Chương trình học liệu mở

Một phần của tài liệu xây dựng ebook học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên hóa học đại học tây nguyên (Trang 27 - 39)

1.2.4.1.Tổng quan về chương trình Học liệu mở Việt Nam (VOCW)[21]

Thuật ngữ học liệu mở (OpenCourseWare) được Viện Cơng nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ) phát triển vào năm 2002 khi MIT quyết định đưa tồn bộ nội dung giảng dạy lên website và cho phép người dùng Internet ở mọi nơi trên thế giới truy nhập hồn tồn miễn phí. Sau MIT, rất nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới đã tham gia phong trào học liệu mở để chia sẻ nội dung, cơng cụ cũng như phương thức triển khai học liệu mở sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Giảng viên, sinh viên và người tự học ở mọi nơi trên thế giới, đều cĩ cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các tri thức mới.

Đối với Việt Nam, học liệu mở là một nguồn tài nguyên vơ cùng hữu ích cho chương trình đổi mới giáo dục đại học. Về nguyên tắc, bất kỳ ai cĩ máy tính nối mạng Internet đều cĩ thể truy nhập được học liệu mở của các trường đại học trên thế giới, tuy nhiên cĩ nhiều lý do cản trở người dùng Việt Nam trong việc sử dụng các học liệu mở một cách trực tiếp.

Chương trình học liệu mở Việt Nam ra đời nhằm xây dựng các phương thức để xố bỏ các rào cản đối với người dùng Việt Nam để cĩ thể tận dụng một cách tối đa các nguồn học liệu mở sẵn cĩ. Ngày 12/12/2007, trang tin chính thức của chương trình, website www.vocw.edu.vn đã được hoạt động.

1.2.4.2. Nội dung hiện cĩ trên VOCW

Tài nguyên trên VOCW cĩ được là do các thầy cơ giáo trong/thuộc các trường đại học trên cả nước đưa lên, số nội dung cịn lại cĩ được thơng qua các hoạt động tài trợ và chuyển đổi các kho giáo trình đã cĩ. Các chuyên gia Việt Nam tận dụng các nguồn học liệu mở sẵn cĩ như MIT OCW, RICE Connexions, OER Commons,…

Cách thức xây dựng nội dung của chương trình Học liệu mở Việt Nam là sử dụng bộ cơng cụ phần mềm Connexions trong việc xuất bản và chia sẻ nội dung lên

18

Internet. Nội dung trong hệ thống phần mềm Connexions sẽ được lưu trữ dưới hai định dạng:

1) module: là một chủ đề nhỏ hoặc một phần hồn chỉnh của chủ đề lớn; 2) course: là tập hợp các module được sắp xếp theo một trình tự nhất định để tạo thành một giáo trình.

Các giảng viên khi cần xây dựng giáo trình cho mơn học của mình chỉ việc xây dựng bộ khung của giáo trình trước bằng cơng cụ soạn thảo course sau đĩ tìm các module phù hợp đã cĩ sẵn trong kho dữ liệu chung để đưa vào. Một module cĩ thể được sử dụng trong nhiều course khác nhau, một tác giả cĩ thể sử dụng module của tác giả khác trong course của mình.

Hình 1.2. Mơ hình hoạt động của phần mềm Connexions.

Phần mềm Connexions cịn cho phép đưa các giáo trình ra dưới dạng sách điện tử với đầy đủ mục lục và bảng chỉ mục để người sử dụng cĩ thể đọc trên máy tính khơng cĩ kết nối Internet hoặc in thành sách giấy thơng thường, do khơng phải trả chi phí bản quyền nên sách in ra theo cách này sẽ rất rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số sinh viên.

1.2.4.3. Mơ hình hệ thống, cơ sở hạ tầng VOCW

Hiện tại ba trung tâm dữ liệu của chương trình tại Hà nội, Đà nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh cùng các máy chủ do VEF tài trợ đặt tại 14 trường thành viên đã

19

chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày khai trương website www.vocw.edu.vn

Ngồi ra, rất nhiều trường Đại học trong cả nước đã và đang xúc tiến phối hợp với tổ cơng tác VOCW để cài đặt cho máy chủ sẵn cĩ của trường mình, giúp cho cán bộ, sinh viên trong trường nhanh chĩng truy cập nguồn học liệu mở và giảm chi phí Internet đáng kể cho nhà trường.

