Tăng cường kiểm tra,kiểm soát của Ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại nhno và ptnt chi nhánh huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa (Trang 60 - 64)

- Chất lượng nhân lực và cơ sở vật chất, điều kiện làm việc còn nhiều bất cập 2.2.3.2.2 Nguyên nhân

3.2.6.Tăng cường kiểm tra,kiểm soát của Ngân hàng

Công tác thanh tra kiểm soát nội bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng,mọi mặt sai sót trong nghiệp vụ đều được nhận biết và sửa chữa,từ đó có phương pháp uốn nắn,xử lý kịp thời.Mặt khác nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ trong công việc.Việc kiểm tra phải phù hợp với thời gian và môi trường kinh doanh, khụng vỡ kiểm tra mà ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.

Để nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng,ngân hàng nên quan tâm hơn nữa chất lượng kiểm tra kiểm soát, xử lớ nghiờm cỏc trường hợp vi phạm để làm gương nhất là những lỗi thông đồng với khách hàng tham ô tiền của ngân hàng hay giả mạo giấy tờ để rút tiền...Ngoài ra khi phát hiện các sai phạm,khụng những người làm sai phải chịu trách nhiệm mà người phụ trách quản lí nhân viên đó cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.

3.2.7.Các giải pháp xử lý đối với nợ quá hạn

Trước tình hình nợ quá hạn đang ở mức khá cao trong hệ thống NHTM Việt Nam trong những năm qua, ngành NH đã xác định một phương hướng hoạt động cơ bản trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng tín dụng,giảm tỉ lệ nợ quá hạn đảm bảo cho hoạt động của NH được diễn ra an toàn.Khụng nằm ngoài những xu hướng đó, NHNo&PTNT Thọ Xuõn đó phấn đấu không có nợ quá hạn mới phát sinh đồng thời xử lí nợ quá hạn đã phát sinh trong những năm trước, đưa tỉ lệ nợ quá hạn xuống thấp. Để làm được điều đó cần có sự kết hợp chặt chẽ của chính phủ,NHNN,và bản thân ngân hàng từ việc đảm bảo các điều kiện trong môi trường hoạt động tín dụng.Ngân hàng sẽ tiến hành xử lý nợ quá hạn nhằm thu hồi vốn qua một số biện pháp sau:

- Biện pháp thu hồi nợ quá hạn

Đôn đốc khách hàng trả nợ thường xuyên, trong quá trình đôn đốc, giám sát khoản vay, nếu thấy khách hàng chuyển hướng kinh doanh phải bám sát nguồn thu nợ dần, động viên khuyến khích khách hàng tìm mọi cách để trả nợ Ngân hàng.

Đối với cho vay hộ sản xuất, cán bộ tín dụng phải nắm chắc địa bàn cho vay, kết hợp với chính quyền địa phương để nắm bắt thông tin về khách hàng như tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tình hình thu hoạch mùa vụ... từ đó Ngân hàng có biện pháp xử lý thu hồi kịp thời. Với các khoản vay nợ cũ, qua phân tích nguyên

nhân nếu người vay gặp hoàn cảnh thật sự khó khăn đã trả cả gốc và lãi nhiều lần nhưng không hết nợ, mà khách hàng là người thường xuyên chấp hành tốt quy định của Ngân hàng, thì Ngân hàng nên thu nợ gốc trước và thu lãi sau nhưng phải chú ý không được thu hết nợ gốc vỡ cũn phải để khế ước làm cơ sở thu lãi và theo dõi khoản vay, Ngân hàng phải yêu cầu khách hàng làm cam kết trả nợ và thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện cam kết.

Đối với các khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan xảy ra trên quy mô rộng như dịch bệnh, lũ lụt... thì cán bộ tín dụng phải kết hợp với chính quyền địa phương để lập biên bản xác định nguyên nhân, giá trị thiệt hại để từ đó lập hồ sơ trỡnh cỏc cấp xử lý.

