Tình hình nghiên cứu lúa trong nƣớc

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống lúa thuộc loài phụ japonica tại thành phố yên bái, tỉnh yên bái (Trang 33 - 36)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa trong nƣớc

Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam châu Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa. Có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn đƣợc phù sa bồi đắp thƣờng xuyên, các vùng đồng bằng châu thổ đều đƣợc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa.

Trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, cây lúa luôn gắn liền với đời sống hằng ngày của dân tộc ta. Vì vậy có thể nói rằng Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

là cái nôi của nền văn minh lúa nƣớc, sản xuất lúa gạo đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của ngƣời dân Việt Nam, nó không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân trong nƣớc mà nó còn góp phần quan trọng vào thị trƣờng xuất khẩu lúa gạo của thế giới.

Trƣớc năm 1954, ngƣời dân Việt Nam với đức tính cần cù sáng tạo đã đúc rút đƣợc nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và đã sử dụng các giống lúa địa phƣơng, tuy năng suất không cao nhƣng chất lƣợng tốt, thích ứng với đất đai và điều kiện khí hậu của Việt Nam đồng thời có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh. Nhiều giống lúa đƣợc lƣu truyền trong sản xuất từ đời này sang đời khác nhƣ giống: Chiêm Tép, Chiêm Sài Đƣờng, Chiêm Cút,... các giống gieo cấy vụ mùa nhƣ: lúa Di, lúa Tám Xoan, lúa Dự...

Từ sau ngày hoà bình lập lại (1954), miền Bắc nƣớc ta bƣớc vào công cuộc xây dựng và tái thiết lập đất nƣớc. Đảng và nhà nƣớc ta đã đặc biệt chú trọng tới việc phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng với mục đích nhanh chóng đƣa đất nƣớc ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh trở thành một đất nƣớc có nền công nghiệp phát triển. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau kinh tế của đất nƣớc ta vẫn rơi vào tình trạng khủng hoảng. Đất nƣớc vẫn không thể chuyển mình và nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trƣớc thực trạng đó Đảng và nhà nƣớc ta đã có những nhìn nhận đúng đắn, thẳng thắn về đƣờng lối chính sách và vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Đảng và nhà nƣớc ta quan tâm đó là tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp. Các nhà nông học đã nhập nội, thử nghiệm sản xuất nhiều giống lúa ngắn ngày của Trung Quốc, làm tiền đề cho sự ra đời của vụ lúa Xuân gieo cấy bằng các giống Chân Trâu Lùn, Trà Trung Tử...

Khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc ta đƣợc thống nhất, cả nƣớc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975), chúng ta đã tập trung nhiều vào nghiên cứu cây lúa, trong đó công tác chọn tạo và lai tạo các giống đặc biệt đƣợc chú trọng. Nhờ các thành tựu trong nghiên cứu và áp dụng tiến bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

khoa học kỹ thuật, năng suất lúa của Việt Nam không ngừng tăng. Chúng ta cũng đã nhập nội một số giống từ Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và của một số nƣớc khác làm phong phú bộ giống lúa của Việt Nam.

Nhận rõ tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng, cho nên từ đại hội Đảng lần thứ VI và các kỳ đại hội tiếp theo, ngành nông nghiệp đã đƣợc Đảng, nhà nƣớc quan tâm thúc đẩy đúng mức. Trong một thời gian không lâu đất nƣớc đang từ một quốc gia nhập khẩu lƣơng thực, ngƣời nông dân làm ra sản phẩm lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác song quanh năm vẫn chịu cảnh thiểu đói lƣơng thực, nay đã trở thành một quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên thế giới, song một vấn đề đặt ra đó là số lƣợng xuất khẩu nhiều nhƣng giá bán không cao do chất lƣợng gạo của Việt Nam còn kém so với các nƣớc khác nhƣ Thái Lan chẳng hạn. Vì thế chiến lƣợc sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong những năm tới và các thập niên tiếp là: phấn đấu đạt và duy trì sản lƣợng lúa hằng năm ở mức gần 40 triệu tấn/năm nhƣ hiện nay, đồng thời đƣa vừa gieo cấy khoảng 1 triệu ha lúa chất lƣợng cao để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu gạo chất lƣợng cao nhằm đem lại hiệu quả kinh tế.

Với điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho ngƣời trồng lúa, Việt Nam đƣợc coi nhƣ cái nôi của nền văn minh lúa nƣớc. Phát huy những lợi thế đó trong những năm qua thực hiện chủ trƣơng đổi mới của Đảng từ nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay nền nông nghiệp nƣớc ta đƣợc Đảng và nhà nƣớc đặc biệt quan tâm, coi nền nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và đã đƣợc đầu tƣ đúng mức nên năng suất và sản lƣợng lúa gạo Việt Nam không ngừng đƣợc nâng cao.

Để có đƣợc một ngành nông nghiệp nhƣ ngày nay, đã có nhiều thế hệ nhà khoa học đóng góp công sức, trí tuệ để nghiên cứu ra các công trình khoa học nông nghiệp có giá trị, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nƣớc từ những năm trƣớc giải phóng cho tới nay, sau thành công về sản lƣợng lúa chúng ta cần có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

một cách nhìn toàn diện hơn về sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong đó vấn đề chất lƣợng của lúa gạo cần đặc biệt quan tâm.

Việt Nam có hàng nghìn giống lúa đƣợc gieo trồng trong cả nƣớc, có nhiều bộ giống tốt phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Một số giống lúa chất lƣợng cao nhƣ giống Tám Thơm, lúa Dự, Nàng Thơm, Nếp Cái Hoa Vàng, Nếp Cẩm, Nếp Tú Lệ, các giống Nếp Nƣơng, Tẻ Nƣơng....đã đƣợc đƣa vào cơ cấu gieo cấy ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Chúng ta đã nhập và thuần hoá nhiều giống lúa tốt từ nƣớc ngoài mà nay đã trở thành các giống lúa đặc sản của Việt Nam có thƣơng hiệu nhƣ: IR64 Điện Biên, Bao Thai Định Hoá, Khaodomaly Tiền Giang....[20]

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống lúa thuộc loài phụ japonica tại thành phố yên bái, tỉnh yên bái (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)