Hình 1.3. Mơ hình máy chủ VOCW đặt tại mạng LAN của trường

1.3. E-Book

1.3.1. Khái niệm

E-Book là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Hiểu một cách đơn giản, E−book là sản phẩm “số hĩa” cuốn sách in, là một hình thức văn bản, mà để đọc được, cần phải cĩ máy tính điện tử (computer) hoặc máy đọc sách điện tử (E-Book readers, smartbook). Một số điện thoại di động (smartphone) cũng cĩ thể dùng để đọc E−book [19]

Như vậy E-Book là tồn bộ kịch bản dạy học của người thầy được số hĩa, tạo nên một phần mềm dạy học hồn chỉnh cĩ tương tác và khả năng quản lý. Đặc biệt là nĩ cĩ thể thay thế vai trị của người thầy ở một số thời điểm nhất định. Tồn bộ hoạt động dạy học được chương trình hĩa thơng qua mơi trường multimedia, thơng

20

tin được truyền dưới các dạng: văn bản (text), đồ họa (graphics), hoạt cảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip).

E-Book cĩ những ưu điểm và hạn chế sau đây:

+ Ưu điểm:E−Book cĩ những tính năng ưu việt mà sách in thơng thường khơng thể cĩ được như cung cấp tối đa các tư liệu multimedia dưới dạng văn bản, đồ hoạ, hoạt cảnh, hình ảnh, âm thanh, phim video,… hoặc các phần mềm trợ giúp khác. Người dùng cĩ thể truy xuất nhanh đến các phần, mục trong E-Book, khơng gian lưu trữ nhỏ trong một dĩa CD, hoặc một dĩa DVD cĩ thể lưu trữ được rất nhiều E-Book, người dùng cĩ thể đọc ở mọi lúc, mọi nơi. Về tính năng sử dụng, khi đọc E-Book trên máy tính người dùng cĩ thể điều chỉnh cỡ chữ đến mức tốt nhất của mình, cĩ thể in thành bản in những nội dung cần thiết nếu được sự đồng ý của tác giả. Giá thành của E−Book rẻ hơn sách in khá nhiều, khơng bị hỏng theo thời gian. Thậm chí, cĩ thể sao lưu dự phịng nếu được tác giả chấp nhận.

+ Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm vượt trội như trên E-Book cịn cĩ một số hạn chế nhất định như cần cĩ thiết bị để đọc được E-Book như máy tính, thiết bị đọc E-Book,… Một số E-Book được thiết kế bằng phần mềm chuyên dụng thì cần phải cài đặt những phần mềm vào máy tính thì mới cĩ thể đọc được E-Book. Về mặt sức khoẻ, sử dụng E-Book cĩ thể ảnh hưởng đến thị giác do phải đọc trên máy tính lâu.

1.3.2. Một số phần mềm hỗ trợ thiết kế E-Book định dạng CHM

1.3.2.1.Microsoft Word

Microsoft Word trong bộ Microsoft Office được xem là phần mềm phổ biến nhất hiện nay dùng để soạn thảo văn bản thơng thường, văn bản khoa học, định dạng các tư liệu, xuất bản Web, tạo và gởi thư....

Microsoft Word cho phép người dùng làm việc với văn bản thơ (text), các hiệu ứng như phơng chữ, màu sắc, cùng với hình ảnh đồ họa (graphics) và nhiều hiệu ứng đa phương tiện khác (multimedia) như âm thanh, video khiến cho việc soạn thảo văn bản được thuận tiện hơn. Ngồi ra cũng cĩ các cơng cụ như kiểm tra chính tả, ngữ pháp của nhiều ngơn ngữ khác nhau để hỗ trợ người sử dụng. Các

21

phiên bản của Word thường lưu tên tập tin với đuơi là. doc (hay. docx đối với Word cĩ phiên bản từ 2007 trở đi). Hầu hết các phiên bản của Word đều cĩ thể mở được các tập tin văn bản thơ (.txt) và cũng cĩ thể làm việc với các định dạng khác, chẳng hạn như xử lý siêu văn bản (.html), thiết kế trang web.

Tồn bộ nội dung các tài liệu của E-Book này đều được soạn thảo trên nền phần mềm Microsoft Word và được xử lý ở định dạng. html.

Hình 1.4. Hình ảnh E-Book định dạng. Html 1.3.2.2. Phần mềm SnagIT

Sử dụng SnagIT để chụp ảnh phục vụ làm E-Book. Snag IT là một chương trình chụp ảnh tuyệt vời, sử dụng nĩ rất đơn giản.

22

Dùng phần mềm SnagIt, cĩ thể chọn lựa và chụp lại bất cứ thứ gì trên màn hình máy tính. Ngồi ra bộ biên tập tích hợp trong SnagIt cho phép chỉnh sửa, chú giải, và làm đẹp thêm các ảnh chụp và dùng trình duyệt Catalog Browser để tổ chức các file.

