MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT NGÃ NĂM

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngã năm (2009-2011) (Trang 57 - 62)

- (9) Sau khi thực hiện giải ngân, CBTD phải thực hiện kiểm tra tình

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT NGÃ NĂM

TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT NGÃ NĂM

3.1. Phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng

- Nên thành lập một bộ phận chuyên phân tích và xử lý rủi ro tín dụng. Nên xây dựng một mạng thông tin luôn cập nhật thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính Ngân hàng, tài chính của doanh nghiệp, khả năng trả nợ của khách hàng,…nhằm kịp thời phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra, để hạn chế rủi ro khi thẩm định thì CBTD cần phải nắm rõ tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn mình phụ trách và cần phải biết được khách hàng có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự để vay vốn hay không. Khách hàng đã có quan hệ với Ngân hàng nào chưa, số tiền vay, tài sản đảm bảo, tình hình trả nợ…để tránh tình trạng cho vay chồng chéo. Bất kỳ một món vay nào trước khi quyết định cho vay, Ngân hàng cần phải xem xét đến hiệu quả của phương án SXKD, khả năng sinh lợi của dự án bởi vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó CBTD khi thẩm định dự án xin vay vốn thì điều quan tâm nhất là tính khả thi, hiệu quả của nó bên cạnh tài sản đảm bảo. Ngân hàng cần xét đến chi phí của dự án kết hợp với vốn tự có của khách hàng, trong đó Ngân hàng chỉ cho vay tối đa 90% tổng chi phí của dự án, đồng thời thời hạn vay phải phù hợp với chu kỳ SXKD. Nếu khách hàng có đủ tài sản đảm bảo nhưng phương án SXKD hoặc phương án trả nợ không khả thi thì CBTD phải từ chối cho vay và ngược lại thì nên cho vay những phương án có hiệu quả. Tuy nhiên việc lập dự án đầu tư, phương án SXKD dựa trên cơ sở khoa học. Các CBTD phải có kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực mình phụ trách, dự kiến được năng lực sản xuất, kinh doanh, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dự kiến được thu nhập, lãi, thời gian hòa vốn…của phương án.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi vay vốn. Kiểm soát cho vay phải thực hiện từ khâu bắt đầu cho vay đến khi thu hết nợ, không phải khi phát vay xong là CBTD không cần quan tâm gì nữa đối với khách hàng đã cho vay. Hoạt động giám sát khi cho vay là khâu cũng không kém phần quan trọng trong công tác cho vay của Ngân hàng. CBTD không thể ngồi chờ đến lúc khoản vay hết hạn mà phải tiếp tục theo dõi, kiểm tra xem sau khi vay vốn khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không. Công việc làm ăn của khách hàng có gặp trở ngại gì không để từ đó phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề để kịp thời thu hồi vốn nếu khách hàng làm trái với cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc kịp thời tư vấn cho họ một phương thức khác hiệu quả hơn. Đây cũng là biện pháp tích cực nhằm hạn chế nợ xấu và nợ quá hạn phát sinh.

- Trước khi nợ đến hạn 15 ngày, Ngân hàng phải thông báo cho khách hàng biết số tiền phải trả và ngày trả. Việc làm này phải thường xuyên và liên tục

thì mới có thể đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Thực hiện phân loại nợ quá hạn theo thời gian, theo nguyên nhân nhằm mục đích giúp công tác điều hành có hướng dẫn chỉ đạo cụ thể về giải pháp xử lý như: cho khoanh nợ, thu hồi tiền gốc trước, thu hồi tiền lãi sau, hoặc kéo dài thời gian trả nợ, có thể xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro hoặc qui trách nhiệm trực tiếp cho CBTD đó. Đối với những hộ vay cố tình chay ì, khuất hoãn thì cần đề xuất chính quyền địa phương hỗ trợ xử lý, áp dụng biện pháp bắt buộc cưỡng chế. Tuy nhiên Ngân hàng chỉ gia hạn nợ và điều chỉnh nợ trong trường hợp thật sự cần thiết. Có một số trường hợp vì lý do khách quan hộ sản xuất chưa thể trả ngay khi đế hạn nhưng họ trong tương lai gần nhất họ có thể hoàn trả đuợc, thì Ngân hàng nên gia hạn nợ hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng.

