- (9) Sau khi thực hiện giải ngân, CBTD phải thực hiện kiểm tra tình
2.2.2. Tình hình về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Ngã Năm
chuyển tăng lên 8,65% so với 2009, đến năm 2011 vốn điều chuyển là 197,731 triệu đồng, tăng 3% so với năm 2010, cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng không đủ để cung cấp tín dụng, tính tự chủ trong kinh doanh của Ngân hàng chưa cao.
* Nguồn vốn huy động
Qua bảng số liệu trên, ta thấy nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng được thực hiện thông qua việc mở tài khoản để cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng và huy động các loại tiền gửi tiết kiệm để tăng nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng. Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm là do tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán. Cụ thể là năm 2010 Ngân hàng huy động được 119,102 triệu đồng, tăng 60.55% tương đương tăng 44,916 triệu đồng so với năm 2009, đến năm 2011 nguồn vốn huy động tiếp tục tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2011 là 157,251 triệu đồng, tăng 38,149 triệu đồng tương đương tăng 32.31% so với năm 2010. nguyên nhân tăng là do Ngân hàng dùng nhiều hình thức để huy động vốn có hiệu quả, để nhằm thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư với mục đích đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn cho người dân khi họ thiếu vốn.
Tóm lại, trong thời gian qua Ngân hàng đã huy động được nguồn vốn đáng kể và có xu hướng tăng mạnh. Đây là sự nổ lực của cả tập thể Ngân hàng trong công tác huy động vốn, giúp Ngân hàng tự chủ hơn trong hoạt động tín dụng của mình.
2.2.2. Tình hình về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Ngã Năm Năm
Trong những năm qua, NHNO&PTNT huyện Ngã Năm đã trở thành kênh cung ứng vốn quan trọng cho các hoạt động sản xuất Nông nghiệp trên toàn Huyện và đây cũng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng.
Xét về tổng thể, hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm (từ năm 2009 đến năm 2011) đã đạt được kết quả theo chiều hướng tích cực, góp phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương. Đặc biệt là kinh tế Nông nghiệp qua công tác đầu tư tín dụng cho các hộ sản xuất Nông nghiệp, tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng, để họ có thể xoay sở được đồng vốn cho việc đầu tư hoặc tái đầu tư một cách kịp thời. Vì vậy số lượng bà con có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng tăng lên, điều này được thể hiện qua doanh số cho vay đối với hộ sản xuất Nông nghiệp liên tục tăng qua các năm.
Sau đây là bảng số liệu phản ánh hoạt động tín dụng của NHNO&PTNT huyện Ngã Năm được phản ánh qua 3 năm về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu của Ngân hàng. Qua số liệu của bảng 3, ta thấy:
Biểu bảng 2.3. Tình hình cho vay tại NHNo & PTNT Huyện Ngã Năm, giai đoạn 2009-2011 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % DSCV 264,216 336,261 696,593 72,045 27.2 7 360,332 107.16 DSTN 247,944 293,501 652,61 5 45,557 18.4 359,114 122.36 Dư Nợ 152,168 194,928 238,90 6 42,760 28.1 43,978 22.56 Nợ Xấu 846 1,319 1,353 473 55.9 34 2.58
(Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh của NHNO & PTNT huyện Ngã Năm)
Doanh số cho vay (DSCV)
Doanh số cho vay của Ngân hàng từ năm 2009 đến 2011 tăng dần từ thấp đến cao, nói lên sự cố gắng của Ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu về vốn của hộ sản xuất. Cụ thể năm 2009 doanh số cho vay là 264,216 triệu đồng, đến năm 2010 là 336,261 triệu đồng, tăng 27.27% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số cho vay là 696,593 triệu đồng tăng 107.16% so với năm 2010. Có được điều này là do trong những năm gần đây, Nhà nước chuyển dịch cơ cấu cây trồng ,vật nuôi nhằm năng cao hiệu quả trong sản xuất Nông nghiệp, phát triển nền sản xuất nông nghiệp với sự đa dạng về chủng loại của nông sản.
Doanh số thu nợ (DSTN)
Doanh số cho vay của Ngân hàng thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động của Ngân hàng thì doanh số thu nợ sẽ phản ánh hiệu quả của việc cho vay. Doanh số thu nợ càng cao thì hiệu quả tín dụng càng cao.
