Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên (Trang 29 - 91)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.3.Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới và ở Việt Nam

1.3.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới

Ngô là cây lƣơng thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Do có nền di truyền rộng và thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau nên cây ngô đƣợc trồng ở hầu hết các nƣớc trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nƣớc trồ

. Tổng diện tích trồng năm 2009 lên đến 159,53 triệu ha, năng suất 5,12 tấn/ha và sản lƣợng 817,11 triệu tấn một năm (FAOSTAT, 2010) [25].

Ngô đƣợc sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực nhƣ: làm lƣơng thực, thực phẩm, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biến... Hiện nay ngô còn là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất năng lƣợng sinh học (ethanol), đây đƣợc coi là giải pháp cho sự thiếu hụt năng lƣợng trong tƣơng lai. Ở Mỹ, trên 90% ethanol đƣợc sản xuất từ ngô với hơn 2680 nhà máy. Trung Quốc cũng đang tập trung đầu tƣ xây dựng nhiều cở sở nghiên cứu về nguồn năng lƣợng sinh học này với mục tiêu ethanol nhiên liệu sẽ tăng lên 2 tỷ lít vào năm 2010 và 10 tỷ lít vào năm 2020. Để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ethanol, các nhà khoa học thuộc Đại học bang Michigan (Mỹ) đã tạo ra một số giống ngô mới chuyên sản xuất ethanol, giống ngô mới này cho phép tạo ra sản phẩm ethanol hiệu quả hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu và sản xuất mà diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô trên thế giới tăng lên liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 1.1.

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô thế giới giai đoạn 2001-2012

Chỉ tiêu Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (triệu tấn) 2001 137,5 44,8 615,5 2002 137,3 44,1 604,9 2003 144,7 44,6 645,2 2004 147,5 49,4 729,2 2005 147,4 48,4 713,9 2006 148,6 47,5 706,3 2007 158,6 49,7 788,1 2008 161 51,1 822,7 2009 157,2 50,1 794,8 2010 162,3 51,2 820,6 2011 170,39 51,85 883,46 2012 176,99 49,44 875,10 (Nguồn: FAOSTA, 2013)[25]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 1.1 cho thấy, sản xuất ngô trên thế giới tăng lên không ngừng cả về diện tích và năng suất. Năm 2001 năng suất ngô trung bình thế giới mới chỉ đạt 44,8 tạ/ha, diện tích 615,5 triệu ha. Nhƣng đến năm 2012 năng suất ngô đạt 49,44 tạ/ha, gấp 1,1 lần và sản lƣợng đạt 875,10 triệu tấn, gấp1,42 lần so với năm 2001, trong khi diện tích ngô tăng không nhiều (1,3 lần). Trong công tác cải tạo giống cây trồng trên cơ sở ƣu thế lai, ngô lai là một thành công kỳ diệu của nhân loại. Nhờ sử dụng giống ngô lai và kỹ thuật trồng trọt tiên tiến mà năng suất ngô trên thế giới đã tăng 1,1 lần trong vòng 12 năm (2001-2012), nhất là các nƣớc có điều kiện thâm canh nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Brazil. Tình hình sản xuất ngô của một số nƣớc trên thế giới đƣợc trình bày ở bảng 1.2.

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2012 Nƣớc Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (triệu tấn) Mỹ 35,36 77,44 273,83 Trung Quốc 34,97 59,55 208,26 Brazil 14,23 50,12 71,30 Mexico 6,92 31,87 22,07 Ấn Độ 8,40 25,07 21,06 Italia 0,98 83,58 8,20 Đức 0,51 97,86 5,00 Hy Lạp 0,175 114,29 2,00 Israel 0,033 255,56 0,85 (Nguồn FAOSTAT, 2013)[25]

