4.1.1Tuổi
Trong nhóm nghiờn cứu của chỳng tôi, tuổi thấp nhất là 21, tuổi cao nhất 72 . Tuổi trung bình : 49,02 ± 10,22. Tuổi thường mắc bệnh cao nhất từ 41- 50 , có 25/ 72 trường hợp chiếm 35%, có chiều hướng giảm dần như trong biểu đồ 3.1.2. từ 25 trường hợp xuống 21 trường hợp ở tuổi 51- 60, và 12 trường hợp ở tuổi 61- 72. Đặc điểm này phù hợp với nghiên cứu của Adam và Hutton (1985) [28 ] cho thấy thoát vị nhân đĩa đệm không xảy ra ở người cao tuổi mặc dầu chịu lực nén trên thực tế cho thấy có những lỗ rách của vòng thớ. Thay vào đó TVĐĐ được ghi nhận ở nhóm trẻ tuổi, điều này có thể do sự thay đổi thành phần nhân nhầy theo tuổi về phía không chứa gelatin và cấu trúc mô xơ. Tuổi liên quan đến sự thay đổi đĩa đệm bao gồm : Nhân đệm bình thường bằng mô xơ thường xảy ra ở tuổi 50 [42] . Tần xuất của hội chứng đĩa đệm gây đau cao nhất là từ 45-64 tuổi. nguy cơ phải nhập viện đo đau cao nhất là ở lứa tuổi 49 và giảm dần sau đó [76]. Tuổi trung bình thường gặp trên dưới 50 [47], [110], [112], Theo Nguyễn Đình Hưng (2008) [10] tuổi trung bình là 53,9 tuổi, Nguyễn Đức Hiệp (2000)[7] là 45,8 tuổi, Goffin J. (2004) là 42,5 tuổi , Radhakrishnan, K. (1994) là 47,6 tuổi [110],
- Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình là: 49,02 ± 10,22 cũng tương tự như các tác giả trên.
Giới
-Tỉ lệ nam giới của chúng tôi chiếm 40,3%. Nữ chiếm 59,7%. So với Nguyễn Đình Hưng [10] là nam chiếm 67,5% cao gấp 2 lần nữ (32,5%). Các tác giả khác như Nguyễn Đức Hiệp, Goffin J., N., Radhakrishnan,
K.[71,110] cũng cho kết quả nam cao hơn nữ .Tỉ lệ này trong lô nghiên cứu của chúng tôi có khác với tác giả trên.
Nghề nghiệp:
Biểu đồ 3.1.3 cho thấy TVĐĐ mắc cao nhất là nhân viên văn phòng có 23 trường hợp chiếm 31,9 %. Sau đó đến nông dân và cán bộ hưu trí theo thứ tự 20,8 %, 15,3%. Ít nhất là giáo viên có 5 trường hợp chiếm 6.9%. Điều này phù hợp với nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm do sự lặp đi lặp lại chấn thương nhỏ tác động lên cột sống cổ, trong một thời gian dài [98]. Thường xảy ra ở những người ngồi làm việc liên tục trước máy vi tính, hay làm công việc mà động tác lặp đi lặp lại nhiều lần .Trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với cơ chế sinh bệnh mà trên Y văn đã công bố.
Nguyên nhân đến khám bệnh
- Số bệnh nhân của chúng tôi đều có biểu hiện đau cổ và đau vai 83%, nhưng nguyên nhân chính khiến bệnh nhân đến khám là đau cổ - vai kèm với tờ bì tay (34%) rồi đến yếu tay (27%) và cuối cùng là yếu chân (16%). Đau là biểu hiện đầu tiên của bệnh TVĐĐ cột sống cổ, nhưng đa số bệnh nhân cho rằng chỉ cần điều trị bảo tồn là khỏi, vì TVĐĐ cổ có thể giảm ở giai đoạn cấp tính. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy hiện tượng hấp thu khối thoát vị và có liên quan đến sự thoái biến của khối thoát vị làm cho các triệu chứng lâm sàng giảm đi. Điều này giúp làm cơ sở cho việc điều trị bảo tồn trong bệnh lý rễ, tủy thần kinh cổ bị chèn ép do khối thoát vị [33].
Trong 72 trường hợp phẫu thuật, tất cả bệnh nhân đều được điều trị nội khoa trước đó (tự điều trị chỉ có 2 trường hợp chiếm 2.8%). Điều trị theo tây y là 41 trường hợp, chiếm 56.9%. Qua nhận xét bảng 3.1.5 . cho thấy triệu chứng khởi khởi đầu của dấu hiệu chèn ép tủy và chèn ép rễ là từ từ không có rầm rộ, người bệnh có thể chịu đựng được. Nếu điều trị đỳng phỏc đồ mà
không giảm (4 – 6 tuần ), chuyển điều trị chuyên khoa sớm thì tỉ lệ phục hồi tốt hơn, 65 bệnh nhân đã điều trị bảo tồn từ 3 tháng đến trên 24 tháng ( bảng 3.1.6.) chiếm 90,3%. Nếu chỉ định phẫu thuật sớm thì kết quả phục hồi sẽ tốt hơn.
Thời gian điều trị trước mổ:
- Thời gian từ khởi phát bệnh đến khi phẫu thuật trung bình là 18 tháng. Sớm nhất là dưới 3 thỏng, cú 7 trường hợp, chiếm 9,7% , trong số này có 3 bệnh nhân có hội chứng chèn ép rễ điểm số TANAKA : 17,15,15, trước mổ , khi đến khám với triệu chứng tờ bỡ tăng và xuất hiện dấu hiệu yếu tay, 4 bệnh nhân còn lại đau tăng và đã có dấu hiệu đi đứng khó khăn, thang điểm JOA từ 12 đến 14 điểm trước mổ. 7 bệnh nhân này lý do đến khám sớm vì trong khi điều trị thấy trịệu chứng tăng lên. Muộn nhất là trên 24 thỏng , cú 18 bệnh nhân ,chiếm 25% đã được điều trị bảo tồn bằng nhiều phương pháp nhưng không hiệu quả, bệnh nhân đến với các triệu chứng lâm sàng không giảm. Khi chụp cộng hưởng từ, mới phát hiện thoát vị đĩa đệm. Sampath P. thực hiện nghiên cứu đa trung tâm trên 503 trường hợp thấy thời gian trung bình là 29,8 tháng, sớm nhất là 8 tuần và muộn nhất là 180 tháng [12]. Kokubun S.(1996) thực hiện nghiên cứu đa trung tâm trên 1155 trường hợp mổ TVĐĐ cột sống cổ thấy 41% trường hợp mổ sau 12 tháng kể từ khi khởi phát bệnh [86].Nguyễn Đình Hưng trung bình là 21,1 tháng. Chúng tôi có 7 trường hợp mổ sớm, dưới 3 tháng, trung bình 18 tháng. Qua nghiên cứu của chúng tôi, mổ sớm là do trong khi điều trị các triệu chứng tăng lên.
Và để chụp được phim cộng hưởng từ ở giai đoạn sớm của bệnh, đối với đa số bệnh nhân là điều tương đối khú, vỡ giá thành tương đối cao so thu nhập của người dân, trang bị máy chụp cộng hưởng từ ở tuyến tỉnh hiện chưa có nhiều.