Hình ảnhX.quang thường quy
Trong 72 trường hợp nghiên cứu của chúng tôi có 48,6 % mất chiều cong sinh lý bình thường, chỉ số ưỡn nhỏ hơn hoặc bằng 6mm có 43,10%. Chỉ số ưỡn dưới 6mm đã phản ảnh tình trạng thoái hóa cột sống , mất chiều cao khoảng gian đốt sống và gián tiếp cho biết lỗ liên hợp có thể bị ảnh hưởng. Khi có thoái hóa cột sống, đĩa đệm thoát vị ra sau gây chèn ép rễ, tủy, chiều cao đĩa đệm giảm đáng kể là nguyên nhân gõy gự cột sống cổ và hẹp lỗ liên hợp [27], [107]. Biến dạng thân đốt sống, hẹp khe gian đốt là yếu tố góp phần làm mất đường cong sinh lý cột sống (bảng 3.5.1). Tuy nhiên, đây chỉ là hình ảnh gián tiếp để nghĩ nhiều đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm, chứ không phải là triệu chứng giúp chẩn đoán xác định thoát vị. Cần phải kết hợp thêm với nhiều phương pháp khác để tìm thêm thông tin trong chẩn đoán và trong điều trị.
Hình ảnh CLVT :
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi có 15 trường hợp được chụp cắt lớp vi tính với mục đích tìm thông tin về mức độ thoái hóa ở những bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt có triệu chứng đau đầu trong hội chứng tủy 8 trường hợp. Hội chứng rễ 5 trường hợp , chúng tôi chú trọng hình ảnh các chồi xương chèn ép vào mặt trước tủy sống có 15 trường hợp, hẹp lổ liên hợp có 6 trường hợp, và phát hiện ra các thoái hóa xung quanh 10 trường hợp (bảng 3.5.3). Qua các thông tin trên chúng tôi lập kế hoạch cụ thể cho từng người trường hợp.
Vụi hóa dây chằng dọc sau
Nếu có vụi húa dây chằng dọc sau, thoái hóa thân đốt nhiều cần phải lấy bỏ thân đốt chúng tôi không đưa vào nghiên cứu . Khi có gai xương thoái hóa lồi vào tủy gây chèn ép . Khi phẫu thuật ngoài lấy đĩa đệm phải dùng khoan mài cao tốc và kìm gặm bỏ gai xương. Nếu lỗ liên hợp hẹp, chúng tôi mở rộng lổ liên hợp.
Hình ảnh chụp CHT
Chụp CHT 100% bệnh nhân trước mổ có chẩn đoán TVĐĐ ra sau. Chúng tôi không gặp trường hợp nào thoát vị vào thân đốt sống và thoát vị vào lỗ liên hợp, vì do cấu trúc giải phẫu khớp Luschka. 40 trường hợp có thoát vị gõy đố ộp khoang dịch não tủy, 32 trường hợp ép tủy và có hình ảnh tăng tín hiệu nội tủy trước mổ (44,4%) (bảng 3.5.4.2.). Mizuno và cộng sự [99] (2003) đã tìm thấy nhồi máu tĩnh mạch thứ phát sau tình trạng chèn ép cơ học ở tĩnh mạch nhỏ ở vùng trước tủy sống. Các tác giả có ghi nhận tầm quan trọng của yếu tố cơ học gây chèn ép tủy cổ [101], Nhưng trong nghiên cứu của MEHNET (2007)[97] có 80% tiếp tục tăng tín hiệu, 5% không thay đổi tín hiệu, 15% giảm tín hiệu , thể hiện khi yếu tố chèn ép cơ học được loại trừ thì tình trạng thần kinh sẽ được cải thiện. 23 trường hợp có biểu hiện tăng tín hiệu nội tủy 57,5%.[10] Từ các số liệu của các nghiên cứu cho chúng tôi thấy rằng sau khi tủy cổ được giói ộp thỏa đáng tình trạng cải thiện thần kinh được xác định qua thang điểm TANAKA, JOA . Nên việc phẫu thuật giói ộp hàn
xương trong bệnh lý tủy cổ do chèn ép, giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện thần kinh sau phẫu thuật vỡ giỳp tránh được những chấn thương lặp đi lặp lại do chèn ép.
Tăng tín hiệu nội tủy T2
Bệnh nhân 13. Mã số.18700/M53
Trên hình ảnh cắt ngang của CHT, TVĐĐ được xác định chủ yếu là thể trung tâm chiếm 56,97%,thoát vị cạnh bên 22,09% còn lại là thoát vị bên 21,04 %.( bảng 3.5.4.3) Số liệu nghiên của chúng tôi cũng giống như Đặng Trần Đức [10 ], [3].
- Khi thực hiện phẫu thuật cho 72 bệnh nhân có đối chiếu trong lúc phẫu thuật với triệu chứng lâm sàng và hình ảnh CHT chỳng tôi thấy có sự phù hợp về vị trí thoát vị cả hình ảnh cắt dọc, cũng như cắt ngang. Qua đó có thể thấy hình ảnh CHT rất có giá trị trong chuẩn đoán vị trí cũng như mức độ chèn ép. Hầu hết các tác giả và y văn đều xem chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm là tiêu chuẩn vàng.
Tăng tín hiệu nội tủy