Theo ngoại tệ huy động

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại nhno và ptnt chi nhánh huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 32)

Bảng 1.2: Bảng cơ cấu nguồn vốn của NHNo và PTNT Thọ Xuân Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Nội tệ 169,01 88,82 215,66 90,27 46,65 27,6 282,25892,29 66,598 30,08 Ngoại tệ 21,258 11,1 23,217 9,71 1,959 9,21 23,577 7,70 0,36 15,5 Tổng 190,275 100 238,88 100 48,60 25,54 305,835 100 66,955 28,02

(Nguồn: Baú cỏo hoạt động kinh doanh của NHNoThọ Xuân)

Từ bảng trên nhận thấy, nguồn huy động bằng nội tệ nhiều hơn rất nhiều so với bằng ngoại tệ. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động bằng nội tệ là 169,017 tỷ chiếm 88,82% trên tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 tăng lên 215,66 tỷ, tăng 1,2lần ,đến năm 2011 số vốn huy động được tăng lên 282,258 tỷ, tăng 1,3 lần. Lượng ngoại tệ của NH cũng có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Điều này chứng tỏ lượng ngoại tệ trong ngân hàng cũn quỏ ớt, đõy cũng là biểu hiện lượng giao dịch bằng ngoại tệ tại ngân hàng còn hạn chế.

c.Theo thời hạn huy động

Bảng 1.3: Bảng cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi không kỳ hạn 16,226 10,25% 17,959 93,87% 15,687 6,236%

Tiền gửi có kỳ hạn < 12T 112,160 70,89% 154,395 79,4% 225,665 89,71%

Tiền gửi có kỳ hạn > 12T 29,813 18,84% 21,956 11,29% 10,196 4,05%

Tổng 158,199 100% 194,310 100% 251,548 100%

(Nguồn: Baú cỏo hoạt động kinh doanh của NHNo Thọ Xuân)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng biến động tăng lên trong năm 2010 và giảm mạnh trong năm 2011, trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng lại tăng đều qua các năm từ 112,160 tỷ đồng năm 2009 chiếm

70,89% lên đến 154,395 tỷ đồng năm 2010 tăng 1,37 lần và đến năm 2011 thì con số này là 225,665 tỷ đồng tăng 2,01 lần so với năm 2009.Qua bảng số liệu ta cũng nhận thấy xu hướng giảm mạnh về tiền gửi cú kỡ hạn lớn hơn 12 tháng qua các năm,cụ thể năm 2009 là 29,813 tỷ chiếm 18,84%,năm 2011 giảm mạnh xuống còn 4,05%.

2.1.2.4.2.Hoạt động cho vay hộ sản xuất tại NHNo và PTNT Thọ Xuân a. Quy mô cho vay

Để duy trì quá trình sản xuất liên tục và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc tạm thừa hoặc thiếu vốn của các chủ thể kinh tế là tất yếu khách quan của cả quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Việc huy động nguồn vốn từ nơi tạm thời thừa để đáp ứng cho nơi tạm thời thiếu vốn là một chức năng riêng của các hoạt động ngân hàng. Trong nền kinh tế xã hội , hộ sản xuất là người tự chủ trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của mình.

Hộ sản xuất trở thành chủ thể kinh tế cơ bản trong nông thôn, hộ sản xuất được giao quyền sử dụng ruộng đất, tự bố trí sản xuất sao cho có lợi nhất và được quyền lưu thông hàng hoá theo cơ chế thị trường, với sự nhạy bén, năng động của mình, kinh tế hộ sản xuất đã nhanh chóng thích nghi vơi cơ chế thị trường, không ngừng mở rộng và phát triển với tốc độ nhanh mạnh, đồng thời hộ sản xuất đã trở thành một thị trường đầy tiềm năng đối với hệ thống NHNo nói chung và NHNo&PTNT Thọ Xuân nói riêng (cả về huy động vốn và cho vay vốn). Trên thực tế, trong nhưng năm qua, NH luôn coi trọng và đảm bảo quan tâm tới công tác mở rộng đầu tư vốn cho hộ sản xuất nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Năm 2009, doanh số cho vay là 187,670 tỷ đồng, đến năm 2010 doanh số cho vay là 198,782 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 11,112 tỷ đồng,tỉ trọng tăng là 51,43%. Bước sang năm 2011 doanh số cho vay là 298,897tỷ đồng, tăng lên so với năm 2010 là 100,115tỷ đồng, với tỉ trọng tăng là 60,05%. Đồng thời chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của NHNo Thọ Xuân.

