Tăng cường biện pháp quản lý tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại nhno và ptnt chi nhánh huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 60)

- Chất lượng nhân lực và cơ sở vật chất, điều kiện làm việc còn nhiều bất cập 2.2.3.2.2 Nguyên nhân

3.2.5.Tăng cường biện pháp quản lý tín dụng

Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì nhất thiết các cán bộ nhân viên trong Ngân hàng phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các thể lệ, chế độ, quy trình tín dụng. Phải thực hiện một loạt các giải pháp đồng bộ như quy trình cho vay, sử dụng tốt các hạn chế đảm bảo tiền vay, các biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh tín dụng, sử dụng tốt các đảm bảo tín dụng, tăng cường biện pháp kiểm tra, kiểm soát và các giải pháp xử lý, khai thác nợ quá hạn.

Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh mới bằng các biện pháp như hạn chế đầu tư vào những hộ sản xuất làm ăn kém hiệu quả trên cơ sở thẩm định chắc chắn cỏc mún vay phát sinh, thường xuyên kiểm tra kiểm soát trước và trong sau khi vay.Mún vay mà khách hàng vay phải kiểm tra nhiều lần,nắm được tình hình biến động và có hướng thu nợ xử lí kịp thời khi có chiều hướng xấu.

Để hạn chế rủi ro nâng cao chất lượng tín dụng thì NHNo&PTNT huyện Thọ Xuân phải thực hiện đúng và đầy đủ các qui định và qui trình cho vay theo đúng văn bản chế độ tín dụng của ngành cũng như hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam và phòng ngừa những rủi ro về tớn dụng.Bờn cạnh đó NH cần làm tốt công tác thẩm định của dự án. Nếu làm tốt công tác này thì rủi ro trong công tác cho vay sẽ được hạn chế rất nhiều. Để thực hiện tốt công tác thẩm định của dự án NH cần làm tốt những điều sau:

- Phải nâng cao chất lượng thu nhập và xử lí thông tin. Các thông tin phải được kiểm tra kĩ càng trước khi phân tích. Muốn vậy các thông tin phải được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu. Hiện nay các nguồn thông tin có thể thu nhập được là chính từ bản thân người đứng ra vay vốn,từ hồ sơ lưu trữ của ngân hàng,từ các bạn hàng,từ trung tâm thông tin của ngân hàng hoặc từ thông tin đại chỳng...Núi chung các nguồn thông tin được lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhưng để có thể thu nhập được nguồn thông tin nhanh với tốc độ cao thì ngân hàng cần phải thu nhập thông tin một cách thường xuyên. Đồng thời ngân hàng nờn cú một chuyên viên chuyên thu nhập các thông tin để lượng thông tin được truy cập hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực.Sau đó mới tiến hành phân loại và lưu trữ,khi nào cần thỡ cú ngay. Đặc biệt các văn bản hướng dẫn về hạch toán cho vay trong hộ sản xuất.

- Nâng cao chất lượng thẩm định cho cán bộ tín dụng, cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho cán bộ tín dụng,mở cỏc khoỏ học để phổ biến các văn bản pháp luật mới dược ban hành của ngành cũng như các lĩnh vực cho vay. Đặc biệt các văn bản hướng dẫn về hạch toán cho vay trong hộ sản xuất.

- Nâng cao hơn nữa trong việc chỉ đạo theo chuyên đề kinh doanh nhằm đảm bảo tập trung thống nhất nhưng vẫn phát huy được quyền tự chủ của các bộ phận trong ngân hàng.

Những nguyên tắc để thực hiện việc nâng cao chất lượng tín dụng như sau: + Luôn cho chất lượng tín dụng là quan trọng hơn mở rộng tín dụng.

+ Khách hàng vay vốn phải có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, sòng phẳng. + Nếu Ngân hàng không hiểu rõ khách hàng không cho vay

+ Cán bộ tín dụng không được cẩu thả trong việc lập hồ sơ tín dụng, kể cả chi tiết nhỏ nhất.

Tóm lại,quy trình quản lý tín dụng được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chấp hành đúng quy trình tín dụng: Như thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trong khi cho vay, kiểm tra sau khi cho vay.

Bước 2: Thực hiện tốt các đảm bảo trong kinh doanh tín dụng: Vỡ nú có tác dụng nhắc nhở khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích đồng thời là nguồn thu nợ thứ 2 của Ngân hàng khi khách hàng không có khả năng thanh toán

Bước 3: Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại nhno và ptnt chi nhánh huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 60)