SnagIt cung cấp cho bạn một phương cách dễ dàng nhất để chụp ảnh và in ra các màn hình Windows. Khơng chỉ cĩ hình ảnh, SnagIt cịn chụp luơn cả text và video. Một số chức năng chính của SnagIt là: “capture” các màn hình và các menu trong một chương trình Windows để dùng làm tư liệu; xử lý hình ảnh một cách chuyên nghiệp; lưu trữ được các cửa sổ dài, hình thành các file video AVI từ hoạt động của một chương trình nào đĩ đang diễn ra trên “desktop”; phần mềm ghi được cả âm thanh từ micro và cĩ thể chụp ảnh màn hình để gửi qua e-mail.

Với những tiện ích đa dạng như trên, SnagIt được dùng để xử lý ảnh đưa vào E-Book với mục đích minh hoạ cụ thể cho nội dung E-Book.

1.3.2.3. Phần mềm Windows Movie Maker

Đây là chương trình biên tập phim, nhạc và hình ảnh. Chương trình được tích hợp sẵn trong trong các phiên bản Windows. Tuy đây khơng phải là chương trình biên tập chuyên nghiệp nhưng nĩ cũng đủ mạnh và cĩ thể đáp ứng khá đầy đủ cho người dùng khơng chuyên.

23

Sử dụng phần mềm này để chỉnh sửa file video từ nhiều nguồn khác nhau như máy quay kỹ thuật số, đĩa VCD, DVD, Internet, mycomputer...Phần mềm cĩ các tiện ích như cĩ thể cắt bỏ những đoạn phim khơng cần thiết, nối các đoạn phim lại với nhau và tạo những hiệu ứng chuyển cảnh, tạo nhạc nền cho phim hay chèn tiêu đề, phụ đề cho đoạn phim...

1.3.2.4. Phần mềm AM-Word2CHM

AM-Word2CHM là một phần mềm máy tính dùng để chuyển đổi các tài liệu được soạn thảo bằng chương trình Microsoft Word thành các tài liệu dạng CHM. CHM là viết tắt của Compile HTML. Các file này cĩ phần mở rộng là CHM. Đây là một file thoạt đầu được Microsoft sử dụng để làm file trợ giúp cho các ứng dụng trong Microsoft Window, nhưng về sau do cĩ những ưu điểm và tính năng vượt trội mà thường được sử dụng như là một định dạng E-book. Từ hệ điều hành Window98 trở đi, các tài liệu CHM chạy dễ dàng trên mơi trường Window mà khơng cần thiết phải cài đặt bất cứ phần mềm hỗ trợ nào.

Hiện nay cĩ rất nhiều phần mềm cĩ thể thiết kế E-Book định dạng CHM như WinCHM, PocketCHM, PowerCHM, Fly Help, AM–Word2CHM. Hầu hết các phần mềm đều phải mua bản quyền sử dụng và gặp những lỗi trợ ngại về hỗ trợ tiếng Việt riêng AM – Word2CHM là phần mềm Việt hố của tác giả Trần Triết Tâm (Đà Nẵng), phần mềm này được giới thiệu và cung cấp trên trang web của tạp chí Echip (www.echip.com.vn).

Phần mềm được viết bằng ngơn ngữ Visual Basic 6.0 với một số đặc trưng như hỗ trợ nhiều định dạng và đối tượng của tài liệu được soạn thảo bằng Microsoft Word, hỗ trợ tiếng Việt với bộ mã Unicode đồng thời cho phép xác lập các giá trị topic ID và topic Alias để tạo ra các file trợ giúp cho các phần mềm viết bằng ngơn ngữ Visual Basic hoặc C.

Hiện cĩ 2 ấn bản của phần mềm này:

• Ấn bản rút gọn: sử dụng cho những người chỉ cĩ nhu cầu tạo ra một tài liệu CHM trực tiếp từ tài liệu HTML được soạn thảo và lưu bởi MS

24

Word. Ấn bản này cĩ hướng dẫn trực tiếp từng thao tác cho người sử dụng.

• Ấn bản chuyên nghiệp: ngồi chức năng như ấn bản trên, người sử dụng cĩ thể xem mã nguồn của các file thành phần, tùy biến và chỉnh sửa để cĩ tài liệu CHM theo yêu cầu.