Doanh số thu nợ hộ sản xuất năm 2010 là 187,032tỷ đồng, năm 2011 là 279,456tỷ đồng. Qua đây cho thấy, có được tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cao như

là do Ngân hàng đã thay đổi cơ cấu làm việc tổ chức đưa cán bộ tín dụng xuống từng địa bàn xã, tiếp xúc trực tiếp với hộ sản xuất, tuyên truyền, hướng dẫn tạo điều kiện cho các hộ vay được vốn của NH để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Hiện nay, NH cho vay ngắn hạn và trung hạn là chủ yếu không cho vay dài hạn. Thiết nghĩ trong tương lai, NH nên đầu tư vào cho vay dài hạn có như vậy mới tạo cơ để thúc đẩy hộ sản xuất phát triển hơn lên.

Việc đưa vốn đến tay hộ sản xuất của NH hiện nay chủ yếu dưới hình thức cho vay ưu đãi. Trong đó bao gồm cho vay tín chấp tức cho vay dưới 5 triệu chiếm 30% và cho vay phải có tài sản thế chấp chiếm 70%. Điều này chứng tỏ NH đã chú trọng đến việc đơn giản hoá thủ tục cho vay tạo điều kiện để đồng vốn của NH đến tay hộ sản xuất một cách nhanh chóng, với hình thức cho vay này đó giỳp NH quản lý chặt chẽ, nâng cao được chất lượng tín dụng và cho vay ưu đãi rất có lợi.

Thực tế, trên địa bàn huyện Thọ Xuân vẫn còn tồn tại một bộ phận những người thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng không đủ điều kiện để vay vốn trực tiếp tại NH. Họ buộc phải tìm đến thị trường tự do và vay nặng lãi với lãi suất rất cao để giải quyết nhu cầu vốn của mình. Để giải quyết tình trạng này NH đã thực hiện tốt có hiệu quả quyết định số 67/TTg của thủ tướng Chính Phủ "Về một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn," NNNo&PTNT Thọ Xuõn đó phối hợp với hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ huyện Thọ Xuân thực hiện tốt có hiệu quả các NQLT 02_03 giữa TW hội nông dân , TW hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam vớiNHNo&PTNT Việt Nam. Thường xuyên củng cố cho vay theo tổ do các hội viên thành lập giúp hàng vạn hội viên vay vốn, có điều kiện gắn bó mật thiết với nhau hơn trong sản xuất sinh hoạt hàng ngày. Thông qua đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất phát triển kinh tế, nâng cao uy tín cho NH và sâu xa hơn là chiếm được lòng tin của nhân dân.

Bước đầu doanh số cho vay còn nhiều hạn chế, bởi nguồn vốn cho vay ưu đãi không nhiều, nhưng với sự cố gắng nỗ lực trong khâu tổ chức nguồn vốn, NH đã phối hợp với chính quyền địa phương tích cực vận động dân cư ủng hộ quỹ cho người nghèo. Nguồn vốn này tuy rất nhỏ nhưng cũng rút ngắn được khoảng cách giữa hộ giàu, hộ nghèo, và tỉ lệ hộ nghốo đó giảm xuống rõ rệt.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại nhno và ptnt chi nhánh huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 32)