3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.4. Định hƣớng nghiên cứu phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam
1.4.1. Các cơ quan nghiên cứu và sản xuất giống ngô ở Việt Nam
Viện nghiên cứu ngô giữ vai trò chủ đạo trong công tác nghiên cứu, chọn tạo giống ngô. Nguồn gen ngô hiện nay đƣợc bảo tồn tại Viện nghiên cứu ngô với khoảng 400 mẫu giống thụ phấn tự do và 3000 mẫu dòng (Trần Văn Minh, 2004) [7].
Hiện nay các giống ngô lai của Việt Nam chiếm tới 65-75% lƣợng giống lai sử dụng trong sản xuất, các giống ngô này có năng suất và chất lƣợng tƣơng đƣơng các giống ngô của các Công ty liên doanh với nƣớc ngoài nhƣng giá bán chỉ bằng 70% góp phần tiết kiệm chi phí cho ngƣời trồng 80-90 tỷ đồng/năm.
Để nhanh chóng tạo ra các giống ngô lai phục vụ sản xuất Viện nghiên cứu ngô còn phối hợp với các cơ quan nhƣ: Viện khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc, Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long, Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ƣơng, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Nông lâm Huế, Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn của các tỉnh. Với chính sách mở cửa nền kinh tế, những năm gần đây Chính phủ nƣớc ta đã cho phép các tập đoàn, công ty giống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nƣớc ngoài vào Việt Nam để phối hợp nghiên cứu, sản xuất hạt giống ngô lai nhƣ: Công ty Pacific của Australia thuộc Tập đoàn đa quốc gia ICI; Tập đoàn Chính phủ Group và Công ty Uniseed của Thái Lan, công ty Ciba Geigi của Thụy Sĩ. …(Lê Xuân Đình, 2008)[3].
Tùy từng giai đoạn, Viện nghiên cứu ngô đã duy trì, sản xuất và cung cấp các giống nguyên chủng hoặc dòng thuần bố mẹ cho các công ty giống Trung ƣơng và địa phƣơng để sản xuất hạt giống.
1.4.2. Hạn chế trong nghiên cứu ngô ở Việt Nam
Công tác chọn tạo giống ngô ở Việt Nam những năm gần đây đã cung cấp các giống có năng suất cao, chất lƣợng tốt cho các vùng sinh thái. Những kết quả này đã tạo điều kiện rất cơ bản để sản xuất ngô ở nƣớc ta tăng năng suất và nâng cao sản lƣợng. Nhƣng nghiên cứu, phát triển giống ngô ở nƣớc ta vẫn còn một số tồn tại nhƣ sau:
- Nguồn vật liệu tạo giống nghèo nàn, nguồn nhập nội chủ yếu ở các nƣớc tiên tiến vùng ôn đới không phù hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam nên không ứng dụng đƣợc trực tiếp mà đòi hỏi thời gian dài và đầu tƣ lớn để chọn lọc.
- Bộ giống ngô có thời gian sinh trƣởng ngắn, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, chịn hạn và chịu các điều kiện bất thuận khác nhƣ đất xấu, kháng sâu bệnh.…ở nƣớc ta còn hạn chế.
- Lực lƣợng cán bộ nghiên cứu chọn tạo giống ngô, đặc biệt là lực lƣợng chuyên gia giỏi và tâm huyết còn rất thiếu.
- Thiếu hệ thống thông tin giữa các cơ quan quản lý, các cơ sở nghiên cứu và các cơ sở sản xuất kinh doanh từ trung ƣơng đến địa phƣơng, do đó khả năng liên kết, chia sẻ thông tin điều phối hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị trong ngành còn hạn chế (Phan Huy Thông, 2007) [19]. - Các sản phẩm chế biến từ ngô còn đơn điệu, chƣa có các nghiên cứu đầy đủ về cách bảo quản chế biến ngô trong điều kiện Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Công nghệ sau thu hoạch chƣa đƣợc nghiên cứu và chú ý đúng mức cho nên dẫn đến thất thu sau thu hoạch.
- Giá hạt giống lai cao (gấp 10 lần giống thụ phấn tự do) nhƣng hiệu quả chƣa tƣơng xứng nên nhiều giống mới chƣa đƣợc nông dân chấp nhận.