- Biện pháp xử lý nợ quá hạn

Một hiện tượng phổ biến trong hoạt động tín dụng là việc thu lãi hàng tháng.

Đây là cách làm truyền thống giúp ngân hàng nắm bắt được tình hình tài chính của khách hàng một cách thường xuyên. Tuy nhiên, điều này ít nhiều gây phiền hà cho cả khách hàng vay vốn và ngân hàng. Hơn nữa còn phát sinh thủ tục gia hạn nợ nếu khách hàng chưa kịp trả nợ theo định kỳ. Vì vậy ngân hàng nên xem xét và xác định kỳ hạn trả nợ một cách linh hoạt trên cơ sở thoả thận với khách hàng, nhằm giảm bớt sự phiền hà. Đặc biệt có thể áp dụng với khách hàng truyền thống, khách hàng có chất lượng tốt.

Có một vấn đề là, nhiều khi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đạt hiệu quả không như mong đợi mà phần nhiều do yếu tố khách quan hoặc do gặp khó khăn về vốn, và khách hàng muốn ngân hàng hỗ trợ thêm vốn. Trên thực tế, nhiều khi trong trường hợp này các ngân hàng thường có suy nghĩ thiếu tích cực, và khá dè dặt trong việc cấp thêm vốn cho các hộ sản xuất. Chính vì thế lại càng đẩy vấn đề trở nên xấu hơn. Thiết nghĩ rằng, ngân hàng nên xem xét kỹ toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của hộ, đỏnh gớỏ tớnh hợp lý cũng như lợi ích của việc tăng thêm vốn, nếu thấy khả thi thì ngân hàng nờn cú biện pháp hỗ trợ vốn kịp thời, và phải theo sát quá trình sản xuất kinh doanh của hộ, đưa ra lời tư vấn nếu cần thiết.

Cách giải quyết như trên có thể nên được vận dụng trong thời gian tới khi mà hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân đang có chiều hướng xấu đi do chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh, việc trả nợ cho ngân hàng gặp nhiều

khó khăn. Vì vậy, ngân hàng cần có những chính sách linh hoạt trong việc thu nợ và gia hạn nợ đối với người dân trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Đồng thời, thường xuyên bám sát khách hàng, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh, đưa ra lời tư vấn và có sự hỗ trợ về vốn nếu cần thiết và chính đáng

Đối với nợ quá hạn thông thường thì giao cho cán bộ tín dụng thường xuyên giám sát trực tiếp thu hồi nợ.

Với nợ quá hạn khú đũi : Nợ quá hạn với hộ sản xuất kinh doanh là vấn đề hết sức nan giải và là vấn đề chủ yếu đối với NHNo và PTNT, đòi hỏi Ngân hàng phải xử lý hết sức thận trọng và khôn khéo cho dù đó cú nghị quyết của Chính phủ về đảm bảo tiền vay. Vì hộ sản xuất thường vay những số tiền nhỏ, trình độ am hiểu về pháp luật còn hạn chế, tài sản thế chấp thường là trích lục đất mà đất ở vùng nông thôn rất khú bỏn, khó quản lý, mặt khác lại chịu ảnh hưởng rất lớn của các phong tục tập quán... nên không phải bất cứ lúc nào và bao giờ Ngân hàng cũng xử lý đảm bảo một cách dễ dàng. Chính vì vậy cần phải ký kết nhiều biện pháp vận động, giáo dục và xử lý theo pháp luật thì Ngân hàng mới thu được nợ quá hạn nhanh chóng.

Để thực hiện xử lí nợ quá hạn ta thực hiện những biện pháp như sau: * Biện pháp khai thác:

Áp dụng biện pháp này để xử lớ cỏc khoản cho vay có vấn đề có thể mô tả như một chương trình phục hồi để áp đặt lên người vay với sự thoả thuận và cộng tác của họ. Đây không phải là công cụ pháp lí mà có thể NH hướng dẫn cho người đi vay theo nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu được lợi nhuận. Đối với các hộ sán xuất có thể khuyên thực hiện một chương trình mở rọng sản xuất,cải tiến phương thức làm ăn,loại bỏ một số hoạt động không sinh lời.Tất cả các hoạch định để giảm bớt chi phớ,tăng doanh số lợi nhuận cho các hộ,tăng khả năng trả nợ chủa người vay,giảm bớt được rủi ro cho NH.

