trong hạn, quốc gia không có khả năng trả

nợ, mà cũng không thể vay thêm đồng vốn nào vì không nước nào muốn cho một con nợ quá hạn

vay tiền.

Trong trường hợp như vậy thường các quốc gia này sẽ đàm phán với nước chủ nợ gia hạn để trả hoặc có quốc gia khác sẽ bảo lãnh thanh toán nợ cho nước này để nước này tiếp tục được

Page | 61

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHUYÊN ĐỀ 3 ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 58 - 61)