Nhìn chung doanh số thu nợ có bước chuyển biến mạnh tăng qua các năm. Năm 2010 tăng 18.4% so với năm 2009, năm 2011 tăng 122.36% so với năm 2011.
Mặc dù chất lượng tín dụng sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đạt được hiệu quả cao nhưng Ngân hàng cũng cần phải xem xét một cách thận trọng, giám sát thường xuyên việc sử dụng vốn để đảm bảo nguồn vốn của Ngân hàng sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả tín dụng. Qua phân tích trên ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng có hiệu quả, để đạt được kết quả trên Ngân hàng
đã phải đưa ra những chính sách và biện pháp kịp thời và hợp lý trong việc chỉ đạo tập trung thu hồi những khoản nợ quá hạn giúp nguồn vốn của Ngân hàng được luân chuyển một cách ổn định. Bên cạnh đó còn cho thấy sự cố gắng của CBTD từ khâu thẩm định, phát vay đến thu nợ.
Tổng dư nợ
NH đã có sự tăng trưởng đều qua 3 năm. Năm 2009 là 152,168 triệu đồng, sang năm 2010 con số này tăng đến 194,928 triệu đồng tức tăng 28.1% so với 2009. Đến năm 2011 thì dư nợ cũng vẫn giữ được chiều hướng tăng lên, cụ thể là 238,906 triệu đồng tăng 22.56% so với 2010.
Nguyên nhân dư nợ tăng một mặt là do dư nợ các năm trước chuyển sang, mặt khác thời gian thu hoạch các loại nông sản (chủ yếu là lúa) thường là cuối vụ sau khi thu hoạch xong bà con nông dân trả các khoản nợ vay của vụ trước và chuẩn bị làm hồ sơ vay vốn để sản xuất cho vụ kế tiếp nên các khoản vay thường phát sinh vào cuối năm.
Nợ xấu
Có thể thấy qua 3 năm tình trạng nợ xấu Ngân hàng tăng liên tục liên tục. Năm 2009 nợ xấu ở mức cao 846 triệu đồng và tăng mạnh lên 1,319 triệu đồng trong năm 2010 là do khách hàng vay vốn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên tình hình thu nợ của Ngân hàng cũng bi ảnh hưởng. Trong khi nợ xấu năm 2011 là 1,353 triệu đồng tương đương tăng 2.58% so với năm 2010 . Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vào các năm 2010 là 1%, năm 2011 là 1% .Với những tỷ lệ này vẫn còn nằm trong phạm vi cho phép của Ngân hàng là 5%, đã phản ánh được rằng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng 3 năm qua đạt chất lượng.
Cùng với những thuận lợi đạt được trong hoạt động tín dụng vẫn còn tồn tại một số yếu tố làm phát sinh nợ quá hạn cũng như nợ xấu ảnh hưởng đến công tác thu nợ tại Ngân hàng. Nợ xấu tăng có nhiều nguyên nhân như nguyên nhân khách quan xảy ra nằm ngoài dự đoán của cả Ngân hàng lẫn khách hàng như thiên tai, dịch bệnh, thị trường không ổn định, giá cả bấp bênh…
Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể là do Ngân hàng đã không thực hiện tốt việc thẩm định, tái thẩm định trước khi cho vay và không kiểm tra kỹ việc sử dụng các khoản vay của khách hàng có đúng với mục đích khi khách hàng xin vay hay không, vì đa số món vay của hộ nông dân thường là những món vay nhỏ lẻ mà số lượng CBTD còn bị hạn chế nên công tác thẩm định không đến nơi đến chốn.
Tất cả các Ngân hàng khi nhắc đến nợ xấu đều phải e ngại. Vì nợ xấu nó thể hiện việc đầu tư vốn tín dụng không hiệu quả của Ngân hàng, đồng vốn không được khai thác tốt, nó nói lên mặt yếu kém của Ngân hàng khi quyết định đầu tư vốn. Mặt khác, nó cũng thể hiện việc sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả của khách hàng, từ đó khách hàng không trả được nợ dẫn đến rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.