Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô tại Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên (Trang 25 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.2.3. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô tại Việt Nam

Ở Việt Nam ngô là cây trồng nhập nội nên nguồn gen hạn hẹp, công tác nghiên cứu về ngô ở nƣớc ta cũng chậm hơn nhiều so với các nƣớc trên thế giới. Giai đoạn 1955 – 1970 các nhà khoa học cũng đã bƣớc đầu điều tra về thành phần loài và giống ngô địa phƣơng. Các chuyên gia Việt Nam trong một thời gian dài đã lỗ lực thu thập nguồn vật liệu khởi đầu trong nƣớc, hợp tác với trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) trong việc thu thập đánh giá, phân loại nguồn nguyên liệu cũng nhƣ đào tạo cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu ngô, đặt nền tảng cho mọi hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ sản xuất ngô ở Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Theo các nghiên cứu phân loại ngô cho thấy, ở Việt Nam ngô chủ yếu có hai loài phụ là ngô đá rắn và ngô nếp. Trên cơ sở đánh giá các giống địa phƣơng, các nhà khoa học đã chọn ra những giống tốt và tiến hành chọn lọc phục vụ cho sản xuất (Cao Đắc Điểm, 1988) [2].

Ở nƣớc ta chƣơng trình chọn tạo giống ngô lai đƣợc tiến hành song song với chƣơng trình chọn tạo giống ngô thụ phấn tự do. Quá trình nghiên cứu, chọn tạo giống có thể chia làm 3 giai đoạn nhƣ sau:

* Giai đoạn từ sau giải phóng miền Nam đến trước năm 1990:

Trên cơ sở tập đoàn nguyên liệu thu thập trong nƣớc kết hợp với nguồn nhập nội chủ yếu từ CIMMYT. chúng ta đã chọn tạo và đƣa ra sản xuất một loạt các giống thụ phấn tự do nhƣ MSB49 công nhận giống năm 1987, TSB2 công nhận giống năm 1987, TSB1 (1990), HLS (1987).…Nhờ thay đổi cơ cấu giống nên năng suất ngô năm 1990 đạt 1,55 tấn/ha.

* Giai đoạn 1990 – 1995: Các nhà nghiên cứu ngô nƣớc ta đã chú trọng hơn vào việc phát triển các dòng thuần để tạo giống ngô lai. Ở Việt Nam, chƣơng trình chọn tạo giống ngô lai đã đƣợc bắt đầu từ những năm đầu của thập kỳ 60 (Trần Hồng Uy, 1999) [16]. Tuy nhiên, các nghiên cứu thử nghiệm đã không đạt kết quả mong muốn do nguồn vật liệu không thích hợp trong điều kiện nhiệt đới ẩm, ngắn ngày của Việt Nam.

Những năm đầu của thập kỳ 90, với chính sách mở cửa, ngô lai ở Việt Nam là một trong những cây hội nhập sớm nhất. Cuộc cách mạng về ngô lai ở nƣớc ta đã đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm. Năng suất và sản lƣợng ngô ở Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt do áp dụng thành tựu về ngô lai vào sản xuất. Do cơ sở vật chất kỹ thuật chƣa đáp ứng đƣợc một số khâu trong quá trình sản xuất giống lai. nên ngô lai chƣa phát huy đƣợc hết vai trò của nó. Vì vậy, để chƣơng trình ngô lai phát triển các nhà khoa học Việt Nam đã đƣa ra các định hƣớng rất rõ ràng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Thu thập, bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu ngô trong nƣớc, đặc biệt là những nguồn nguyên liệu quý về tính chống chịu, chín sớm, chất lƣợng cao làm lƣơng thực.

+ Nhập nội những nguồn nguyên liệu ngô nhiệt đới, quan tâm đến tính chống chịu của các giống này. Chú trọng các nguồn nguyên liệu chín sớm, ngô thực phẩm nhƣ: ngô nếp, ngô đƣờng, ngô rau, ngô có hàm lƣợng protein cao (Trần Hồng Uy, 1999) [16].

Ở giai đoạn này, sử dụng các giống lai không quy ƣớc. Những giống lai không quy ƣớc đƣợc sử dụng trong sản xuất là giống LS6. LS8 thuộc loại lai đỉnh kép không những cho năng suất cao mà quá trình sản xuất hạt giống cũng dễ dàng, giá thành hạt giống rẻ, mang lại hiệu quả cao cho các nhà tạo giống và nông dân sản xuất giống lai quy ƣớc – những giống đòi hỏi có điều kiện sản xuất cao hơn.

