3. Ý nghĩa của đề tài
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa trong nƣớc
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, có nền văn minh lúa nƣớc trải qua 4000 năm, sản xuất lúa gạo gắn liền với sự phát triển nông nghiệp. Nƣớc ta nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, lƣợng bức xạ mặt trời cao và đất đai phù hợp nên có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm với nhiều giống lúa khác nhau.
Từ thủa đầu dựng nƣớc cây lúa đã đƣợc gắn liền với nền văn minh lúa nƣớc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta. Cùng thời gian đó năng suất và sản lƣợng lúa cũng tăng lên rõ rệt nhờ vào công cuộc cải cách về giống lúa và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về phân bón, tƣới tiêu, phòng trừ sâu bệnh một cánh hợp lý, đồng bộ. Tính từ năm 1961 đến năm 2005, năng suất lúa của nƣớc ta đã tăng lên 2,8 lần, giai đoạn tăng cao nhất là từ thập kỷ 80 đến nay. Có đƣợc nhƣ vậy là nhờ các tiến bộ mới trong thâm canh tăng năng suất lúa đƣợc ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là việc chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai, từ cơ chế hợp tác sang tƣ nhân hoá (Khoán 10), lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ đã khuyến khích ngƣời dân đầu tƣ, thâm canh sản xuất lúa. Sản lƣợng lúa của Việt Nam cũng vì thế mà tăng liên tục từ 9,0 triệu tấn năm 1961 lên 38,89 triệu tấn năm 2009 (Bảng 1.3). Từ một nƣớc thiếu ăn, phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo/năm trƣớc đây, Việt Nam đã vƣơn lên giải quyết an ninh lƣơng thực cho 86 triệu dân, ngoài ra còn xuất khẩu một lƣợng gạo lớn ra thị trƣờng thế giới. Những năm gần đây, nƣớc ta luôn đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) về lƣợng gạo xuất khẩu (đạt 5,25 triệu tấn năm 2005) và sẽ ổn định xuất khẩu khoảng 4 - 5 triệu tấn trong những năm tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đây là thành công lớn trong công tác chỉ đạo và phát triển sản xuất lúa của Việt Nam.
Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng nhƣ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa đều khẳng định tầm vóc chiến lƣợc của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lƣợc quan trọng.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo trong những năm qua cũng lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu và là khâu đột phá. Cụ thể, Đại hội VI của Đảng (1986) đã đánh giá: những bƣớc đi đầu tiên trong cải tiến cơ chế quản lý đã cho thấy sự xuất hiện sớm hơn của tƣ duy mới, cách làm mới trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có Chỉ thị 100 (tháng 10-1981) của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, về thay đổi cách chỉ đạo, tổ chức sản xuất, quản lý hợp tác xã nông nghiệp, đã đem lại niềm phấn khởi và khí thế mới ở nông thôn, giải phóng sức sản xuất cho hàng triệu nông dân.
Trên cơ sở thắng lợi của cơ chế Khoán 100 (khoán đến nhóm và ngƣời lao động), ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10 về Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, trong đó xác định rõ vai trò của kinh tế hộ, coi hộ gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ, đƣợc giao quyền sử dụng ruộng đất...
Tác dụng của cơ chế Khoán 10 cùng với những thành tựu về thuỷ lợi, cải tạo giống, thâm canh tăng năng suất ở đồng bằng Bắc Bộ và mở rộng diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long đã đƣa nền nông nghiệp Việt Nam sang trang sử mới. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1988 vẫn còn phải nhập khẩu hơn 450.000 tấn gạo, nhƣng từ năm 1989, Việt Nam vừa bảo đảm nhu cầu lƣơng thực trong nƣớc, có dự trữ, vừa xuất khẩu gạo mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn và tiến dần lên tới 4 đến 4,5 triệu tấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhƣ hiện nay...