Để tạo ra E-Book với định dạng CHM, cần thực hiện 2 giai đoạn:

• Giai đoạn 1: Sử dụng Microsoft Word để soạn thảo tài liệu. Sau đĩ lưu tài liệu dưới định dạng HTML.

• Giai đoạn 2: Khởi động chương trình AM Word2CHM, mở file HTML nĩi trên vào thực hiện theo 2 bước nhỏ sau:

- Phân tích và chuyển đổi tài liệu HTML thành các file dữ liệu với các định dạng khác nhau rồi lưu lại.

- Kích hoạt chức năng biên dịch của phần mêm HTML Help Workshop để tạo ra tài liệu CHM.

Quá trình chuyển đổi:

Tồn bộ tài liệu HTML (được soạn bởi MS Word) được phân chia thành nhiều chương, mục; mỗi chương, mục cĩ một tiêu đề. Các chương, mục cĩ thể phân cấp theo thứ bậc. Khi chuyển tài liệu sang định dạng CHM, các tiêu đề được liệt kê trong một bảng; cịn mỗi chương, mục sẽ tạo thành một trang và chỉ xuất hiện khi bấm chọn bảng liệt kê các tiêu đề.

25

Hình 1.7. Sơ đồ chuyển đổi từ tài liệu HTML sang định dạng CHM

Qua một thời gian tham khảo và sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để thiết kế E-Book định dạng CHM, chúng tơi nhận thấy phần mềm AM–Word2CHM là phần mềm hữu hiệu, dễ sử dụng và tương thích với bộ mã Unicode tiếng Việt vì vậy thích hợp để thiết kế những E-Book hỗ trợ cho hoạt động tự học của HS và SV. Ngồi ra E-Book định dạng CHM cĩ thiết kế đơn giản, khoa học, dễ sử dụng, bên trái là phần mục lục tự động dạng cây thư mục giúp cho người học cĩ được cái nhìn tổng quát nội dung E-Book và lựa chọn nội dung cụ thể cần tham khảo. Bên cạnh đĩ vẫn cịn một số hạn chế như phần mục lục chưa được thiết kế dạng chữ tiếng Việt cĩ dấu, giao diện khơng đẹp,...

26

Hình 1.8. Giao diện E-Book thiết kế bằng phần mềm AM-Word2CHM

1.4. Tự học

1.4.1. Sự cần thiết của tự học

Trong đào tạo theo tín chỉ để tiếp thu được một tín chỉ SV phải chuẩn bị 30 tiết tự học ở nhà. Điều này cho thấy giờ dạy lý thuyết trên lớp giảm nhưng giờ thảo luận và tự học của SV tăng nhiều, và được bố trí rõ ràng, chứ khơng mập mờ như trước kia. SV cĩ cơ hội để tự học và học theo kiểu thảo luận nhĩm, cịn giảng viên chỉ là người giúp đỡ SV cách tư duy, phương pháp tự học, sáng tạo, chứ khơng phải đơn thuần là truyền thụ lại kiến thức. Vì vậy, khi triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ, địi hịi cả người dạy và người học phải thay đổi cách tư duy, đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học từ bị động sang chủ động một cách nghiêm túc.

“Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn nhiều do tự mình tìm lấy” Gibbon

Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hồn cảnh khĩ khăn của cuộc sống cá nhân. Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người, quá trình tự học khác hẳn với quá trình học tập thụ động, nhồi nhét và áp đặt. Quá trình tự học diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức cĩ được do tự học

27

là kết quả của hứng thú, của sự tìm tịi, lựa chọn nên bao giờ cũng vững chắc và bền lâu hơn. Cĩ phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn.

Tự học khắc phục nghịch lí “học vấn thì vơ hạn mà tuổi học đường thì giới hạn”. Sự bùng nổ thơng tin làm cho người thầy khơng thể truyền thụ hết kiến thức cho trị, trị phải học cách học, tự học, tự đào tạo. Tự học trở thành chìa khố vàng trong thời đại bùng nổ thơng tin ngày nay.

Tự học là một trong những phẩm chất khơng thể thiếu của người học, nĩ cĩ ích khơng chỉ khi các em cịn ngồi trên ghế nhà trường, mà cả khi đã bước vào cuộc sống.

1.4.2. Khái niệm tự học

Theo từ điển Giáo dục học NXB Từ điển Bách khoa 2001, tự học là “quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành khơng cĩ sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo.”

Theo TS. Võ Quang Phúc: “Tự học là một bộ phận của học, nĩ cũng được hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngơn ngữ, hành động của người học trong hệ

Một phần của tài liệu xây dựng ebook học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên hóa học đại học tây nguyên (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)