Bệnh nhân với bệnh lý tủy cổ thường biểu hiện tình trạng vụng về tay, mất chứng năng kộo lộo của bàn tay, (rối loạn) dáng đi có thể được ghi nhận ở bệnh nhân hay giai đoạn đầu của bệnh nhân. Các bệnh nhân có thể than phiền về rối loạn đường niệu, tình trạng có thể cấp tính từ từ hay xuất hiện một cách thường xuyên, nhưng hiếm khi có tình trạng ứ nước tiểu. Kết hợp đồng thời với đau cổ hay triệu chứng rễ cổ cũng thường thấy. yếu vận động hay vận động không hiệu quả có thể xảy ra ở chi trên hay chi dưới, đau, rối loạn nhiệt độ, rối loạn cảm nhận, rối loạn cảm giác (sờ, tiếp xúc) có thể xuất hiện ở tứ chi và thân mình tùy thuộc vào vị trí của đoạn tủy bị chèn ép. Phản xạ bất thường bao gồm tăng phản xạ rung giật, giảm phản xạ nông, hay xuất hiện các phản xạ bệnh lý (phản xạ quặt ngược xương quay, phản xạ Hoffman) bệnh lý tủy cổ bao gồm tê lan tỏa, mất lực cơ nội tại của bàn tay, không có khả năng nắm xòe và dạng khộp cỏc ngún [73]. Xảy ra đoạn tủy phía trên C3 có thể gây nên tình trạng tăng phản xạ vai cánh tay. Khi gõ vào xương bả vai hay mỏm quạ sẽ làm tăng phản xạ biểu hiện nâng vai và dạng cánh tay.
Triệu chứng lâm sàng của hội chứng tủy:
Loại dựa vào các dấu hiệu thần kinh chiếm ưu thế .
- Hội chứng tủy cổ trước: Tổn thương chủ yếu bó tủy gai và tế bào sừng trước, thường sau chấn thương, bị gai xương hoặc mảnh đĩa đệm thoát vị chèn vào động mạch tủy trước và phần trước tủy sống, biểu hiện là liệt hoàn toàn và mất cảm giác nóng, lạnh, đau dưới mức tổn thương.
- Hội chứng tủy trung tâm: Tổn thương vùng trung tâm tủy sống gồm cả chất xám và chất trắng, biểu hiện là liệt tứ chi, chi trên liệt và rối loạn cảm giác nhiều hơn chi dưới. Mất cảm giác nóng, lạnh, đau ở hai tay tương ứng với mức tổn thương, còn cảm giác sâu và cảm giác rung ở cả tứ chi.
- Hội chứng Brown- Sộquard: Tổn thương cắt ngang nửa tủy sống. Biểu hiện là bên tổn thương liệt kiểu trung ương, mất cảm giác sâu và cảm giác rung, bên đối diện mất cảm giác nóng, lạnh, đau ở một hoặc hai khoanh dưới chỗ tổn thương, còn cảm giác sâu.
- Hội chứng tổn thương tủy cắt ngang: Cỏc bú thỏp, gai đồi thị và các cột sau bị tổn thương, liệt tứ chi. Mất cảm giác đau nóng lạnh và cảm giác sâu.
- Hội chứng tủy cổ sau: Tổn thương chủ yếu ở các cột sau tủy sống, hiếm gặp, thường do chấn thương ngửa quá mức. Biểu hiện mất cảm giác sõu, cũn cỏc cảm giác khác và còn vận động, dáng đi loạng choạng.
Ferguson và Caplan chia HCCE tủy cổ thành 4 hội chứng :
- Hội chứng bó giữa đặc trưng bởi tổn thương tổn bó dẫn truyền dài. - Hội chứng bú bờn đặc trưng bởi tổn thương rễ thần kinh cổ.
- Hội chứng bú bờn kết hợp bó giữa.
- Hội chứng mạch có đặc điểm diễn biến nhanh do thiếu máu cung cấp tủy cổ [64].
- Thăm khám lâm sàng còn đánh giá mức độ thay đổi của phản xạ gân xương như tăng phản xạ, đa động. [64].
- Rối loạn cơ tròn (RLCT) thường gặp ở bệnh nhân đến muộn khi có biểu hiện chèn ép tủy nặng. Bệnh nhân biểu hiện ở nhiều mức độ như khó nhịn tiểu, đi tiểu nhiều lần và mức độ nặng là đi tiểu không tự chủ hay bí tiểu. Đại tiện không tự chủ rất ít gặp. Trong nghiên cứu của Crandall và Batzdorf trông 62 bệnh nhân HCCE tủy cổ có 50% đau cổ, 38% đau kiểu rễ, 44% RLCT [53].
- Rối loạn chức bàn tay trước kia người ta cho rằng nguyên nhân đầu tiên là do bệnh lý của rễ tủy cổ nhưng một số nghiên cứu mới đây của Ono và Good chỉ ra rằng đó là biểu hiện đặc trưng của HCCE tủy cổ. Cảm giác tờ bỡ lan tỏa ở bàn tay thường gặp và hay bị bỏ quên do nghĩ rằng đó là bệnh lý thần kinh ngoại vi.
- Đối với HCCE tủy cần chẩn đoán phân biệt với : bệnh lý đa rễ thần kinh ngoại vi, bệnh lý thần kinh vận động, xơ cứng rải rác, bệnh lý mạch máu não, rỗng tủy.