- (9) Sau khi thực hiện giải ngân, CBTD phải thực hiện kiểm tra tình
b/ Nợ xấu theo đối tượng
Qua biểu bảng 11: nợ xấu đối với các ngành nghề có sự tăng giảm không đều nhau.
Biểu bảng 2.11. Nợ xấu theo đối tượng của NHNo&PTNT huyện Ngã Năm, giai đoạn 2009-2011 ĐVT: triệu đồng. Đối tượng 2009 2010 2011 2010/2009 2011 / 2010 Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 124 199 86 75 60.70 -113 -56.84 2. Chăn nuôi 265 397 89 132 49.87 -308 -77.59 3. KTTH 32 34 65 2 7.73 31 88.54 4.KD 75 59 740 -16 -20.94 681 1147.97 5. Máy NN 74 320 0 246 332.33 -320 -100.00 6.XDN&ĐS 276 296 46 20 7.17 -250 -84.45 7. Khác 0 13 327 13 - 314 2396.11 Tổng cộng 846 1,319 1,353 473 55.91 34 2.58
(Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh của NHNO & PTNT huyện Ngã Năm)
(KTTH: Kinh tế tổng hợp, Máy NN: Máy Nông nghiệp, XDN & ĐS: Xây dựng nhà và đời sống)
Nguyên nhân của nợ xấu chăn nuôi tăng vào năm 2010 chủ yếu là do dịch cúm H5N1 nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của toàn huyện, những người chăn nuôi gia cầm như gà, vịt gặp nhiều bấp bênh, giá gia cầm giảm mạnh. Mặt khác do dịch bệnh trên heo những năm trước làm cho tình hình nợ xấu tăng, nhưng đến năm 2011 nợ xấu giảm đáng kể. Cụ thể, Năm 2010 tăng 49.87% so với năm 2009, sang năm 2011 giảm 77.59% so với năm 2010.
Về Trồng trọt: Năm 2009, nợ xấu của đối tượng này là 124 triệu đồng, sang năm 2010 là 199 triệu đồng tăng 60.70 % so với năm 2009, là do vụ lúa hè thu năm 2009, bà con nông dân thất mùa tổn thất mạnh về tài chính, thêm vào đó là do trúng mùa vụ đông xuân, cây ăn trái...nên nợ xấu giảm theo. Đến năm 2011, nợ xấu có xu hướng giảm trở lại còn 86 triệu đồng giảm 56.84% so với năm 2010, do năm 2010 doanh số thu nợ trồng trọt tăng cao, dẫn đến nợ xấu cũng giảm theo. Bên cạnh những hộ vay làm ăn có hiệu quả cũng còn một số hộ áp dụng kỹ thuật vào sản xuất chưa được tốt, dẫn đến thất mùa.
Ngoài ra còn nguyên nhân nữa là do trong năm này giá của các loại trái cây như sầu riêng, mận…khi vào mùa đã bị dội chợ, trái cây từ các tỉnh bạn đổ về, làm giá cả giảm mạnh vì thế không trả nợ được cho Ngân hàng.
Còn nợ xấu của KTTH tương đối thấp và biến động nhẹ qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 nợ xấu của đối tượng này là 32 triệu. Sang năm 2010 tăng nhẹ lên 34 triệu, tương ứng tỷ lệ tăng 7.73% so với năm 2009. Đến năm 2011, nợ xấu này lại tăng mạnh, đạt 65 triệu đồng, tăng 31 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 88.54%. Nguyên nhân của sự biến động này là cũng là do sự biến động giá, cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở heo. Từ đó, ta thấy rằng việc sản xuất của các hộ nông dân còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên và giá cả thị trường.
Kinh doanh: Nợ xấu kinh doanh có xu hướng tăng ở năm 2011 là 740 triệu đồng, Ta thấy doanh số cho vay ở đối tượng này tăng và doanh số thu nợ cũng có tăng, nhưng bên cạnh những hộ làm ăn có hiệu quả cũng còn tồn tại một số hộ kinh doanh rủi ro thua lỗ…dẫn đến nợ xấu tăng nhẹ là điều khó tránh khỏi.
Biến động nhiều nhất là nợ xấu trong cho vay Máy NN. Từ nợ xấu ở năm 2009 là 74 triệu đồng, đến năm 2010 nợ xấu này tăng rất nhanh lên 320 triệu đồng và đặc biệt ở năm 2011, không còn nợ xấu của đối tượng này. Nguyên nhân là do máy Nông nghiệp là lĩnh vực không mang lại lợi nhuận trực tiếp. Việc trả nợ đối tượng này phần lớn phụ thuộc khá nhiều vào thu nhập mang lại từ ngành trồng trọt, mà trồng trọt còn gặp khó khăn, thất mùa, mất giá nên nợ xấu của đối tượng máy Nông nghiệp thường tăng qua các năm. Tuy nhiên, do công tác thu hồ nợ tốt nên năm 2011 nợ xấu giảm đáng kể.
Nợ xấu cho vay XDN & ĐS cũng biến động. Trong năm 2009, giá thị trường bất động sản trong tình trạng tăng nóng, vật tư xây dựng có nhiều biến động, giá tiêu dùng tăng nên khoản nợ xấu năm này đạt 276 triệu đồng, sang đến năm 2010 nợ xấu đã là 276 triệu đồng. Nhưng đến năm 2011, nợ xấu giảm còn 46 triệu đồng. Đây cũng là một hình thức cho vay tiêu dùng. Đồng thời trong
năm này tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá cả bấp bênh, lạm phát vẫn còn ở mức đáng quan tâm nên người dân chậm trễ trong việc trả nợ.
