Doanh số thu nợ theo đối tượng

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngã năm (2009-2011) (Trang 43 - 45)

- (9) Sau khi thực hiện giải ngân, CBTD phải thực hiện kiểm tra tình

b/ Doanh số thu nợ theo đối tượng

Để tìm hiểu hiểu quả của đồng vốn cho vay của Ngân hàng ta tìm hiểu tình hình thu nợ hộ SXKD theo từng đối tượng sử dụng vốn qua bảng 2.7:

Biểu bảng 2.7. Doanh số thu nợ theo đối tượng của NHNo&PTNT huyện Ngã Năm, giai đoạn 2009-2011

ĐVT: triệu đồng Đối tượng 2009 2010 2011 2010/2009 2011 / 2010 Số tiền % Số tiền % 1.Trồng trọt 18,220 38,320 51,810 20,100 110.32 13,490 35.20 2.Chăn nuôi 35,884 34,286 18,022 -1,598 -4.45 -16,264 -47.44 3.KTTH 21,382 21,796 26,897 414 1.94 5,101 23.40 4.KD 138,328 156,792 496,523 18,464 13.35 339,731 216.68 5.Máy NN 1,305 1,297 4,174 -8 -0.65 2,877 221.93 6.XDN&ĐS 9,016 10,664 1,798 1,648 18.28 -8,866 -83.14 7.Khác 23,810 30,346 53,391 6,536 27.45 23,045 75.94 Tổng cộng 247,945 293,501 652,615 45,556 18.37 359,114 122.36

(Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh của NHNO & PTNT huyện Ngã Năm)

Về Trồng trọt: Qua bảng 7 ta thấy nguồn vốn thu về từ cho vay để trồng trọt qua 3 năm đều tăng. Năm 2010 là 38,320 triệu đồng tăng là 110.32% tương đương 20,100 triệu đồng so với 2009. Sang năm 2011 là 51,810 triệu đồng tăng

35.20% tương đương với 13,490 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân tăng do kết quả hoạt động kinh doanh của các hộ đạt kết quả khả quan. Vụ Đông xuân 2010, năng suất lúa đạt khá cao, và giá lúa ổn định nên người dân trồng lúa có lời. Vì thế trong mùa thu nhập của một số hộ đươc cải thiện. Mặt khác, ý thức trả nợ của bà con được nâng cao trong các năm gần đây nên việc thu hồi nợ của Ngân hàng đạt khả quan.

Chăn nuôi: doanh số thu nợ của năm 2010 giảm 4.45% so với 2009 và

năm 2011 con số này giảm mạnh so với 2010 là 47.44% với doanh số thu nợ trong năm là 18,022 triệu đồng. Trong thời gian qua, do thời tiết không ổn định, cùng với giá cả thị trường gia súc, gia cầm không mấy khả quan nên ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng năm 2011.

KTTH: Nguồn thu từ đối tượng này có sự biến động tăng giảm không nhiều qua các năm. Năm 2009 là 21,382 triệu đồng, năm 2010 con số này là 21,796 triệu đồng tăng 1.94% so với năm 2009, sang năm 2011 đạt 26,897, triệu đồng, tăng 23.40% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của người dân. Thêm vào đó trong năm giá cả của các mặt hàng lúa gạo, hoa màu.... biến động tăng. Nhưng đến năm 2011 tình hình kinh tế có chuyển biến tích cực hơn nên thu nơ cũng tăng lên.

Kinh doanh: Năm 2010 nguồn thu từ lĩnh vực này tăng 13.35% so với 2009, sang năm 2011 tăng mạnh 216.68% tương đương tăng 339,731 triệu đồng so với 2010. Nhìn chung, doanh số thu nợ hộ kinh doanh biến động tăng cùng với doanh số cho vay. Ta thấy nguồn vốn đầu tư cho các hộ tăng lên mà nguồn thu về cũng tăng cho thấy chất lượng tín dụng của việc đầu tư vào lĩnh vực này là hiệu quả. Vì đây là những loại hình kinh doanh tạo ra nguồn thu nhập ổn định, đầu tư vào lĩnh vực này sẽ đảm bảo an toàn khoản tín dụng.

Máy NN: Đây là lĩnh vực không mang lại lợi nhuận trực tiếp. Với mục đích vay là mua máy Nông nghiệp phục vụ cho sản xuất Nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Vì vậy doanh số thu nợ đối tượng này phần lớn phụ thuộc khá nhiều vào thu nhập mang lại từ ngành này nên doanh số thu nợ của đối tượng này giảm qua các năm.

XDN & ĐS: Do đối tượng sử dụng nguồn vốn này chủ yếu là cán bộ công nhân viên và người dân có thu nhập ổn định. Nên công tác thu hồi nợ cũng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tốc độ tăng trưởng của đối tượng này là 18.28% so với 2009, còn năm 2011 tốc độ tăng trưởng của đối tượng này giảm là 83.14 % tương đối ổn định qua các năm.

Khác: Nguồn thu của các đối tượng khác cũng biến động qua 3 năm. Cùng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ ở đối tượng này cũng tăng tương ứng: doanh số thu nợ tăng trong năm 2010 và 2011.

2.2.3.3. Phân tích tình hình dư nợ

Chỉ số dư nợ là một chỉ số có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá quy mô cũng như hiệu quả hoạt động của Ngân hàng vì nó nói lên số vốn Ngân hàng

đang cho vay và cả số tiền mà Ngân hàng càng phải thu từ khách hàng. Nó là chỉ tiêu phản ánh thực trạng tín dụng tại một thời điểm nhất định thường là cuối năm. Dư nợ gồm 2 yếu tố: dư nợ trong hạn và dư nợ quá hạn.

Dư nợ cuối năm được tính theo công thức sau:

Dư nợ cuối kỳ (năm n) = Dư nợ đầu kỳ (năm n) + Doanh số cho vay trong kỳ( năm n) - Doanh số thu nợ trong kỳ (năm n)

Trong đó: Dư nợ đầu kỳ (năm n) = Dư nợ cuối kỳ (năm n-1)

Nếu doanh số cho vay tăng, doanh số thu nợ cũng tăng nhưng doanh số thu nợ cao hơn thì dư nợ sẽ giảm và ngược lại. Nhìn vào biểu bảng ta thấy sẽ thấy được tăng giảm dư nợ của NHNO&PTNT huyện Ngã năm qua 3 năm.

Nhìn vào biểu bảng ta thấy dư nợ NH đã có sự tăng trưởng đều qua 3 năm. Năm 2010 tăng 28.10% so với 2009. Đến năm 2011 thì dư nợ cũng vẫn giữ được chiều hướng tăng lên, cụ thể là tăng 22.56% so với 2010. Nguyên nhân dư nợ năm sau tăng cao hơn so với năm trước là do dư nợ các năm trước chuyển sang. Mặt khác, cả 2 yếu tố doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng nhưng doanh số cho vay cao hơn doanh số thu nợ, đây là nguyên nhân làm cho dư nợ tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngã năm (2009-2011) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w