Tóm lại, tất cả các biện pháp từ khâu lựa chọn khách hàng đến khâu giảm tỷ lệ nợ quá hạn nếu được tiến hành đều đặn, nhịp nhàng trong quá trình cho vay thì vốn tín dụng sẽ phát huy hiệu quả, kích thích người dân mạnh dạn làm ăn, tạo ý thức tự giác trong quan hệ vay trả, giảm tỷ lệ nợ quá hạn cũng như nợ xấu.

3.2. Xây dựng và nâng cao trình độ nghiệp vụ

Khách hàng NHNo&PTNT đa phần là nông dân. Hiệu quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết và thị trường tiêu thụ nông sản. Hơn nữa, khả năng tiếp thị, tìm kiếm thị trường…hầu như không có, cho nên việc tiêu thụ nông sản rất thụ động. Chính những đặc điểm này, Ngân hàng muốn hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng không còn cách nào khác là tự thân vận động. đòi hỏi cán bộ Ngân hàng, chủ lực là CBTD cần phải sâu sát địa bàn quản lý của mình, nắm bắt được tình hình biến động cây trồng, số lượng vật nuôi…dự đoán xu hướng thị trường cho các đối tượng này từ đó xác định nhu cầu vốn vay và xây dựng được dự án đầu tư có hiệu quả.

CBTD là mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: có trách nhiệm lớn và việc làm thì gặp nhiều rủi ro. Nếu không có một giải pháp nào khuyến khích e rằng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ không đạt hiệu quả cao. Để giải quyết thực trạng này, Ngân hàng cần phải từng bước sắp xếp lại và bổ sung CBTD để thực hiện tốt việc cho vay… Việc phân công CBTD trên địa bàn và khách hàng phải tương đối phù hợp với năng lực và điều kiện của từng người. Ngoài ra, phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quản lý và nghiệp vụ chuyên môn để có đủ trình độ đáp ứng được yêu cầu hoạt động của ngành, trong quá trình học tập phải gắn lý luận với thực tiễn để CBTD để có thể vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo đem lại hiệu quả chứ không nên làm theo đường mòn của người đi trước mà không có sự sáng tạo phù hợp.

Mặt khác CBTD còn phải được thường xuyên trang bị kiến thức hiểu biết về pháp luật–kinh tế kỹ thuật–thị trường…có liên quan đến quá trình thực hiện công tác tín dụng và nâng cao năng lực tiếp xúc với khách hàng. Từ đó mới có thể là người bạn đồng hành của người sản xuất.

Thực hiện trang bị phương tiện làm việc đầy đủ, cụ thể là máy vi tính mỗi người một máy và máy in để CBTD có thể giải quyết công việc nhanh chóng, không phải chờ đợi và có thể quản lý khách hàng trên máy hoặc có thể tìm tòi học hỏi trên mạng thông tin nội bộ hay internet.

Tóm lại: Con người là yếu tố quyết định, chính vì thế cần phải quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho Cán bộ Ngân hàng. Có được trình độ chuyên môn không hẳn đủ mà còn phải có phong cách phục vụ, là yếu tố không kém quan trọng, tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng. Để có phong cách của một nhân viên giao dịch được khách hàng tín nhiệm, đòi hỏi mỗi Cán bộ luôn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiệp vụ phù hợp với môi trường cạnh tranh.

3.3. Xây dựng và củng cố mạng lưới cho vay

Để hộ vay đến với Ngân hàng, không những để vay tiền mà cả gửi tiền thì giải pháp xây dựng và củng cố mạng lưới cho vay sẽ giúp cho CBTD quản lý khách hàng vay tốt hơn và phần nào giảm đi áp lực công việc quá tải khi vào vụ. Phần lớn khách hàng là hộ nông dân đến giao dịch Ngân hàng, số tiền vay nhỏ, món vay nhiều lại tập trung vào thời vụ, trình độ dân trí chưa đồng đều nên khâu xác lập hồ sơ vay vốn dễ sai sót. Mặt khác, do địa bàn rộng nên việc quản lý khách hàng còn lỏng lẻo. Do đó, Ngân hàng cần có những biện pháp sau:

- Kết hợp với Ủy ban nhân dân các xã kiểm tra hoạt động của hộ vay nhằm hạn chế tiêu cực phát sinh và kịp thời giải quyết những hộ vay sử dụng vốn sai mục đích.

