3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.5. Tình hình nhập nội và sản xuất giống lúa thuộc loài phụ Japonica
Hiện nay, Việt Nam đã nhập nội nhiều giống lúa thuộc loài phụ Japonica và đã lai với các giống lúa thuộc loài Indica đạt kết quả tốt. Cố Giáo sƣ Lƣơng Đình Của là ngƣời đầu tiên đã lai tạo giống Ba Thắc (lúa Indica -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nam Bộ) với giống lúa Buncô (lúa Japonica - Nhật Bản) tạo ra giống Nông Nghiệp I (NN1), ngắn ngày, phù hợp với vụ hè thu ở Trung Bộ.
Bộ môn Di truyền - Giống Trƣờng Đại học Nông Nghiệp Hà Nội cũng đã lai lúa A5 (từ NN8) với giống Rumani 45 để tạo ra giống NN75-3 (VN10) hiện nay vẫn đƣợc sử dụng trong vụ chiêm xuân ở miền bắc do có khả năng chịu rét.
An Giang là tỉnh đầu tiên của Việt nam đƣa các giống lúa Nhật vào sản xuất trên địa bàn tỉnh. Năm 2000, diện tích lúa Nhật trên địa bàn tỉnh An Giang là 300 ha đến nay phát triển 900 ha và dự kiến trong vụ sản xuất đông xuân 2008-2009 sẽ nâng lên 2000 ha. Vụ đông xuân 2007-2008, hợp tác xã Vĩnh Thắng - Thoại Sơn - An Giang đã ký hợp đồng với Công ty Liên doanh Angimex - Kitoku (Nhật Bản) sản xuất 4 loại giống lúa thuần chủng Nhật nhƣ: Hananamai, Kinu, Akitakomachi, Koshihikari. Các loại giống này có thời gian sinh trƣởng từ 80-85 ngày, năng suất bình quân từ 5,3-7 tấn/ha. Mấy năm gần đây, thị trƣờng lúa gạo trong nƣớc thƣờng gặp các giống lúa Japonica có nguồn gốc Nhật Bản với giá bán cao gấp 2-3 lần giá gạo Indica. Nhu cầu đối với lúa gạo chất lƣợng cao của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và ngƣời nƣớc ngoài làm ăn tại Việt Nam ngày càng lớn là cơ hội để mở rộng sản xuất và thƣơng mại một số giống lúa mới chất lƣợng cao - lúa hạt tròn Japonica. [24]
Theo GS Nguyễn Văn Luật, vào thập niên 90, Viện Lúa ĐBSCL đã có hợp tác với Viện JIRCAS của Nhật Bản nghiên cứu khảo nghiệm các giống lúa Japonica do các nhà khoa học Nhật mang sang. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp cũng đã hợp tác với Nhật trồng thử ở Thái Bình và một số địa phƣơng khác. Đồng thời công ty của Nhật cũng hợp tác với tỉnh An Giang trồng thử nghiệm các giống lúa hạt tròn Japonica, năng suất đạt 8 – 8,5 tấn/ha. (Vụ lúa đông xuân 2008-2009, anh Nguyễn Nhật Hoai, nông dân ở ấp Tây Bình, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cho biết: Với 5 ha trồng lúa giống của Nhật, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 170 triệu đồng ) Tuy vậy,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
các nghiên cứu trên đây vẫn chƣa xác định đƣợc giống lúa nào phù hợp với loại đất nào (GS. Nguyễn Văn Luật, 2007) [24]
Viện Di truyền Nông nghiệp đang triển khai việc chọn tạo các giống lúa thuộc loài phụ Japonica. Viện đã kết hợp với các Viện thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Hội Giống cây trồng TW triển khai việc chọn tạo, khảo nghiệm gần 100 giống lúa thuộc loài phụ Japonica khác nhau ở các tỉnh phía Bắc. Trong đó, giống lúa ĐS1 thuộc loài phụ Japonica do GS.TS Hoàng Tuyết Minh và cộng sự chọn tạo, đƣợc khảo nghiệm và nhân giống từ năm 2001, có năng suất cao, chất lƣợng tốt, đƣợc Bộ NN và PTNT công nhận là giống tạm thời. Hiện tại giống ĐS1 đang đƣợc mở rộng sản xuất tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền núi nhƣ: Hƣng Yên, Thái Bình, Hoà Bình, Thái Nguyên, Yên Bái và một số địa phƣơng khác.[24].