Trên cơ sở nhìn lại hơn 20 năm đổi mới của đất nƣớc và phân tích thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ năm 2000 đến nay, Hội nghị Trung ƣơng 7 vừa qua đã tập trung trí tuệ, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, dân chủ và nhất trí thông qua Nghị quyết "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn". Và ngày 05/8/2008, Ban chấp hành Trung ƣơng đã chính thức ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Hiện nay lúa vẫn là cây lƣơng thực quan trọng nhất ở nƣớc ta, cây lúa cung cấp 85 - 87% tổng sản lƣợng lƣơng thực trong nƣớc.
Trong những năm gần đây diện tích cấy lúa không tăng nhƣng do năng suất cây lúa đƣợc cải thiện đáng kể mà sản lƣợng lúa không ngừng tăng lên từ 24,9 triệu tấn thóc năm 1995 đến năm 2009 đã đạt 38,89 triệu tấn.
Sau một chặng đƣờng dài không ngừng đổi mới phát triển nông nghiệp sản xuất lúa gạo ở nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể nhƣ:
Xây dựng và phát triển các cánh đồng lúa nƣớc khắp nơi trên nền tảng cải tạo đất đai, thuỷ lợi, tăng diện tích tƣới tiêu. Có thể nói nơi nào có đất phẳng, có nguồn nƣớc thì nơi đó có thể phát triển thành cánh đồng lúa nƣớc dù ở đồng bằng hay trung du miền núi.
Nhập nội và lai tạo giống mới có khả năng thích nghi và chống chịu. Trên cơ sở đó điều chỉnh thời vụ chính và tăng vụ, tăng diện tích lúa đông xuân, hè thu, giảm diện tích lúa nổi, lúa nƣơng rẫy, phát triển nhiều trà lúa đối với vụ đông xuân ở miền Bắc để hạn chế bệnh do thời tiết. Tạo đƣợc mùa vụ thay đổi cơ cấu cây trồng trong đó cây lúa làm trung tâm.
Ứng dụng hệ thống kỹ thuật canh tác tiến bộ trong việc bón phân, bảo vệ thực vật và làm đất.
Phát triển công nghiệp sau khi thu hoạch, nâng cao công nghiệp chế biến, tránh sự tổn thất kho, tăng chất lƣợng và giá trị xuất khẩu.
Đổi mới chính sách sản xuất, lƣu thông đã tạo đƣợc động lực, giải phóng đƣợc mọi lực lƣợng sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của Việt Nam giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2009 Năm Diện tích (triệu/ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (triệu tấn) 1961 4,74 19,00 9,00 1970 4,72 21,50 10,17 1980 5,60 20,80 11,65 1990 6,04 31,81 19,20 1995 6,76 36,90 24,96 1996 7,00 37,70 26,39 1997 7,01 38,80 27,52 1998 7,36 39,60 29,14 1999 7,65 41,00 31,39 2000 7,66 42,50 32,53 2001 7,49 42,70 32,10 2002 7,50 45,90 34,43 2003 7,45 46,40 34,56 2004 7,44 48,20 35,86 2005 7,33 49,50 36,28 2006 7,32 48,94 35,80 2007 7,20 49,81 35,90 2008 7,41 52,23 38,72 2009 7,44 52,27 38,89 ( Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010 )
Quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, bên cạnh những thách thức, lúa gạo Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Trong khi đó nhu cầu gạo trên thị trƣờng thế giới và khu vực 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
năm tới dự báo vẫn tiếp tục sôi động do cầu vẫn tăng. Những năm gần đây hiệp hội xuất khẩu gạo giữa các nƣớc trên thế giới và khu vực cũng tạo điều kiện cho mỗi nƣớc. Thách thức với Việt Nam là thành viên của WTO nên thị trƣờng nông sản nói chung, thị trƣờng Việt Nam nói riêng sẽ mở rộng cửa cho hàng nhập khẩu từ các nƣớc. Hàng rào thuế quan và sự bảo hộ của nhà nƣớc đối với sản xuất và xuất khẩu gạo dần hạn chế và tiến tới bãi bỏ. Gạo Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc,…và các nƣớc khác có chất lƣợng cao giá rẻ hơn sẽ tràn vào thị trƣờng Việt Nam với thuế nhập khẩu không đáng kể (94% hàng hóa Mỹ nhập vào Việt Nam hƣớng thuế suất 15% trong đó hàng lƣơng thực gạo, ngô không đáng kể). Do đó lúa gạo Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên sân nhà, trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến gạo của ta còn lạc hậu.