- Các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác nhƣ khoảng cách, mật độ, phân bón, thời vụ, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại, bảo quản sau thu hoạch chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nhƣ với công tác chọn tạo giống, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của giống mới, vì vậy năng suất thực tế thấp hơn nhiều so với tiềm năng của giống (Phan Xuân Hào, 2008) [20].
1.4.3. Thách thức trong nghiên cứu, chọn tạo giống ngô ở Việt Nam
Mặc dù đã có rất nhiều thành công trong công tác chọn tạo giống nhƣng sản xuất và nghiên cứu ngô của nƣớc ta đang đứng trƣớc rất nhiều thách thức:
- Khí hậu toàn cầu đang biến đổi một cách phức tạp, đặc biệt nhƣ: hạn hán, lũ lụt ngày càng nặng nề hơn, nhiều sâu bệnh mới xuất hiện, sản xuất ngô ở nhiều nơi đang gây nên tình trạng xói mòn, rửa trôi đất, giá nhân công ngày càng cao, vì vậy sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa ngô và các cây trồng khác.
Nếu sản xuất ngô không có giải pháp phù hợp sẽ bị các cây trồng khác thay thế.
- Nhu cầu sử dụng ngô làm thức ăn cho chăn nuôi ngày càng tăng, sản lƣợng ngô chƣa đáp ứng đủ nhu cầu trong nƣớc, trong khi đó giá thành sản xuất trong nƣớc cao hơn ngô nhập khẩu (năm 2010, giá ngô trong nƣớc là 6.000.000đồng/tấn, giá nhập khẩu là 3.010.000 đồng/tấn). Nếu không có các định hƣớng đúng đắn sẽ dẫn đến sản xuất ngô của Việt Nam giảm.
- Ngô lai là giống có tiềm năng năng suất cao, nhƣng đòi hỏi thâm canh lớn. Ở Việt Nam ngô đƣợc trồng chủ yếu ở những vùng có điều kiện khó khăn, không có khả năng đầu tƣ dẫn tới hiệu quả của sản xuất ngô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lai không lớn so với ngô thụ phấn tự do, nên chỗ đứng của ngô lai không bền vững.
- Trình độ dân trí thấp là những trở ngại cho việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác.
1.4.4. Cơ hội đối với ngành sản xuất ngô Việt Nam
Mặc dù có nhiều khó khăn nhƣng sản xuất ngô ở Việt Nam cũng đang có nhiều cơ hội để phát triển.
- Nhu cầu về ngô đang tăng nhanh ở quy mô toàn cầu, vì ngô không chỉ đƣợc dùng làm thức ăn chăn nuôi và lƣơng thực cho ngƣời mà hiện nay ngô còn đƣợc sử dụng làm nguyên liệu chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol).
- Trên thế giới khoa học phát triển ngày càng mạnh mẽ, cùng với phƣơng pháp chọn tạo giống truyền thống, các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra các giống có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận sinh học và phi sinh học. Trong đó đáng chú ý nhất là ngô biến đổi gen, kháng thuốc trừ cỏ và sâu đục thân. Đây là cơ hội để Việt Nam có những giống ngô tốt phục vụ sản xuất và các nhà khoa học có thể tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật hiện đại.
- Sản xuất ngô ở các nƣớc phát triển đã áp dụng thành công những tiến bộ kỹ thuật canh tác tiên tiến, cơ giới hóa trong sản xuất để khai thác triệt để tiền năng năng suất của giống, đây là những mô hình điểm để Việt Nam mạnh dạn thay đổi các phƣơng thức sản xuất.
1.4.6. Định hƣớng nghiên cứu phát triển ngô trong thời gian tới
Giai đoạn 2000 – 2010 là giai đoạn kinh tế cả nƣớc sẽ chủ động hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, vì vậy ngành sản xuất ngô đã xây dựng định hƣớng đến năm 2020 nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tiếp tục ƣu tiên nghiên cứu và phát triển các giống ngô lai năng suất cao, thích ứng rộng, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận (đặc biệt là hạn hán) để góp phần đƣa diện tích ngô của cả nƣớc đến năm 2020 đạt 1,4- 1,5 triệu ha với năng suất bình quân 5,5-6,0 tấn/ha, sản lƣợng 8 - 9 triệu tấn nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi và các nhu cầu khác trong nƣớc và tham gia xuất khẩu.