- Hằng năm, nên tổ chức hội nghị sơ tổng kết cho vay theo từng xã để có thể rút kinh nghiệm năm cũ và đề ra phương hướng hoạt động cho năm tới. Đồng thời tạo được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương trong việc thu hồi nợ quá hạn.

- Phát động phong trào thi đua có các chỉ tiêu cụ thể về nợ quá hạn của từng cán bộ phụ trách từng xã. Tăng cường chế độ ưu đãi, khen thưởng, khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là CBTD để họ chủ động đến với khách hàng, tìm ra các khách hàng tiềm năng sẽ đem lại kết quả tốt cho Ngân hàng. CBTD cần sắp xếp lịch giao dịch với khách hàng ở địa bàn mình quản lý để nghe những đóng góp, ý kiến sẽ giúp Ngân hàng được khá hơn trong quá trình hoạt động.

KẾT LUẬN

NHNo&PTNT Ngã Năm là một Ngân hàng chi nhánh của NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng với phương thức đi vay để cho vay, trong những năm qua Ngân hàng thực sự là chổ dựa, là người bạn thân thiết của nông dân, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trong nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội trong huyện.

Từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ngã Năm đóng góp rất lớn vào việc phát triển kinh tế của huyện nhà, nhất là lĩnh vực sản xuất Nông nghiệp.

Do biết cách nắm vững chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng và kế hoạch phát triển huyện nhà, biết tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân huyện, chi nhánh luôn coi trọng đầu tư phát triển Nông nghiệp là chính. Tìm mọi cách để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư tại địa phương. Điều này thấy rõ qua doanh số cho vay hộ sản xuất các năm đều tăng, Ngân hàng tạo điều kiện cho bà con nông dân có đồng vốn sản xuất, dù ở ngành: chăn nuôi, lúa cá, hay các lĩnh vực ngắn hạn, trung hạn thì Ngân hàng cũng cố gắng cung cấp vốn cho nông dân để họ có đủ chi phí sản xuất. Chúng ta thấy nhờ có chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ngã Năm mà cuộc sống người dân vượt hẳn lên, có được thu nhập ổn định, góp phần giảm bớt cho vay nặng lãi ở nông thôn, hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo được việc làm cho những thanh niên thất nghiệp.

Nhìn chung, công tác tín dụng hộ sản xuất qua các năm chi nhánh đạt được những kết quả khá thuận lợi. Tuy nhiên còn gặp khó khăn bởi vì sản xuất Nông nghiệp còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, dịch bệnh, sâu rấy phá hại, thiên tai, lũ lụt, hạn hán. Mặc dù doanh số cho vay đạt kết quả tốt nhưng doanh số thu nợ chưa đạt so với doanh số cho vay, thu nợ thấp nên dư nợ cao, nó làm cho vòng vay vốn ít, vòng vay vốn ít tạo điều kiện cho nguồn vốn mới, luân chuyển chậm.

Trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Ngã Năm đã thể hiện được vai trò và chức năng của mình về tình hình sản xuất lương thực của người dân về mặt số lượng và chất lượng cũng như chủng loại ngày càng tăng, ngày càng đa dạng và phong phú, tạo điều kiện cho mở rộng thị trường hàng nông sản tăng lượng xuất khẩu và nâng cao đời sống nhân dân.

NHNo&PTNT huyện Ngã Năm không những hỗ trợ vốn ngắn hạn để đáp ứng thiếu hụt trong chi phí vốn đầu tư của khách hàng mà còn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ cho sản xuất tốt hơn.

Nhờ vào sự hỗ trợ của Ngân hàng, bà con nông dân đã mạnh dạng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào ruộng, vườn. Nhiều giống mới có năng suất cao đã được nông dân áp dụng kỹ thuật hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa đã thay thế sức người cho nên năng suất ngày càng cao, thu nhập ngày càng tăng.

Mặc dù trong lĩnh vực Nông thôn đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn còn phụ thuộc vào nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhìn chung năm qua nợ xấu tăng cao hơn năm trước. Do đó Ngân hàng cần tìm ra nguyên nhân để rút kinh nghiệm và đưa ra giải pháp khắc phục phòng ngừa.

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngã năm (2009-2011) (Trang 57 - 62)