Những giải pháp cơ bản để thúc đẩy xuất khẩu gạo là: Nghiên cứu khảo nghiệm và đƣa các giống lúa mới phù hợp với thị hiếu của thị trƣờng và tích cực phát triển các giống lúa chất lƣợng đã đƣợc khẳng định nhƣ gạo Chợ Đào ở Long An, Tám Xoan ở Bắc Bộ, … để tiến tới xây dựng vùng chuyên canh lúa cao cấp với sản lƣợng 1 triệu tấn/năm tại đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng thƣơng hiệu độc quyền cho các sản phẩm cao cấp đó. Đồng thời áp dụng tổng hợp các biện pháp nhƣ quy trình canh tác, bảo quản sau thu hoạch tiên tiến, nâng cao kỹ thuật và năng lực xay xát, tăng cƣờng khả năng bốc xếp tại các cảng xuất khẩu... để tạo ra một thƣơng hiệu Việt về lúa gạo có sức cạnh tranh mạnh trên thế giới.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa trong nƣớc
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam châu Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa. Có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn đƣợc phù sa bồi đắp thƣờng xuyên, các vùng đồng bằng châu thổ đều đƣợc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa.
Trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, cây lúa luôn gắn liền với đời sống hằng ngày của dân tộc ta. Vì vậy có thể nói rằng Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
là cái nôi của nền văn minh lúa nƣớc, sản xuất lúa gạo đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của ngƣời dân Việt Nam, nó không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân trong nƣớc mà nó còn góp phần quan trọng vào thị trƣờng xuất khẩu lúa gạo của thế giới.
Trƣớc năm 1954, ngƣời dân Việt Nam với đức tính cần cù sáng tạo đã đúc rút đƣợc nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và đã sử dụng các giống lúa địa phƣơng, tuy năng suất không cao nhƣng chất lƣợng tốt, thích ứng với đất đai và điều kiện khí hậu của Việt Nam đồng thời có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh. Nhiều giống lúa đƣợc lƣu truyền trong sản xuất từ đời này sang đời khác nhƣ giống: Chiêm Tép, Chiêm Sài Đƣờng, Chiêm Cút,... các giống gieo cấy vụ mùa nhƣ: lúa Di, lúa Tám Xoan, lúa Dự...
Từ sau ngày hoà bình lập lại (1954), miền Bắc nƣớc ta bƣớc vào công cuộc xây dựng và tái thiết lập đất nƣớc. Đảng và nhà nƣớc ta đã đặc biệt chú trọng tới việc phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng với mục đích nhanh chóng đƣa đất nƣớc ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh trở thành một đất nƣớc có nền công nghiệp phát triển. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau kinh tế của đất nƣớc ta vẫn rơi vào tình trạng khủng hoảng. Đất nƣớc vẫn không thể chuyển mình và nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trƣớc thực trạng đó Đảng và nhà nƣớc ta đã có những nhìn nhận đúng đắn, thẳng thắn về đƣờng lối chính sách và vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Đảng và nhà nƣớc ta quan tâm đó là tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp. Các nhà nông học đã nhập nội, thử nghiệm sản xuất nhiều giống lúa ngắn ngày của Trung Quốc, làm tiền đề cho sự ra đời của vụ lúa Xuân gieo cấy bằng các giống Chân Trâu Lùn, Trà Trung Tử...
Khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc ta đƣợc thống nhất, cả nƣớc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975), chúng ta đã tập trung nhiều vào nghiên cứu cây lúa, trong đó công tác chọn tạo và lai tạo các giống đặc biệt đƣợc chú trọng. Nhờ các thành tựu trong nghiên cứu và áp dụng tiến bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
khoa học kỹ thuật, năng suất lúa của Việt Nam không ngừng tăng. Chúng ta cũng đã nhập nội một số giống từ Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và của một số nƣớc khác làm phong phú bộ giống lúa của Việt Nam.
Nhận rõ tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng, cho nên từ đại hội Đảng lần thứ VI và các kỳ đại hội tiếp theo, ngành nông nghiệp đã đƣợc Đảng, nhà nƣớc quan tâm thúc đẩy đúng mức. Trong một thời gian không lâu đất nƣớc đang từ một quốc gia nhập khẩu lƣơng thực, ngƣời nông dân làm ra sản phẩm lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác song quanh năm vẫn chịu cảnh thiểu đói lƣơng thực, nay đã trở thành một quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên thế giới, song một vấn đề đặt ra đó là số lƣợng xuất khẩu nhiều nhƣng giá bán không cao do chất lƣợng gạo của Việt Nam còn kém so với các nƣớc khác nhƣ Thái Lan chẳng hạn. Vì thế chiến lƣợc sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong những năm tới và các thập niên tiếp là: phấn đấu đạt và duy trì sản lƣợng lúa hằng năm ở mức gần 40 triệu tấn/năm nhƣ hiện nay, đồng thời đƣa vừa gieo cấy khoảng 1 triệu ha lúa chất lƣợng cao để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu gạo chất lƣợng cao nhằm đem lại hiệu quả kinh tế.
Với điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho ngƣời trồng lúa, Việt Nam đƣợc coi nhƣ cái nôi của nền văn minh lúa nƣớc. Phát huy những lợi thế đó trong những năm qua thực hiện chủ trƣơng đổi mới của Đảng từ nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay nền nông nghiệp nƣớc ta đƣợc Đảng và nhà nƣớc đặc biệt quan tâm, coi nền nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và đã đƣợc đầu tƣ đúng mức nên năng suất và sản lƣợng lúa gạo Việt Nam không ngừng đƣợc nâng cao.
Để có đƣợc một ngành nông nghiệp nhƣ ngày nay, đã có nhiều thế hệ nhà khoa học đóng góp công sức, trí tuệ để nghiên cứu ra các công trình khoa học nông nghiệp có giá trị, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nƣớc từ những năm trƣớc giải phóng cho tới nay, sau thành công về sản lƣợng lúa chúng ta cần có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
một cách nhìn toàn diện hơn về sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong đó vấn đề chất lƣợng của lúa gạo cần đặc biệt quan tâm.
Việt Nam có hàng nghìn giống lúa đƣợc gieo trồng trong cả nƣớc, có nhiều bộ giống tốt phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Một số giống lúa chất lƣợng cao nhƣ giống Tám Thơm, lúa Dự, Nàng Thơm, Nếp Cái Hoa Vàng, Nếp Cẩm, Nếp Tú Lệ, các giống Nếp Nƣơng, Tẻ Nƣơng....đã đƣợc đƣa vào cơ cấu gieo cấy ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Chúng ta đã nhập và thuần hoá nhiều giống lúa tốt từ nƣớc ngoài mà nay đã trở thành các giống lúa đặc sản của Việt Nam có thƣơng hiệu nhƣ: IR64 Điện Biên, Bao Thai Định Hoá, Khaodomaly Tiền Giang....[20]
1.3.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lƣợng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, lúa thơm có nhiều nét đặc sắc thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Bên cạnh lúa thơm cổ truyền, một vài giống lúa thuần thông qua lai tạo có mùi thơm cùng đƣợc sự phát triển trong sản xuất. Các nhà chọn giống nƣớc ta đã khai thác nguồn bố mẹ trong ngân hàng gen Việt Nam thông qua nội dung: chọn giống thuần, đột biến gen, lai đơn, nuôi cấy mô khai thác đột biến tế bào somma...v.v... [19]