* Từ 1995 đến nay:

Cây ngô ở Việt Nam thực sự phát triển khi các công ty nƣớc ngoài xâm nhập thị trƣờng ngô Việt Nam, họ là đối tác để nông dân Việt Nam lựa chọn hƣớng hoạt động. nghiên cứu. sản xuất. Dƣới sức ép của kinh tế thị trƣờng đòi hỏi các đơn vị nghiên cứu sản xuất. cung ứng giống Việt Nam muốn tồn tại phải nhanh chóng hòa nhập. thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và sản xuất. Vì vậy, các nhà nghiên cứu ngô nƣớc ta đã nghiên cứu thành công và đƣa vào sản xuất các giống ngô lai quy ƣớc (Viện nghiên cứu ngô, 1996) [21].

Các nhà khoa học đã xây dựng quỹ gen ngô Việt Nam bằng cách thu thập các quần thể địa phƣơng nhƣng quan tâm chủ yếu đến việc nhập các vật liệu ngô từ các nƣớc, các cơ quan nghiên cứu quốc tế nhƣ CIMMYT dƣới dạng vốn gen, quần thể và giống lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong tập đoàn giống của Viện nghiên cứu ngô đang bảo tồn hơn 3000 dòng tự phối từ đời F6 trở lên, 470 mẫu giống thụ phấn tự do, trong đó nguồn nhập nội là 293, nguồn địa phƣơng là 150 và các quần thể tự tạo theo các chƣơng trình chọn tạo giống, số lƣợng các quần thể tự tạo đang đƣợc khai thác là 27 (Ngô Hữu Tình, 1999) [13].

Các nhà khoa học Việt Nam đã điều tra, thu thập, bảo tồn và phân loại 584 nguồn nguyên liệu ngô. Duy trì nghiên cứu khoảng 6000 hàng dòng/năm từ 580 nguồn dòng hiện có.

Nhờ làm chủ đƣợc công nghệ lai tạo, nhiều giống ngô lai mới năng suất cao, chất lƣợng tốt đã đƣợc công nhận phục vụ cho sản xuất ngô ở các vùng trong cả nƣớc với giá thành thấp chỉ bằng 70% giá giống của các công ty nƣớc ngoài.

- Các giống ngô lai mới do Việt Nam chọn tạo rất phong phú, bao gồm: + Nhóm giống dài ngày: T6 (2000), LVN98 (2002).…

+ Nhóm giống trung ngày: LVN12 (1995), LVN17 (1999), T9 (2004), VN8960 (2004), LHC9 (2004)…

+ Nhóm giống ngắn ngày: LVN20 (1998), LVN25 (2000), LNV99 (2004)...

- Nhóm giống ngô lai mới có tiềm năng năng suất hơn 10 tấn/ha đang đƣợc thử nghiệm nhƣ: SC184, TB61, TB66, VN885, SX2017... (Nguyễn Khôi. 2008) [16].

- Ngoài việc quan tâm đến cải thiện năng suất, các nhà khoa học còn đầu tƣ vào chƣơng trình nghiên cứu và phát triển ngô chất lƣợng protein cao QPM (Quality Protein Maize). Viện nghiên cứu ngô đã hợp tác với CIMYT trong chƣơng trình nghiên cứu và phát triển ngô QPM. Tháng 8 năm 2001 giống ngô lai chất lƣợng đạm cao HQ2000 đã đƣợc Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép khu vực hóa, có năng suất cao hơn ngô thƣờng, hàm lƣợng protein là 11% (ngô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thƣờng là 8,5 – 9%), trong đó hàm lƣợng Lysine là 4,0% và Triptophan là 0,82% (còn ngô thƣờng là 2,0% và 0,5%) (Trần Hồng Uy, 1999) [16].

- Viện nghiên cứu ngô đã ứng dụng các kỹ thuật RAPD, SSR để phân tích đa dạng di truyền của 230 dòng ngô. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tuy chỉ mới bắt đầu 10 năm trở lại đây nhƣng đã thu đƣợc kết quả bƣớc đầu đáng khích lệ. Viện nghiên cứu ngô đang ngày càng hoàn thiện kỹ thuật nuôi cấy bao phấn và đã cho ra đời hơn 10 dòng đơn bội kép, đƣợc đánh giá là rất có triển vọng trong công tác tạo giống lai.

Phan Xuân Hào và cs (2004) [4] đã tiến hành phân tích đa dạng di truyền tập đoàn dòng bằng kỹ thuật SSR.

Nguyễn Thị Minh Tâm (2004) [9] đã phối hợp chỉ thị phân tử đánh giá đặc điểm năng suất của một số tổ hợp ngô lai…Trong tƣơng lai gần, các kỹ thuật mới này ngày càng có vai trò quan trọng hơn, kết hợp với phƣơng pháp chọn tạo giống truyền thống để tạo ra những giống ngô lai tốt.

Sự phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam không chỉ là nhiệm vụ của các nhà khoa học mà là mối quan tâm của cả xã hội. Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách tích cực khuyến khích các nhà khoa học và hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất ngô. Tháng 3/2008 Chính phủ đã ban hành Quyết định cho phép trồng thử nghiệm cây trồng chuyển gen tại nƣớc ta.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)