Giống lúa ĐS1 cũng là giống lúa đƣợc chọn tạo từ giống nhập nội thuộc loài phụ Japonica và đã đƣợc khảo nghiệm quốc gia cũng nhƣ các tỉnh từ vụ xuân năm 2004. Đặc biệt giống ĐS1 là giống lúa thuần chất lƣợng cao và ổn định, đƣợc công nhận tạm thời năm 2006. Giống ĐS1 trồng đƣợc cả hai vụ, thời gian sinh trƣởng trung bình, năng suất vụ xuân đạt trung bình 7-8 tấn/ha, có nhiều ƣu điểm: cứng cây, chịu rét tốt, ít bị sâu bệnh... Đặc biệt, vụ xuân năm 2008 là vụ rét lịch sử, hàng trăm ngàn ha mạ và lúa bị chết rét, nhƣng lúa ĐS1 mạ vẫn xanh tốt, bộ rễ trắng tinh, năng suất ở nhiều điểm đạt trên 8tấn/ha. Theo báo cáo của Trung tâm giống Hoà Bình, lúa ĐS1 càng lên vùng cao lạnh hơn thì năng suất cao hơn, một số gia đình đạt trên 10tấn/ha. Giá gạo bán tại địa phƣơng cao hơn so với các giống khác 2.500đ/kg. Kết quả sản xuất giống ĐS1 tại các xã vùng cao Yên Bái, Thái Nguyên và một số tỉnh miền xuôi vụ xuân năm 2010 nhƣ tỉnh Hải Dƣơng, Hòa Bình, Thái Bình, … giống lúa ĐS-1 đƣợc đánh giá là có thể trồng đƣợc 2 vụ, là giống lúa chất lƣợng cao, có tiềm năng về năng suất, có thể đạt từ trên 5 tấn đến 8 tấn/ha/vụ. Giống dễ trồng, dễ tính, rất phù hợp với điều kiện đất đai và canh tác ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt rất thích hợp với vùng núi cao lạnh và sâu bệnh ít nên nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
rất ƣa chuộng. Trong điều kiện rét đậm và rét hại vụ đông xuân năm 2008, trong khi hàng trăm ha lúa, mạ các giống khác bị chết rét thì giống lúa này vẫn có khả năng chống rét tốt, sinh trƣởng bình thƣờng. Do vậy, các tỉnh phía Bắc, nhất là các tỉnh miền núi cao có rất nhiều triển vọng để mở rộng sản xuất giống lúa này. Ngoài ra Viện Di truyền nông nghiệp đang tiếp tục khảo nghiệm và chọn tạo hàng chục giống Japonica khác, trong đó đang nhân nhanh một số giống: J01, J02 có thời gian sinh trƣởng từ 100 - 110 ngày, năng suất tiềm cao và tỷ lệ gạo cao hơn, có thể tham gia cơ cấu mùa sớm kịp cho sản xuất vụ đông.[24].
Chiến lƣợc phát triển giống lúa thuộc loài phụ Japonica thời gian tới là tuyển chọn những giống có năng suất, chất lƣợng, chống chịu sâu bệnh để phát triển sản xuất ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là miền núi phía Bắc. Dự kiến sẽ đƣa kỹ thuật gieo thẳng vào sản xuất và đƣa vụ xuân sớm hơn nhờ đặc tính chịu lạnh, khai thác các giống có thời gian sinh trƣởng ngắn, bảo đảm sản xuất đƣợc 2 vụ lúa có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, chất lƣợng gạo cao hơn so với các giống Indica ở cùng khu vực. Khai thác thêm một vụ đông giữa 2 vụ lúa ở một số địa bàn. Gạo Japonica sản xuất ở Miền Núi cần trở thành thƣơng hiệu với chất lƣợng và giá trị thƣơng mại cao, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Sự tham gia của các công ty giống, các công ty chế biến cần đƣợc khuyến khích để đẩy mạnh sản xuất và quảng bá “Gạo núi Japonica”, “Gạo hữu cơ Japonica”. [24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, nội dung và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Các giống lúa mới năng suất, chất lƣợng cao có thời gian sinh trƣởng ngắn, mới đƣợc nhập nội theo hƣớng năng suất, chất lƣợng và phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của địa phƣơng.
