Phương pháp phẫu thuật:

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường mổ cổ trước bên (Trang 37 - 38)

Tư thế bệnh nhân:

Phẫu thuật được thực hiện dưới sự vô cảm toàn thân mê nội khí quản. Bệnh nhân nằm ngửa, đầu cao 10o, cổ hơi ưỡn, đầu cố định trên giá đỡ, nghiêng 10o về bên phải hoặc trái. Hai vai được cố định và kéo xuống dưới để thuận lợi cho việc dùng màng tăng sáng .. Thường đặt gối một phần dưới vai và cổ. Ống nội khí quản phải được đảm bảo và được đặt phía trên, ra ngoài phẫu trường .

Rạch da:

Để cho kết quả thẩm mỹ tốt, rạch da đường ngang theo nếp da cổ, bắt đầu từ đường giữa, sử dụng đường rạch 3 cm cho hàn xương một tầng và đường rạch 4 cm cho hàn xương hai tầng. Phẩu thuật viờn thuận tay phải rạch bên da phải nhưng nguy cơ tổn thương thần kinh quặt ngược cao hơn bên trái. Phẩu thuật viên thuận tay trái rạch da bên trái, ở vị trí cổ thấp nguy cơ tổn thương ống ngực. Thường phẫu thuật viên rạch da đối bên với thương tổn để phẩu trường nhỡn rừ hơn.

Vị trí đường rạch da rất quan trọng, nên rạch tại tầng bệnh lý dựa vào mốc giải phẫu với đường rạch ngang, các mốc này bao gồm ngang xương móng là C4 C5, ngang sụn giáp C5 C6 và ngay dưới sụn giáp để bộc lộ C6 C7.

Phương pháp Smith-Robinson (1955)

Đi vào khoang gian đốt, dùng dao cắt dây chằng dọc trước, rồi dựng thỡa nạo xương cắt bỏ đĩa đệm, sau đó ghép xương mào chậu hoặc ghép xương động loại hay xương nhân tạo. Đặt nẹp cố định tùy theo số lượng tầng điều trị thường đặt nẹp ở hai tầng bệnh trở lên. Nếu một tầng ở trường hợp chất lượng xương ghép không được tốt hay ở người bệnh có loảng xương.

White sau nhiều năm nghiên cứu đã kết luận rằng mảnh ghép theo phương pháp Robinson là vững nhất [138].

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường mổ cổ trước bên (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)