Điều kiện vay vốn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại nhno và ptnt chi nhánh huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 40)

b. Cơ cấu cho vay hộ sản xuất tại NHNo và PTNT Thọ Xuân * Theo hạn mức vay vốn

2.2.1.3 Điều kiện vay vốn

NHNo nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

1.1.1. Tổ chức là pháp nhân: Phải được công nhận là pháp nhân và có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc: phải có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật.

Đối với Công ty hợp danh: thành viên của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

1.1.2. Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

1.1.3. Hộ gia đình, cá nhân:

- Cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) nơi chi nhánh NHNo cho vay đóng trụ sở.

Trường hợp người vay ngoài địa bàn nói trên giao cho Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh xem xét, quyết định. Nếu người vay ở địa bàn liền kề (thôn, làng, bản) ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi cho vay giám đốc NHNo nơi cho vay phải thông báo bằng văn bản cho giám đốc NHNo nơi người vay cư trú biết.

- Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với NHNo Việt Nam là chủ hộ hoặc người đại diện của hộ; chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lựcpháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

1.1.4. Tổ hợp tác:

- Hoạt động theo quy định của Bộ luật Dân sự

- Đại diện của tổ hợp tác phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

1.2. Đối với tổ chức là pháp nhân; cá nhân nước ngoài:

1.2.1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.

1.2.2. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đú cú quốc tịch. Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.

1.2.3. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân. Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.

2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:

3.1. Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức vốn tự có đối với cho vay ngắn hạn khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn. Đối với cho vay trung hạn, dài hạn vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.

3.2. Kết quả kinh doanh có hiệu quả, có lãi; Trường hợp lỗ (do mới thành lập và đi vào hoạt động hoặc lỗ luỹ kế) thì phải có tài liệu chứng minh được phương án khắc phục lỗ khả thi và khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn trong thời hạn cam kết.

Đối với khách hàng vay vốn nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ.

3.3. Không có nợ nhóm 4, nhóm 5 tại NHNo Việt Nam (trừ các khoản nợ được khoanh, nợ chờ xử lý của hộ gia đình sản xuất nụng, lõm, ngư, diêm nghiệp do gặp rủi ro bất khả kháng) và các tổ chức tín dụng khác ở thời điểm xem xét, quyết định cho vay.

Đối với hộ gia đình sản xuất nụng, lõm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, giao cho giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét, quyết định có thể không khai thác, thu thập thông tin về tình hình nợ nhóm 4, nhóm 5 tại các tổ chức tín dụng khác.

4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.

5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại nhno và ptnt chi nhánh huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w