Gồm 9 giống lúa: STT Giống Nguồn gốc 1 ĐS1 Nhập nội từ Nhật Bản 2 J01 Nhập nội từ Nhật Bản 3 J02 Nhập nội từ Nhật Bản 4 J09 Nhập nội từ Nhật Bản 5 TC1 Nhập nội từ Nhật Bản 6 CT3 Nhập nội từ Nhật Bản 7 TN22 Nhập nội từ Nhật Bản 8 HaNa Nhập nội từ Nhật Bản
9 HT1 (đ/C) Nhập nội từ Trung Quốc
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, năng suất của các giống lúa thuần loài phụ Japonica trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011 trên đất trồng 02 vụ lúa của thành phố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nghiên cứu đánh giá khả năng chống chịu về sâu, bệnh hại đối với các giống lúa nghiên cứu trên đất 02 vụ lúa.
- Đánh giá chất lƣợng gạo qua chất lƣợng nấu nƣớng của các giống lúa nghiên cứu.
2.1.3.Thời gian, địa điểm tiến hành nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 07/2010 đến tháng 06/2011.
- Địa điểm nghiên cứu: tại xã Tân Thịnh, Thành phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái.
2.2. Bố trí thí nghiệm
- Số công thức: 9 công thức (t= 9) - Số lần nhắc lại: 3 lần nhắc lại (r= 3). - Số ô thí nghiệm: (t) x (r) = 9 x 3 = 27 ô
- Diện tích 1 ô là 10m2 x 27 ô = 270m2. Diện tích cả dải bảo vệ là 400m2
- Kiểu bố trí thí nghiệm: Theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.
* Phân Bón: Lƣợng bón (tính cho 01ha). Lƣợng phân bón:
Bón 10 tấn phân chuồng + 100 kg N + 80 kg P2O5 + 100 kg K2O (theo quy trình hiện hành cho giống HT1 tại Yên Bái).
* Cách bón:
- Bón lót 100% phân chuồng + 100% P2O5
- Bón thúc đợt 1: Sau cấy 7-10 ngày (chọn những ngày nắng ấm), bón 30% đạm Urê + 50% kali clorua
- Bón thúc lần 2: Khi lúa đẻ nhánh rộ bón 50% đạm Urê kết hợp với làm cỏ sục bùn
- Bón đón đòng: Khi lúa hình thành khối sơ khởi bón 20% đạm + 50% kali clorua còn lại.
* Mật độ cấy: Cấy 45 khóm /m2, mỗi khóm cấy 2 dảnh. Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn Dải bảo vệ I II III Dả i bả o vệ ĐS1 TC1 TN22 Dả i bả o vệ J01 J09 CT3 J02 HT1(đ/c) ĐS1 J09 J01 TC1 TC1 TN22 HaNa CT3 HaNa J02 TN22 ĐS1 HT1(đ/c) HaNa CT3 J09 HT1(đ/c) J02 J01 Dải bảo vệ
2.3 Các chỉ tiêu cần theo dõi:
Tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu đều đƣợc dựa trên hệ thống đánh giá tiêu chuẩn các giống lúa của Viện nghiên cứu lúa của Quốc tế IRRI ấn hành năm 1996.
2.3.1. Chỉ tiêu chất lƣợng mạ
Đánh giá theo thang điểm của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), quan sát hình thái cây mạ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn Điểm 1: tốt. Điểm 3: khá. Điểm 5: trung bình. Điểm 7: rất kém. 2.3.2. Chỉ tiêu về khả năng đẻ nhánh
Cứ 7 ngày theo dõi 1 lần ở những cây định sẵn, đếm toàn bộ số dảnh trên mỗi khóm, các cây đƣợc theo dõi với số dảnh bằng nhau theo đƣờng chéo (1khóm/điểm, 3 điểm/ô, 9 cây/công thức).
Theo dõi đẻ nhánh: + Dảnh cơ bản (dảnh/khóm). + Dảnh tối đa (dảnh/khóm). + Dảnh hữu hiệu (bông/khóm). Từ trên ta tính ra các chỉ tiêu sau:
Dảnh tối đa + Sức đẻ nhánh chung = Dảnh cơ bản Dảnh hữu hiệu + Sức đẻ hữu hiệu = Dảnh cơ bản Dảnh hữu hiệu + Tỷ lệ đẻ hữu hiệu (%) = x 100 % Dảnh tối đa
2.3.3. Chiều cao cây cuối cùng
Đo từ gốc đến chóp bông cao nhất của 9 khóm điều tra lấy mẫu/giống ở 3 lần nhắc lại (mỗi lần nhắc lại 3 khóm) rồi tính kết quả trung bình.
2.3.4. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại
Rầy nâu: theo dõi cây chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ cây, đánh giá
theo thang điểm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây.
Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chƣa bị cháy rầy.
Điểm 5: Những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10-25% số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng.