- Tái tổ hợp AND để tích lũy các gen có lợi nhằm tạo ra các giống ngô thuần có năng suất cao trên 5 tấn/ha. Đánh giá khả năng chống chịu của các vật liệu ngô ở điều kiện đồng ruộng. Ứng dụng bất dục đực tế bào chất để tạo giống ngô lai.
- Ƣu tiên cho chọn tạo giống ngô lai cho các vùng khó khăn để đảm bảo giống ngô lai chiếm 80% diện tích. Chọn tạo giống có sinh khối lớn phục vụ chăn nuôi.
- Xây dựng và hoàn thiện quy trình chuyển gen chịu hán, kháng thuốc trừ cỏ, trừ sâu vào cây ngô để có thể thƣơng mại hóa 1-2 giống ngô chuyển gen của Việt Nam.
1.5.7. Giải pháp phát triển nghiên cứu và sản xuất ngô ở Việt Nam
- Kết hợp phƣơng pháp truyền thống với công nghệ sinh học trong chọn tạo giống, kể cả chuyển gen để nhanh chóng tạo ra đƣợc những giống ngô lai có năng suất cao, chất lƣợng tốt và quan trọng là phù hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam.
- Thu thập nguồn nguyên liệu theo định hƣớng con lai có năng suất cao, ổn định, chống đổ, chịu hạn, ít nhiễm sâu bệnh, ngắn ngày, thích ứng rộng… để không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nƣớc mà còn vƣơn ra các nƣớc khác nhƣ Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- Mở rộng mạng lƣới thử nghiệm giống (dòng) ở nhiều điều kiện sinh thái nhằm xác định đúng và phát triển nhanh những giống mới phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xây dựng đƣợc hệ thống sản xuất hạt giống chất lƣợng tốt để đảm bảo chất lƣợng hạt giống ngang tầm với các công ty nƣớc ngoài.
- Xây dựng chiến lƣợc để giành thị trƣờng sản xuất và tiêu thụ ngô dựa vào tiêu chí chất lƣợng cao, giá thành hạ.
- Tích cực bảo tồn tính đa dạng nguồn gen vì sự phát triển của các giống ngô lai trên quy mô lớn và tập trung sẽ là áp lực làm giảm sự đa dạng sinh học hoặc có thể làm mất một số nguồn gen bản địa (giống địa phƣơng).
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, ứng dụng nhanh và hiệu quả những tiến bộ khoa học tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin trong nghiên cứu, đánh giá sản phẩm nghiên cứu một cách nhanh chóng, chính xác. Tăng cƣờng trang thiết thị phục vụ công tác nghiên cứu.
- Cập nhập thông tin, trao đổi vật liệu, tài liệu và kinh nghiệm thông qua hợp tác với các tổ chức trong nƣớc và quốc tế nhƣ: Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), mạng lƣới khảo nghiệm ngô vùng Châu Á (TAMNET), tổ chức Nông lƣơng thế giới (FAO), mạng lƣới công nghệ sinh học cây ngô ở Châu Á (AMBIONET), các Viện, trƣờng Đại học và các cơ quan quản lý nông nghiệp trên phạm vi cả nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thí nghiệm đƣợc tiến hành với 6 tổ hợp và 2 giống ngô lai do Viện nghiên cứu ngô Đan Phƣợng - Hà Nội cung cấp, giống đối chứng là LVN4.
TT Tên tổ hợp, giống Nguồn gốc
1 Giống LVN81 Viện nghiên cứu Ngô
2 Giống LVN4 Viện nghiên cứu Ngô
3 Tổ hợp H11-8 Viện nghiên cứu Ngô
4 Tổ hợp H23 Viện nghiên cứu Ngô
5 Tổ hợp H11-13 Viện nghiên cứu Ngô
6 Tổ hợp H11-3 Viện nghiên cứu Ngô
7 Tổ hợp H4 Viện nghiên cứu Ngô
8 Tổ hợp H11-1 Viện nghiên cứu Ngô
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu
- Địa điểm: Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại khu thí nghiệm cây trồng cạn - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thời gian: Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong vụ Xuân 2012 và vụ Xuân 2013.
