- (9) Sau khi thực hiện giải ngân, CBTD phải thực hiện kiểm tra tình
b/ Doanh số cho vay theo đối tượng
Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng vốn vay mà nguồn vốn cho vay hộ sản xuất mà phân theo đối tượng sử dụng vốn tại NHNo&PTNT huyện Ngã năm bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế tổng hợp, kinh doanh, máy Nông nghiệp, xây dựng nhà và đời sống và sử dụng vốn cho những mục đích khác. Phân tích theo từng đối tượng giúp Ngân hàng xác định rõ hiệu quả của tượng đối tượng sử dụng vốn. Từ đó xác định được thế mạnh tín dụng hộ SXKD với từng đối tượng nào cần phát huy, hay khắc phục.
Giá trị nguồn vốn mà Ngân hàng đầu tư vào từng đối tượng, mỗi đối tượng đều có những biến động khác nhau. Qua bảng ta sẽ thấy rõ điều đó:
Biểu bảng 2.5. Doanh số cho vay theo đối tượng của NHNo&PTNT huyện Ngã Năm, giai đoạn 2009-2011
ĐVT: triệu đồng Đối tượng 2009 2010 2011 2010/2009 2011 / 2010 Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 39,933 43,158 21,959 221 8.08 -21,199 -6.30 2. Chăn nuôi 34,423 35,482 11,651 -1,411 3.08 -23,831 -7.09 3. KTTH 12,285 23,847 68,264 9,902 94.11 44,417 13.21 4. Kinh doanh 147,884 180,025 522,672 19,611 21.73 342,647 101.90 5. Máy NN 1,328 1,088 10,732 -316 -18.09 9,644 2.87 6. XDN & ĐS 8,240 15,854 5,250 6,511 92.41 -10,604 -3.15 7. Khác 20,123 36,808 56,065 14,123 82.91 19,257 5.73 Tổng cộng 264,216 336,261 696,593 48,641 27.27 360,332 107.16
(Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh của NHNO & PTNT huyện Ngã Năm)
(KTTH: Kinh tế tổng hợp, Máy NN: Máy Nông nghiệp, XDN & ĐS: Xây dựng nhà và đời sống)
Về Trồng trọt: chủ yếu là cho vay trồng lúa, màu, cây ăn quả, chăm sóc vườn ngắn hạn,... Nhìn chung doanh số cho vay đối vời ngành trồng trọt đều tăng qua các năm. Năm 2009 doanh số cho vay là 39,933 triệu đồng, năm 2010 con số này lên đến 43,158 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 8.08 %, sang 2011 là 21,959 triệu đồng giảm 21,199 triệu đồng tương ứng giảm 6.30% so với 2010. Doanh số cho vay của ngành trồng trọt tăng giảm trong thời gian qua là do sự tăng giá của vật tư Nông nghiệp dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên. Về trồng trọt, đặc biệt là cây lúa mang lại thu nhập cho phần lớn hộ nông dân tại địa phương nhưng sau khi trừ tất cả các khoản chi phí thì phần còn lại chỉ đủ trang trải nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống, nên thường thì việc thiếu hụt vốn cho vụ tới là một điều tất yếu.
Chăn nuôi: Ngoài nguồn thu từ trồng trọt thì chăn nuôi cũng đóng góp một phần quan trọng vào nguồn tài chính của những hộ này. Xét tổng doanh số cho vay ngành chăn nuôi trong 3 năm ta thấy rằng doanh số cho vay năm 2010 giảm 1,411 triệu đồng tức là giảm 3.08% so với 2009, do ảnh hưởng của dịch
cúm gia cầm người dân đã chuyển sang ngành khác thay thế cho gia cầm, cũng có một số trang trại không tiếp tục sản xuất, chăn nuôi do dịch bệnh kéo dài.... Đến năm 2011 thì nguồn vốn NH hỗ trợ cho chăn nuôi giảm mạnh 23,831 triệu đồng giảm 7.09% so với năm 2010.
KTTH: Như chúng ta đã biết KTTH là mô hình khép kín theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, hỗ trợ vốn lẫn nhau tạo hiệu quả cao hơn trong sản xuất như mô hình vườn-ao-chuồng, vườn-ao-chuồng-ruộng. NHNo&PTNT huyện Ngã Năm khuyến khích đầu tư và đã thu hút được đa số bà con nông dân tham gia. Mô hình này đã giúp cho doanh số cho vay của NH tăng lên đáng kể. Cụ thể, doanh số cho vay đối tượng này tăng vào năm 2009 là 12,285 triệu đồng đến năm 2010 là 23,847 triệu đồng, tương ứng tăng 94.11% tức tăng 9,902 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2011 là 68,264 triệu đồng, tăng 44,417 triệu đồng so với năm 2010.