Điểm 7: Hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn nghiêm trọng. Điểm 9: Tất cả các cây chết.
Sâu cuốn lá: Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành
ống ở thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng theo thang điểm dƣới đây: Điểm 0: không có cây bị hại.
Điểm 1: 1-10% cây bị hại. Điểm 3: 11-20% cây bị hại. Điểm 5: 21-35% cây bị hại. Điểm 7: 36-60% cây bị hại. Điểm 9: 61-100% cây bị hại.
Sâu đục thân: Theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng và
bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín ở các khóm điều tra, với 3 lần nhắc lại Đánh giá theo thang điểm:
Điểm 0: không bị hại.
Điểm 1: 1-10% dảnh hoặc bông bị hại. Điểm 3: 11-20% dảnh hoặc bông bị hại. Điểm 5: 21-30% dảnh hoặc bông bị hại. Điểm 7: 31-50% dảnh hoặc bông bị hại. Điểm 9: 51-100% dảnh hoặc bông bị hại.
Bệnh bạc lá: Đánh giá trên diện tích lá bị hại tính theo thang điểm:
Điểm 1: 1-5% diện tích lá bị hại. Điểm 3: 6-12% diện tích lá bị hại. Điểm 5: 13-25% diện tích lá bị hại. Điểm 7: 26-50% diện tích lá bị hại. Điểm 9: 51-100% diện tích lá bị hại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bệnh khô vằn: Theo thang điểm đánh giá độ cao của vết bệnh trên cây gồm có:
Điểm 0: Không có triệu chứng.
Điểm 1: Vết bệnh ở vị trí thấp hơn 20% chiều cao cây. Điểm 3: Vết bệnh ở vị trí 20-30% chiều cao cây.
Điểm 5: Vết bệnh ở vị trí 31-45% chiều cao cây. Điểm 7: Vết bệnh ở vị trí 46-65% chiều cao cây. Điểm 9: Vết bệnh ở vị trí trên 65% chiều cao cây.
Bệnh đạo ôn: Đối với bệnh đạo ôn lá tiến hành đánh giá theo thang điểm:
Điểm 0: Không thấy có vết bệnh.
Điểm 1: Các vết bệnh mầu nâu hình kim châm ở giữa, chƣa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.
Điểm 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đƣờng kính 1-2mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dƣới đều có vết bệnh.
Điểm 3: Dạng hình vết bệnh nhƣ ở điểm 2 nhƣng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên.
Điểm 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơn, diện tích vết bệnh trên lá dƣới 4% diện tích lá.
Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4-10% diện tích lá. Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11-25% diện tích lá. Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 26-50% diện tích lá. Điểm 8: Vết bệnh điển hình chiếm 51-75% diện tích lá. Điểm 9: Hơn 75% diện tích lá bị bệnh.
Đối với bệnh đạo ôn hại bông, tiến hành đánh giá theo thang điểm:
Điểm 0: Không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài Cùống bông. Điểm 1: Vết bệnh có trên một vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2.
Điểm 3: Vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông. Điểm 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dƣới trục bông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc ở phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.
Điểm 9: Vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.
2.3.5. Tính chịu lạnh ở giai đoạn mạ
Đánh giá sau khi mỗi đợt rét kết thúc 3 ngày.
Điểm 1: Mạ mầu xanh đậm, cây sinh trƣởng bình thƣờng có thể vẫn đẻ nhánh. Điểm 3: Mạ mầu xanh nhạt, đầu lá hơi bị táp.
Điểm 5: Mạ mầu vàng, đầu lá táp vàng hoặc héo xanh. Điểm 7: Mạ mầu vàng nâu, có số cây chết dƣới 10%. Điểm 9: Mạ chết từ 10% đến 50%.
2.3.6. Tính chống đổ
Theo dõi ở giai đoạn từ trỗ đến chín tính theo thang điểm. Điểm 1: Chống đổ tốt. Không đổ.
Điểm 3: Chống đổ khá. Hầu hết các cây đều nghiêng nhẹ
Điểm 5: Chống đổ trung bình. Hầu hết các cây bị nghiêng 300
(Góc tạo bởi thân cây và mặt ruộng).
Điểm 7: Chống đổ yếu. Hầu hết các cây bị nghiêng 450
.
Điểm 9: Chống đổ rất yếu. Tất cả các cây đều nằm rạp trên mặt đất.
2.3.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Gặt các cây theo dõi (3 cây/ô, 9 cây/công thức). Đo đếm các chỉ tiêu: Số bông/m2
. Số hạt chắc/bông.