- (9) Sau khi thực hiện giải ngân, CBTD phải thực hiện kiểm tra tình
b/ Tình hình dư nợ theo đối tượng
Tuy nhiên để biết được những đối tượng cụ thể làm ảnh hưởng mạnh đến Dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm. Ta phân tích theo từng mãn đối tượng sử dụng vốn ở bảng sau:
Biểu bảng 2.9. Dư nợ theo đối tượng của NHNo&PTNT huyện Ngã Năm, giai đoạn 2009-2011 ĐVT: triệu đồng Đối tượng 2009 2010 2011 2010/2009 2011 / 2010 Số tiền % Số tiền % 1.Trồng trọt 37,155 42,119 18,178 4,964 13.36 -23,941 -56.84 2.Chăn nuôi 22,135 23,598 6,911 1,463 6.61 -16,687 -70.71 3. KTTH 11,112 13,235 54,618 2,123 19.11 41,383 312.67 4.Kinh doanh 64,884 88,018 119,547 23,134 35.65 31,529 35.82 5. Máy NN 1,425 1,246 12,087 -179 -12.59 10,841 870.40 6.XDN& ĐS 12,750 17,735 4,133 4,985 39.10 -13,602 -6.98 7. Khác 2,706 8,976 23,432 6,270 231.71 14,456 7.42 Tổng cộng 152,167 194,928 238,906 42,761 28.10 43,978 22.56
(Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh của NHNO & PTNT huyện Ngã Năm)
(KTTH: Kinh tế tổng hợp, Máy NN: Máy Nông nghiệp, XDN & ĐS: Xây dựng nhà và đời sống)
Dư nợ chăn nuôi: Qua 3 năm phân tích của Ngân hàng tăng liên tiếp.
Năm 2010 dư nợ trong chăn nuôi là 23,598 triệu đồng tăng 1,463 triệu đồng so với năm 2009. Sang năm 2011, dư nợ trong chăn nuôi giảm 16,687 triệu đồng tương đương giảm 70.71%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế chăn nuôi của các hộ gia đình trong huyện gặp khó khăn do dịch bệnh hoành hành, dịch lỡ mồm long móng...
Về Trồng trọt: Dư nợ trồng trọt cũng tăng giảm qua các năm và biến
thiên theo doanh số cho vay. Cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng đến các đối tượng trồng trọt ngày càng thuận lợi. Một phần là do dư nợ các năm trước chuyển sang, mặt khác do trồng trọt cũng vấp phải khó khăn về thời tiết, thị
trường,... được mùa thì không được giá, mà được giá thì thất mùa nên tác động mạnh đến dư nợ.
KTTH: Dư nợ năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 là 19.11%, do năm 2010 doanh số cho vay ra cho nhu cầu này ít, mà doanh số thu nợ cũng không giảm nên dư nợ năm 2010 thấp. Còn năm 2011 do doanh số cho vay tăng mạnh và doanh số thu nợ lại giảm nhẹ nên kéo theo dư nợ năm 2011 cũng tăng và tăng ở mức 312.67% so với năm 2010. Hơn thế nữa do trong những năm gần đây, NH khuyến khích đầu tư mô hình khép kín này thu hút được đa số bà con tham gia nên dư nợ tăng.
Kinh doanh: Dư nợ tín dụng kinh doanh đặc biệt cũng tăng qua từng năm. Năm 2010 dư nợ là 88,018 triệu đồng đến năm 2011 dư nợ lên đến 119,547 triệu đồng tăng 35.82 %. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng tuy nhiên doanh số thu nợ cũng không giảm sút mà cũng tăng qua 3 năm. Cho thấy nguồn vốn cho vay để kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tăng và chất lượng của khoản vay này ngày càng hiệu quả, do việc đầu tư vào phương thức kinh doanh này sẽ đảm bảo chỉ tiêu của Ngân hàng, mặt khác là phân tán rủi ro.
Máy NN: Dư nợ máy nông nghiệp giảm cụ thể trong năm 2011 giảm 870.40 % so với năm 2010. Dư nợ tăng là do doanh số cho vay tăng. Hơn thế nữa là do khách hàng chọn vay ngắn hạn vì lãi suất thấp hơn và máy nôn nghiệp được sử dụng lâu dài, sau khi họ đã mua sắm thì nhu cầu tín dụng cho mục đích này sẽ giảm. Các hộ sản xuất này nếu có nhu cầu thì họ sẽ vay vốn của NH nhằm mục đích khác.
Xây dựng nhà và đời sống: Dư nợ cho vay để xây cắt nhà và đáp ứng
đời sống người dân tăng nhẹ qua từng năm, cho thấy nhu cầu về đời sống tinh thần và mức sống của tầng lớp dân cư ngày càng nâng cao. Qua đây cũng phản ánh hiệu quả của nguồn vốn cho vay của Ngân hàng ngày càng mở rộng sang các ngành nghề, đối tượng khác.
Khác: Dư nợ các đối tượng khác giảm, tăng tương ứng qua các năm 2009, 2010, 2011 chủ yếu là do ảnh hưởng của nguồn vốn cho vay và thu nợ của NH.
=> Nhìn chung, qua 3 năm tổng dư nợ cho vay hộ SXKD của Ngân hàng ở mức cao và giá trị của khoản nợ phải thu này lớn dần qua từng năm. Doanh số cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng và nguồn vốn thu về cũng tăng lên cho thấy chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ SXKD của Ngân hàng ngày càng hiệu quả, đảm bảo được an toàn của nguồn vốn. Ngoài việc đầu tư và mở rộng, đa dạng hóa sản xuất Nông nghiệp, đồng thời Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào nhiều ngành sản xuất khác, nên nguồn vốn cho vay của Ngân hàng góp phần không nhỏ vào mục tiêu phát triển kinh tế chung của địa phương.
2.2.3.4. Tình hình nợ xấu
Rủi ro trong cho vay đều xuất phát từ nợ xấu. Nó làm cho nguồn vốn bị ứ đọng, vòng quay tín dụng bị chậm lại. Vì thế Ngân hàng cần có những giải pháp tích cực để giảm tỷ lệ nợ xấu để không gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng. Muốn tìm được những giải pháp tích cực Ngân hàng cần tìm ra những nguyên nhân gây ra nợ xấu cũng như nợ quá hạn. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về tình hình nợ xấu hộ SXKD tại NHN0&PTNT huyện Ngã Năm.
Nhìn vào biểu bảng ta thấy nợ xấu trong cho vay hộ SXKD trong những năm qua có chuyển biến tăng giảm không đều. Để biết được yếu tố ảnh hưởng quyết định đến tổng nợ xấu trong cho vay hộ SXKD, ta hãy đi sâu vào phân tích với những con số cụ thể: