- (9) Sau khi thực hiện giải ngân, CBTD phải thực hiện kiểm tra tình
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Ngã Năm giai đoạn 2009-
giai đoạn 2009-2011
Với hình thức kinh doanh nào hay bất kỳ loại hình thương mại nào, muốn thu được lợi nhuận đều phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định. Đối với NHNo&PTNT huyện Ngã Năm cũng vậy, để thu được thu nhập Ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí. Vậy, ta hãy tìm hiểu về tình hình thu chi của Ngân hàng để xem nguồn thu của Ngân hàng có bù đắp được lượng chi đã bỏ ra.
Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy rằng nguồn thu và chi của Ngân hàng qua ba năm tăng lên tương đối nhưng sự tăng lên của tổng thu cao hơn so với tổng chi. Vào năm 2011.
NHNo&PTNT huyện Ngã Năm là Ngân hàng nằm ở địa bàn nông thôn với các hoạt động dịch vụ rất khiêm tốn. Hoạt động tạo thu nhập chủ yếu của Ngân hàng là cho vay và thu nợ nên thu nhập từ tín dụng chiếm tỷ lệ trung bình trong 3 năm là 95,37% trong cơ cấu thu nhập của NH, do địa bàn huyện chủ yếu phát triển về nông nghiệp, nhu cầu vốn sản xuất cao, nên thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao. Để tìm hiểu cụ thể hơn ta đi phân tích từng chỉ tiêu:
Biểu bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Ngã Năm, giai đoạn 2009-2011
ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010 / 2009 2011/ 2010 Số tiền % Số tiền % 1.Thu nhập 39,125 50,277 69,854 11,152 28.5 19,577 38.94 2.Chi phí 29,350 41,058 54,147 11,708 39.9 13,089 31.88 3. Lợi nhuận 9,775 9,219 15,707 -556 -5.7 6,488 70.38
(Nguồn: Các bảng báo cáo hoạt động kinh doanh từ 2009 - 2011)
Biểu đồ 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Ngã Năm, giai đoạn 2009-2011
Về thu nhập
Thu nhập đều tăng qua các năm, điều này nói lên hoạt động của NH vẫn ổn định. Tổng thu nhập của NH năm 2010 so với 2009 tăng với tỷ lệ 28.50%. Trong đó lãi cho vay chiếm tỷ trọng đáng kể, hay nói cách khác thu lãi cho vay chính là nguồn thu nhập chính của NH. Sang năm 2011 thì tổng thu nhập đạt 69,854 triệu đồng tăng ứng với tỷ lệ 38.94% so với 2010.
Về chi phí
Bên cạnh yếu tố thu nhập tăng qua các năm thì yếu tố chi phí vẫn không kém phần quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NH. Bên cạnh sự gia tăng không ngừng của thu nhập thì chi phí cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể, qua 3 năm tổng chi phí tăng lần lượt là: Năm 2010 tăng 39.89% so với 2009 và năm 2011 tăng 31.88 % so với 2010. Chi phí tăng lên không phải là một điều không mấy khả quan. Nguyên nhân tăng chi phí là do NH đang xây dựng trụ sở mới nên phải chi thêm tiền khấu hao xây dựng trụ sở và chi trả kinh phí tiền hoa hồng cho các đơn vị liên kết từ chính quyền địa phương trong quá trình thu hồi nợ quá hạn. Bên cạnh đó, ta thấy rằng chi phí từ hoạt động tín dụng năm 2010/2009 là tăng cao so với thu nhập năm 2010/2009, do tình hình lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ NH thiếu nguồn vốn đã đẩy lãi suất huy động lên cao, mặt khác do nhu cầu tín dụng tại huyện tăng cao, huy động nhiều hơn nên phải trả lãi nhiều hơn, thêm vào đó là sự cạnh tranh và mở rộng kinh doanh của của NH MHB, NHCSXH, chi nhánh bưu điện, quỹ tín dụng tại địa bàn nên chi phí lãi suất cũng tăng lên. Ngoài ra do món vay của NH do phục vụ sản xuất Nông nghiệp nhiều, nhưng số tiền vay rất thấp, khoảng 5 đến 6 triệu (cao nhất cho phục vụ Nông nghiệp là 30 triệu). Vì vậy cũng làm tăng chi phí trong hoạt động tín dụng như: theo dõi sử dụng vốn vay, phát giấy báo…
Về lợi nhuận
Lợi nhuận tại Ngân hàng qua 3 năm tăng chậm, lợi nhuận năm sau tương đối cao hơn lợi nhuận năm trước. Năm 2009 lợi nhuận là 9,775 triệu đồng, năm 2010 lợi nhuận là 9,219 triệu đồng giảm 5.70%, sang năm 2011 lợi nhuận là 15,707 triệu đồng tăng 70.38% tương ứng với 6,488 triệu đồng so với năm 2010. Mặc dù chi phí mỗi năm đều tăng nhưng tổng thu nhập qua mỗi năm tăng cao hơn nên lợi nhuận cũng tăng qua mỗi năm là hợp lí.