2.2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo & PTNT huyện Ngã Năm NHNo & PTNT huyện Ngã Năm
Ngoài việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu đối với cho vay hộ SXKD, thì phân tích các chỉ số tài chính cũng là một phương pháp giúp ta đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay hộ SXKD của Ngân hàng.
Biểu bảng 2.12. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Ngã Năm ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tồng dư nợ Triệu đồng 152,167 194,928 238,906
Dư nợ bình quân Triệu đồng 144,098 173,548 216,917 Tồng vốn huy động Triệu đồng 74,186 119,102 157,251 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 214,176 271,203 354,982 Doanh số cho vay Triệu đồng 264,216 336,261 696,593 Doanh số thu nợ Triệu đồng 247,945 293,501 652,615
Dư nợ Triệu đồng 152,167 194,928 238,906 Nợ xấu Triệu đồng 846 1,319 1,353 Tổng dư nợ /Vốn huy động Lần 205.12 163.66 151.93 Nợ xấu / Tổng dư nợ % 0.56 0.68 0.57 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1.72 1.69 3.01 Hệ số thu nợ % 93.84 87.28 93.69
(Nguồn: báo cáo thống kê của NHNo&PTNT Ngã Năm)
2.2.4.1. Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Ta thấy NHNo&PTNT huyện Ngã Năm là một chi nhánh của NHNo VN, đóng trên địa bàn huyện mới thành lập, mang tính thuần nông, điều kiện huy động vốn tại chỗ không phong phú nên vốn huy động thấp chủ yếu là dựa vào vốn điều chuyển từ cấp trên. Như đã phân tích ở phần tổng vốn huy động của NH. Trong những năm gần đây, vốn huy động đang dần lớn mạnh và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Cho nên tỷ lệ này cũng giảm dần qua các năm. Qua khảo sát thì chỉ tiêu tổng dư nợ /vốn huy động luôn lớn
hơn 100%, có thể nói NH đã sử dụng hết hiệu quả của 1 đồng vốn huy động. Cụ thể là:
- Năm 2009 bình quân cứ 100 đồng vốn huy động thì có 205 đồng cho vay.
- Năm 2010 tuy vốn huy động có tăng nhưng đồng thời dư nợ cho vay cũng tăng nên chỉ số có giảm nhưng không đáng kể, bình quân có 167 đồng cho vay trên 100 đồng vốn huy động.
- Năm 2011 bình quân trong 100 đồng huy động thì có 151 đồng cho vay. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng của vốn huy động tăng chậm hơn tốc độ tăng của dư nợ cho vay.
=>Tuy vốn huy động vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của Ngân hàng nhưng đây cũng là thành quả mà tập thể Ngân hàng đã cố gắng phát huy.
2.2.4.2. Nợ xấu trên tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung nợ xấu trên dư nợ của Ngân hàng đều ở mức khống chế của NHNo&PTNT VN là không quá 5%. Theo bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này cao nhất là năm 2009 là 0.56%. Cả về ngắn hạn lẫn trung và dài hạn đều ớ mức tương đối thấp. Do tình hình kinh tế năm 2009, đặc biệt biến động mạnh do ảnh hưởng lạm phát nên tỷ lệ tăng của nợ xấu cao hơn tỷ lệ tăng của dư nợ . Tuy vẫn đảm bảo yêu cầu có thể chấp nhận được nhưng cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng năm 2009 có sự suy giảm rất nhiều. Ngân hàng cần có biện pháp làm giảm tỷ lệ nợ xấu để chất lượng tín dụng tốt hơn.
Đến năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng lên còn 0.68%. nguyên nhân là do biến đọng của nền kinh tế nên nợ xấu cũng có phần tăng. Tuy nhiên, do Ngân hàng có những biện pháp xử lý nợ xấu tốt, đúc kết từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu, các chính sách hỗ trợ tác động vào tâm lý của khách hàng năm 2010.
Sang năm 2011, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 0,57%. Do ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh...nên nợ xấu tăng. Biện pháp làm giảm tỷ lệ nợ xấu để chất lượng tín dụng tốt hơn. Vì thế, Ngân hàng cần có biện pháp làm giảm tỷ lệ nợ xấu nâng cao chất lượng tín dụng.
2.2.4.3. Vòng quay vốn tín dụng
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ công tác thu nợ càng có hiệu quả và tốc độ luân chuyển đồng vốn càng nhanh.
Nhìn chung thì vòng quay của Ngân hàng 3 năm qua ổn định. Năm 2009 là 1,72 vòng, đến năm 2010 là 1,69 vòng trên năm. Năm 201 tăng lên 3.01 vòng. Tuy có sự thay đổi nhưng không đáng kể, có thể nói trong những năm qua vốn tín dụng của Ngân hàng được quay vòng nhanh và hiệu quả. Nhìn chung hệ
số vòng quay tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm có bước phát triển tốt hơn, số vòng quay ngày càng phù hợp với chu kỳ sản xuất của người dân tại địa bàn.
2.2.4.4. Hệ số thu hồi nợ
Hệ số thu hồi nợ cho ta biết khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng trên doanh số cho vay. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu hồi nợ không ngừng tăng lên qua 3 năm và luôn đạt hơn 80% cụ thể là: năm 2009 là 93.84%, năm 2010 là 87.28% và năm 2011 là 93.69%. Chứng tỏ khả năng thu nợ của Ngân hàng là khá tốt.
2.2.5. Đánh giá chung về tính hình tín dụng đối với hộ sản xuất tại Agribank - Ngã Năm Agribank - Ngã Năm