Chỉ số diện tích lá (LAI)

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên (Trang 69 - 70)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.4.4.Chỉ số diện tích lá (LAI)

Lá ngô có cấu tạo đặc biệt hơn các cây trồng khác. Lá cong theo hình lòng máng nên có thể hứng và dẫn nƣớc từ trên xuống gốc ngô nhiều hơn. Chỉ với lƣợng mƣa nhỏ (7 – 8 mm) thì 8% diện tích đất xung quanh gốc ở độ sâu 25 – 30 cm đã chứa một lƣợng nƣớc chiếm 70 - 80% tổng lƣợng mƣa. Trên lá ngô có rất nhiều khí khổng, khi gặp hạn khí khổng khép lại rất nhanh nên hạn chế một phần thoát hơi nƣớc (Nguyễn Đức Lƣơng, 2000) [5].

Kích thƣớc lá và mật độ trồng là những yếu tố ảnh hƣởng đến chỉ số diện tích lá quang hợp. Nichiporocic cho rằng, mọi cây trồng đều có một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chỉ số diện tích lá thích hợp cho quang hợp thƣờng biến động từ 2,5 – 5 m2lá/m2 đất.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5 cho thấy, chỉ số diện tích lá của các tổ hợp và giống ngô lai tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2012 biến động từ 2,18 – 3,09 m2 lá/m2 đất. Trong đó tổ hợp H4 có chỉ số diện tích lá đạt 2,29 m2 lá/m2 đất tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Các tổ hợp và giống ngô lai còn lại có chỉ số diện tích lá cao hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Chỉ số diện tích lá của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm ở vụ Xuân năm 2013 biến động từ 2,38 – 3,10m2

lá/m2 đất. Trong đó, giống LVN81 có chỉ số diện tích lá đạt cao nhất với 3,10m2

lá/m2 đất, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các tổ hợp ngô lai còn lại có hệ số diện tích lá sai khác không có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

3.1.5. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên (Trang 69 - 70)