Qua bảng số liệu 1.2 chúng ta thấy, Mỹ là một nƣớc sản xuất ngô rất phát triển, lớn nhất thế giới, chiếm hơn 40% tổng sản lƣợng ngô thế giới. Theo Rinke.E (1979) [32] việc sử dụng các giống ngô lai ở Mỹ bắt đầu từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năm 1930. Hiện nay 100% diện tích ngô của Mỹ là trồng các giống ngô lai trong đó hơn 90% là giống ngô lai đơn (Ngô Hữu Tình, 2009) [14]. Nhiều thí nghiệm ở Mỹ về các giống ngô lai đơn đã cho năng suất đạt 25 tấn/ha/vụ. Ngƣời ta đã tính đƣợc mức độ tăng năng suất ngô ở Mỹ trong giai đoạn 1930-1986 là 103 kg/ha/năm, trong đó sự đóng góp do cải tiến nền di truyền là 63 kg/ha/năm. Trong thời gian gần đây, nếu nhƣ phần lớn các nƣớc phát triển năng suất ngô tăng không đáng kể thì năng suất ngô ở Mỹ lại có sự tăng đột biến.

Kết quả đó có đƣợc là nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất. Theo Ming Tang Chang và cộng sự (Minh Tang Chang et al, 2005) [31] cho biết: Ở Mỹ chỉ còn 48% giống ngô đƣợc sử dụng đƣợc chọn tạo theo công nghệ truyền thống, 52% là bằng công nghệ sinh học. Năng suất ngô ở Mỹ đã tăng từ 1,5 tấn/ha vào năm 1930 đến 7 tấn/ha vào những năm 1990 (SK.Vasal, 1990) [34]. Năm 2012 tổng sản lƣợng ngô của Mỹ là 273,83 triệu tấn/ha, trên diện tích 35,36 triệu ha.

Trung Quốc là nƣớc đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích trồng ngô, sản lƣợng ngô năm 2011-2012 của Trung Quốc tăng 27,67% so với năm 2009 và vƣợt kỷ lục 163,12 triệu tấn năm 2009, tuy nhiên diện tích ngô tăng không nhiều (tăng 1%). Do có trình độ khoa học kỹ thuật và thâm canh cao nên Israel là nƣớc đứng đầu về năng suất với 255,56 tạ/ha, năng suất ngô thấp nhất là Ấn Độ (25,07 tạ/ha). Trong sản xuất hiện nay có sự khác biệt rõ ràng về năng suất giữa các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển. Năng suất ngô trung bình của các nƣớc phát triển là 7,8 tấn/ha, các nƣớc đang phát triển là 2,7 tấn/ha. Hai nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là:

- Tỷ lệ sử dụng giống ngô lai khác nhau trong sản xuất. Ở các nƣớc phát triển, 90-100% diện tích ngô đƣợc trồng bằng các giống lai có ƣu thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lai cao. Trong khi đó các nƣớc đang phát triển diện tích trồng giống ngô lai rất thấp (37% diện tích) chủ yếu là trồng các giống thụ phấn tự do (63% diện tích) (CIMMYT, 1991-1992) [24].

- Khả năng đầu tƣ và trình độ thâm canh của ngƣời sản xuất.

Theo dự báo của Viện nghiên cứu chƣơng trình Lƣơng thực thế giới (IPRI, 2003) [30]. vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn, trong đó 15% dùng làm lƣơng thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nƣớc phát triển chỉ dùng 5% ngô làm lƣơng thực nhƣng ở các nƣớc đang phát triển tỷ lệ này là 22%.

Dự báo nhu cầu ngô trên thế giới năm 2020 đƣợc trình bày ở bảng 1.3.

Bảng 1.3: Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020

Vùng Năm 1997

(triệu tấn)

Năm 2020

(triệu tấn) % thay đổi

Thế giới 586 852 45

Các nƣớc đang phát triển 295 508 72

Đông Á 136 252 85 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam Á 14 19 36

Cận Sahara - Châu Phi 29 52 79

Mỹ Latinh 75 118 57

Tây và Bắc Phi 18 28 56

(Nguồn: IPRI 2003) [49]

Nhƣ vậy, đến năm 2020 nhu cầu ngô thế giới tăng 45% so với nhu cầu năm 1997, chủ yếu tăng cao ở các nƣớc đang phát triển (72%), riêng Đông Á nhu cầu tăng 85% so với năm 1997.