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của các tổ hợp, giống ngô lai
thí nghiệm.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh lý của các tổ hợp, giống ngô lai thí nghiệm.
- Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các tổ hợp, giống tham gia thí nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Nghiên cứu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp, giống ngô thí nghiệm.
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 8 công thức với 3 lần nhắc lại.
+ Số ô thí nghiệm: 8 x 3 = 24 ô. + Diện tích ô thí nghiệm: 5 m x 2,8 m = 14 m2 . *Sơ đồ thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ 3 7 4 6 8 5 1 2 5 3 7 2 1 6 4 8 4 2 1 6 3 7 8 5 Dải bảo vệ Trong đó: CT1: LVN81 CT5: H11-13 CT2: H11-1 CT6: H4 CT3: H11-3 CT7: H23 CT4: H11-8 CT8: LVN4(Đ/c) 2.3.2.2. Quy trình kỹ thuật
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56: 2011 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Phân bón:
+ Công thức phân bón: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 120 N + 90 P2O5+ 80 K2O + 600 kg vôi bột/ ha.
+ Phƣơng pháp bón phân:
- Bón lót: 100% phân hữu cơ vi sinh + 100% phân lân + 100% vôi bột + 1/4 lƣợng đạm (phân hữu cơ vi sinh và phân lân đƣợc trộn đều bón theo hàng rạch sâu 10 – 12 cm, vôi bột đƣợc rải đều trên đất khi bừa lần cuối).
- Bón thúc: chia làm 2 lần bón
Bón thúc lần 1 khi ngô 4 - 5 lá: 1/4 lƣợng đạm + 1/2 lƣợng kali (rạch rãnh sâu 3 - 5cm theo hàng ngô cách gốc 5 – 7cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp vun nhẹ).
Bón thúc lần 2 khi ngô 8 - 9 lá: 1/2 lƣợng đạm + 1/2 lƣợng kali (rạch rãnh sâu 5 - 7 cm theo hàng ngô cách gốc 10 – 12 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp vun cao).
* Phòng trừ sâu bệnh:
Chỉ phòng trừ sâu bệnh khi đến ngƣỡng phòng trừ theo hƣớng dẫn chung của ngành Bảo vệ thực vật.
* Thu hoạch:
Thu hoạch khi ngô chín sinh lý (khi chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi khô). Tuy nhiên nếu thời tiết cho phép thì có thể thu hoạch muộn hơn.
2.3.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi đƣợc tiến hành theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56: 2011 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Định cây theo dõi
Cây theo dõi các chỉ tiêu sinh trƣởng trên đồng ruộng đƣợc xác định khi có 3 lá. Mỗi công thức theo dõi 10 cây/lần nhắc lại. Cây theo dõi đƣợc định vị ở hai hàng giữa, mỗi hàng 5 cây liên tiếp trừ 5 cây đầu hàng.
* Chỉ tiêu sinh trƣởng
+ Các giai đoạn sinh trƣởng phát triển - Ngày gieo: ngày gieo hạt.
- Ngày mọc: Là ngày có > 50% số cây/ô mọc.
- Ngày trỗ cờ: Là ngày > 50% số cây/ô xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ.
- Ngày tung phấn: Là ngày > 50% số cây/ô có hoa nở 1/3 trục chính. - Ngày phun râu: Là ngày có > 50% số cây/ô phun râu (tính những cây bắp có râu dài 2 - 3cm ngoài lá bi).
- Ngày chín sinh lý (TGST): Là ngày có > 75% cây/ô có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen.
+Tốc độ tăng trƣởng của cây: Đo 10 cây/ô, đo từ sát mặt đất đến mút lá, lần 1 đo sau khi trồng 20 ngày, các lần đo cách nhau 10 ngày.
- Tốc độ tăng trƣởng sau trồng 20 ngày
1 1
t h
(t = 20 ngày) (cm/ngày) - Tốc độ tăng trƣởng sau 30 ngày