- Chất lượng nhân lực và cơ sở vật chất, điều kiện làm việc còn nhiều bất cập 2.2.3.2.2 Nguyên nhân
3.2.2. Đơn giản giấy tờ thủ tục.
Hồ sơ chứng từ là cơ sở pháp lí rất quan trọng. Một bộ hồ sơ càng đầy đủ, chi tiết thì độ chính xác càng cao. Song để có bộ hồ sơ hợp lệ và phù hợp với khách hàng thì không phải là dễ. Đối với những người dân xã lân cận trung tâm huyện việc hiểu và hoàn thành hồ sơ cho vay vốn khi có nhu cầu vay vốn tương đối là dễ dàng,nhưng đối với những người dân ở vựng sõu vựng xa thì tương đối khó khăn. Ví dụ như có một số người dân khi đến vay vốn họ cũn dựng điểm chỉ thay vì kớ tờn cho nên khi lập dự án sản xuất kinh doanh với họ gặp nhiều khó khăn. Sau đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng trên:
- Đối với hộ sản xuất nụng lõm-ngư nghiệp Ngân hàng nên sử dụng phương thức cho vay qua tổ vay vốn. Tăng số thành viên của tổ lên từ 30-50 người, tăng dư nợ của tổ trưởng quản lí, đảm bảo khoản thu nhập hoa hồng của tổ trưởng.
- Giảm tải được khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán. Mặt khác tổ trưởng tổ vay vốn là người dân bản xứ, họ biết được nhu cầu vay vốn và điều kiện cụ thể của từng hộ. Do đó việc khuyến khích cho vay sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình gặp nhiều thuận lợi hơn. Ngân hàng cần tập huấn kiến thức nghiệp vụ cho các tổ trưởng tổ vay vốn ít nhất 1 năm 1 lần. Động viên khen thưởng đối với những tổ trưởng có tinh thần trách nhiệm cao, đối với những tổ trưởng khi cho vay có sai phạm cần có hình thức kỉ luật nghiêm khắc.Khi có ban hành các qui định mới thì cần phải phổ biến kịp thời cho các tổ trưởng theo đúng qui đinh.
- Đối với những khách hàng vay truyền thống có quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng nếu có nhu cầu vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh thì ngân hàng nên tạo điều kiện cho vay thuận lợi hơn, phương pháp thẩm định và tái thẩm định cũng nhanh chóng hơn,linh hoạt hơn giảm bớt thủ tục rườm rà.Cú như vậy ngân hàng mới giư được khách hàng cũ tạo điều kiện cho khách hàng mới.
Một Ngân hàng nếu không có chính sách tín dụng hay có nhưng không triển khai đến toàn bộ những người thực hiện hay Ngân hàng có một chính sách tín dụng không đồng bộ thống nhất đầy đủ, đúng đắn thì rủi ro tín dụng sẽ tăng.
Chính sách tín dụng là cơ sở của toàn bộ quá trình tín dụng và cũng là điểm xuất phát đầu tiên của hoạt động tín dụng. Xây dựng chính sách tín dụng có nghĩa là thống nhất hành động, đơn giản hoá và thúc đẩy quá trình ra quyết định trong việc cấp tín dụng. Trong hoạt động Ngân hàng chính sách phải xác định chuẩn mực và phân định trách nhiệm cho những người có quyền ra quyết định cấp tín dụng và chịu trách nhiệm về việc làm thủ tục cung cấp các khoản tín dụng và quản lý tín dụng.
Một chính sách tín dụng được xác định tốt từ cấp trên và được các cơ sở cấp dưới nhận thức rõ ràng sẽ cho Ngân hàng tránh được rủi ro quá mức.
Một chính sách tín dụng thận trọng khôn khéo là nền tảng để quản lý tốt các hoạt động tín dụng, chính sách tín dụng xác định rõ giới hạn giao việc cấp tín dụng từ đó tín dụng hạn chế rủi ro.
Một chính sách tín dụng được đánh giá là tốt khi nó được trình bày bằng những thuật ngữ chính xác, dễ hiểu, những hướng dẫn được thể hiện rõ ràng đủ các loại hình tín dụng, chính sách tín dụng phải vạch ra cho cán bộ tín dụng phương hướng hoạt động và khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn. Nhưng chính sách tín dụng cũng không nên quy định quá chặt chẽ vì khi đó có thể bóp ngẹt tính sáng tạo, của cán bộ tín dụng.
Một chính sách tín dụng được thể hiện bằng văn bản là một trong những thước đo để đánh giá chất lượng hoạt động của ban lãnh đạo Ngân hàng, đồng thời nó cũng là cơ sở đánh giá việc thực hiện công việc của cán bộ tín dụng, nó là một công cụ quan trọng để đào tạo các cán bộ chưa có kinh nghiệm và tạo ra mối liên hệ trong nội bộ Ngân hàng.
Tóm lại : Khi hoạch định chính sách tín dụng phải thể hiện được các mục tiêu hoạt động, mức độ thẩm quyền, cỏc tiờu thức tín dụng, thiết lập các thủ tục, kiểm soát cỏc tiờu thức, xử lý khoản vay có vấn đề, thiếu thức thu hồi khoản vay tuân thủ các văn bản của Nhà nước.