- NH đề nghị người vay quản lí chặt chẽ ngõn quỹ,khuyờn bỏn nốt tài sản có giá trị,giảm lượng hàng tồn kho,thanh lí bớt tài sản không sử dụng.

- Nếu do nguyên nhân về thiên tai, tai nạn, trộm cắp... người vay không thể trả nợ được cũng như trả được một phần cho NH thì Nh có thể xem xét gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay tương ứng với cỏc kỡ hạn có thể thu được lợi nhuận của khách hàng.

- NH cũng có thể điều chỉnh hợp đồng tín dụng, cho vay trực tiếp vốn để tăng sức mạnh về tài chính của khách hàng, khôi phục sản xuất kinh doanh. NH có thể giãn nợ cho các hộ tức là kéo dài thời gian trả nợ(tối đa không quá 12 tháng), nếu không thể gia hạn được thì chưa chuyển sang nợ quá hạn hoặc tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng vốn hoặc khách hàng bổ sung thêm tài sản thế chấp cầm cố thì bổ sung thời hạn cho vay. Thời hạn này chỉ áp dụng cho những khách hàng:

+ Đang còn hoạt động sản xuất kinh doanh có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ.

+ Có thiện chí trả nợ,trong quá trình sử dụng vốn đã trả được một phần nợ gốc,trả lãi đều hàng tháng.

+ Tài sản thế chấp,cầm cố thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng,dễ phát mại.

* Biện pháp phân tán rủi ro

Trên thực tế có rất nhiều loại rủi ro khác nhau mà nhà các cán bộ tín dụng không thể lường trước được.Cỏc rủi ro này xuất phát từ các nguyên nhân như: thiên tai, hoả hoạn, kinh tế, chính trị... hay những nguyên nhân chủ quan như(từ phớa khỏch hàng):lừa đảo, chiếm dụng vốn,thụng tin không trung thực...Vỡ vậy ngân hàng cần phải có biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.cú thể áp dụng các biện pháp sau:

- Tránh dồn vốn

NH nên đầu tư vào nhiều dự án khỏc nhau,trỏnh đầu tư tập trung vào một hat một số ớt khỏch hàng,nhất là những khách hàng sản xuất kinh doanh những mặt hàng không mang tính thiết yếu,sản xuất những mặt hàng nhà nước không khuyến khớch,nhu cầu năng lực cạnh tranh không ổn định,trong quá trình sản xuất kinh doanh dễ gặp rủi ro.

- Liên kết đầu tư(cho vay hợp vốn)

Có thể hạn chế phân tán rủi ro bằng cách liên kết với cỏcNH với nhau cùng đầu tư vào một dự án có vốn đầu tư lớn hoặc bị ràng buộc bởi luật củaNH:"Khụng được cho vay một doanh nghiệp hay một hộ sản xuất quá 15% vốn tự có của NH" trong cho vay hợp vốn các ngân hàng phải kí kết hợp đồng đầu tư,thoả thuận trách nhiệm,quyền hạn của mỗi bểntong hợp đồng đầu tư,thoó thuận rừ trỏch

nhiệm,quyền hạn của mỗi bên trong hợp đồng đầu tư. Do đó nếu có rủi ro thì sẽ không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của mỗi NH.

- Tham gia bảo hiểm tín dụng

Hiện nay ở Việt Nam ta hình thức này chưa phổ biến tuy nhiên chúng ta vẫn đề cập đến hình thức này. Hình thức mua bảo hiểm tín dụng nó là một hình thức bảo vệ cho cả bản thân người mua bảo hiểm mà cả NH khi xảy ra những trường hợp xấu.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại nhno và ptnt chi nhánh huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa (Trang 60 - 64)