Kinh doanh: Đây là nguồn vốn dành cho các hộ kinh doanh dạng cá thể như kinh doanh cửa hàng quần áo, tiệm tạp hóa, quán nước, kinh doanh nhà trọ, cửa hàng văn phòng phẩm... Nhìn chung nguồn vốn vay kinh doanh tăng mạnh qua mỗi năm. Năm 2009 là 147,884 triệu đồng, đến năm 2010 tăng 19,611 triệu đồng tương đương tăng 21.73% so với năm 2009, năm 2011 tăng 101.90% so với năm 2010. Do việc kinh doanh hiệu quả nên tích cực mở rộng mặt bằng, đa dạng sản phẩm...nên nhu cầu vốn tăng qua các năm.
Máy NN: Ngoài các hợp đồng tín dụng trong cho vay truyền thống, Ngân hàng còn đầu tư vào việc trang bị máy móc phục vụ sản xuất Nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Nông nghiệp cho bà con nông dân, đáp ứng cho người dân phát triển Nông nghiệp, có thu nhập cao hơn. Đối tượng đầu tư chủ yếu là các loại máy có giá trị nhỏ như: máy cày, máy xới, máy bơm nước, máy suốt lúa... Doanh số cho vay của đối tượng này tăng qua các năm tương ứng với sự phát triển mô hình kinh tế nhằm phục vụ cho cây trồng và vật nuôi. Cụ thể là năm 2009 doanh số cho vay đối tượng này là 1,328 triệu đồng, năm 2010 là 1,088 triệu đồng tương ứng giảm 18.09% so với năm 2009. Năm 2011 con số này là 10,732 triệu đồng tăng 2.87% tức tăng 9,644 triệu đồng so với năm 2010. Nguốn vốn vay của đối tượng máy nông nghiệp liên tục giảm qua các năm là do: Hộ sản xuất đã đủ phương tiện máy móc để phục vụ cho sản xuất nên họ không có nhu cầu vay vốn về đối tượng này cho những năm liền kề, nên doanh số cho vay ở đối tượng này năm sau thấp hơn năm trước.
XDN & ĐS: Nguồn vốn này chủ yếu phục vu cho các cán bộ công nhân
viên, các tầng lớp dân cư có thu nhập ổn định. Đa số họ sử dụng vốn này để cắt nhà, mua xe, phục vụ cho nhu cầu đời sống hằng ngày. Nhìn chung doanh số này tăng không ổn định qua các năm. Nguyên nhân là do hòa mình cùng với xu thế phát triển kinh tế của địa phương, tân trang, sửa sang nhà cửa và họ sử dụng nguồn vốn này đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Khác: Nguồn vốn này cho vay các đối tượng khác nhau và để sử dụng vào các mục đích như: Dịch vụ cầm đồ, kéo điện về sử dụng, cải thiện điều kiện sinh hoạt... Năm 2011 cho vay khác là 56,065 triệu đồng tăng 5.73% tương
đương 19,257 triệu đồng so với năm 2010. Điều này chứng tỏ Ngân hàng dần mở rộng tín dụng sang các đối tượng mới khác, khác với các đối tượng như trồng trọt, chăn nuôi... Như vậy, giúp Ngân hàng phân tán rủi ro, rãi rác ở nhiều đối tượng.
Tóm lại: Qua 3 năm khả năng tăng trưởng hoạt động tín dụng tương đối tốt. Nguồn vốn tập trung chủ yếu vào các hộ sản xuất trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng tạo điều kiện cho các hộ duy trì và mở rộng quy mô SXKD, góp phần cải thiện đời sống nâng cao mức sống của người dân.
2.2.3.2. Doanh số thu nợ
Song song với việc cho vay thì tình hình thu nợ cũng là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm, nhằm đảm bảo vốn hiện có và tăng vòng quay của đồng vốn mà Ngân hàng bỏ ra đầu tư. Doanh số thu nợ thể hiện khả năng đánh giá của CBTD có sát thực hay không, đồng thời cũng phản ánh một mặt quan trọng về hiệu quả tín dụng Ngân hàng và thông qua doanh số thu nợ ta sẽ biết được số thực chất cho vay. Nếu doanh số thu nợ càng lớn so với doanh số cho vay thì có thể kết luận rằng việc sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn được phản ánh thông qua khả năng trả nợ thể hiện uy tính của khách hàng có thực hiện đúng lịch trả nợ như cam kết với Ngân hàng hay không? Ta hãy đi vào tình hình doanh số thu nợ tại NHNO&PTNT huyện Ngã năm để rõ hơn.