1.3.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam

Tuy cây ngô mới đƣợc đƣa và trồng tại Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu Tình, 2009)[14] nhƣng trong những năm qua diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô không ngừng tăng lên hàng năm. Cây ngô đã khẳng định vị trí trong sản xuất nông nghiệp và trở thành cây lƣơng thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan trọng đứng thứ 2 sau cây lúa góp phần đáng kể trong việc giải quyết lƣơng thực tại chỗ cho ngƣời dân Việt Nam.

Giai đoạn 2001-2012 sản xuất ngô của nƣớc ta tăng nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lƣợng. Năm 2012, diện tích trồng ngô là 1.118,2 nghìn ha, tăng 388,7 nghìn ha so với năm 2001. Việc tăng cƣờng sử dụng giống ngô lai cho năng suất cao kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến đã cải thiện đáng kể năng suất ngô.

Trong 20 năm qua, năng suất ngô nƣớc ta tăng liên tục so với năng suất trung bình thế giới. Năm 1980, năng suất ngô nƣớc ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới. Năm 1990 bằng 42%, năm 2000 bằng 59,8% nhƣng đến năm 2012 đã bằng 86,9%. Năng suất ngô đƣợc cải thiện là nhờ ứng dụng ƣu thế lai trong quá trình chọn tạo giống. Năm 2012 diện tích trồng ngô lai đã chiếm 90% diện tích ngô của cả nƣớc. Một số tỉnh có diện tích trồng ngô lai đạt 100% nhƣ Đồng Nai, Trà Vinh, Sơn La, Vĩnh Phúc…

Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2001-2012

Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) 2001 729,5 29,6 2.161,7 2002 816,0 30,8 2.511,2 2003 912,7 34,4 3.136,3 2004 991,1 34,6 3.430,9 2005 1.052,6 36,0 3.787,1 2006 1.033,1 37,3 3.854,6 2007 1.096,1 38,5 4.303,2 2008 1.125,9 39,7 4.531,2 2009 1.086,8 40,8 4.431,8 2010 1.126,9 40,9 4.606,8 2011 1.081,0 43,3 4.684,3 2012 1.118,2 42,95 4.803,2 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013)[15]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có thể nói tốc độ phát triển ngô lai ở Việt Nam rất nhanh so với lịch sử phát triển ngô lai trên thế giới. Sự phát triển đó đã đƣợc Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) và tổ chức Nông lƣơng (FAO) của Liên Hợp Quốc cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực đánh giá cao (công nghệ gen, nuôi cấy bao phấn và noãn) (Ngô Hữu Tình, 2003) [24].

Mặc dù năng suất ngô của nƣớc ta tăng liên tục từ năm 2001-2012 nhƣng so với năng suất bình quân của thế giới và khu vực thì năng suất ngô của nƣớc ta còn thấp. Năm 2012 năng suất ngô của nƣớc ta chỉ bằng 86,9% năng suất bình quân của thế giới, 72,1% năng suất trung bình của Trung Quốc (Tổng cục thống kê, 2013)[15]. Vì vậy đòi hỏi các nhà khoa học phải tiếp tục nỗ lực nghiên cứu chọn tạo ra những giống ngô mới, xác định các biện pháp canh tác phù hợp để nâng cao năng suất và sản lƣợng ngô của Việt Nam.

Ở nƣớc ta, cây ngô đƣợc trồng khắp hai miền Nam – Bắc, song do khác nhau về đất đai, thời tiết, khí hậu nên năng suất và sản lƣợng có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng.

Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở các vùng ngô chính của Việt Nam năm 2010

Tên vùng Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) Đồng bằng sông Hồng 95,90 46,20 443,00

Trung du và miền núi phía Bắc 464,90 36,50 1.696,20 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền

Trung 207,40 40,40 838,20

Tây nguyên 231,50 51,30 1.188,70

Đông Nam Bộ 78,70 54,10 426,00

ĐB sông Cửu Long 38,80 53,40 207,20

Cả nƣớc 1.126,9 45,4 767,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số liệu thống kê ở bảng 1.6 cho thấy ngô đƣợc trồng chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Năm 2010, diện tích trồng ngô của vùng là 460,0 nghìn ha, chiếm 40,8 diện tích ngô cả nƣớc, ở đây ngô đƣợc trồng chủ yếu trên những diện tích bạc màu, nghèo dinh dƣỡng. Đây là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, hạn hán và giá rét kéo dài, nhiệt độ quá thấp vào mùa đông, nhiều nơi băng giá và sƣơng muối, lƣợng mƣa phân bố không đều và chủ yếu trồng những giống ngô địa phƣơng năng suất thấp. Do điều kiện bất lợi nên năng suất ngô trung bình của vùng này thấp nhất cả nƣớc. Năng suất ngô năm 2010 chỉ đạt 33,2 tạ/ha bằng 84,6% năng suất ngô của cả nƣớc, bằng 66,6% năng suất ngô của đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù năng suất thấp so với các vùng trong cả nƣớc nhƣng do diện tích lớn nên sản lƣợng ngô của vùng Trung du và miền núi phía Bắc cao nhất trong cả nƣớc chiếm 34,5% sản lƣợng ngô cả nƣớc.

Diện tích trồng ngô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long không lớn (37,8 nghìn ha) nhƣng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, đất đai màu mỡ, lƣợng mƣa cao và phân bố đều quanh năm nên năng suất ngô của vùng này rất cao (52,9 tạ/ha). Năng suất ngô của cả nƣớc chỉ bằng 78,8% năng suất ngô của đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng có tiềm năng phát triển sản xuất ngô rất lớn, nếu mở rộng diện tích trồng ngô thì sản lƣợng ngô của vùng này sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào sản lƣợng ngô của cả nƣớc.

Nhìn chung, mỗi vùng đều có những điều kiện thuận lợi và khó khăn riêng. vì vậy cần khắc phục những khó khăn và phát huy những thế mạnh trong sản xuất ngô của mỗi vùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, với diện tích đất tự nhiên 3.562.82 km2, đất đai chủ yếu là đất đồi núi (chiếm 85,8% diện tích đất tự nhiên), đất phù sa có diện tích nhỏ (19.448 ha)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chiếm 5,49% diện tích tự nhiên, đất bạc màu là 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên (Tổng cục thống kê, 2013)[15]. Điều kiện đất đai, địa hình phức tạp gây cản trở lớn trong việc sản xuất ngô của tỉnh. Đại đa số các huyện còn nghèo nàn, cơ sở vật chất, trình độ thâm canh còn thấp. Điều kiện tự nhiên phức tạp, hệ thống thuỷ lợi còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nƣớc tƣới cho nên sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô nói riêng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên do cây ngô có một vị thế quan trọng trong nền kinh tế nên tỉnh đã rất chú trọng đƣa ra những giải pháp khắc phục khó khăn, đƣa các giống ngô lai năng suất cao vào sản xuất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Vì vậy bƣớc đầu đã đạt đƣợc những thành quả nhất định.

Bảng 1.6: Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên năm 2001 - 2011

Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) 2001 9,7 30,6 29,7 2002 11,6 32,8 38,0 2003 13,4 32,6 43,7 2004 15,9 34,3 54,6 2005 15,9 34,7 55,1 2006 15,3 35,2 53,9 2007 17,8 42,0 74,8 2008 20,6 41,1 84,6 2009 17,4 38,6 67,2 2010 17,9 42,1 75,4 2011 18,6 43,3 80,6 (Nguồn: Tổng cục thống kê,2013 [15]

Qua bảng 1.7 cho thấy diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô đều tăng đáng kể. Diện tích trong giai đoạn này tăng khá nhanh từ 9,7 lên 17,9 nghìn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ha. Nhìn chung năng suất ngô của tỉnh trong 9 năm gần đây đều tăng. Năng suất ngô năm 2010 tăng 1,37 lần. Sản lƣợng ngô tăng từ 29,7 nghìn tấn năm 2001 lên 75,4 nghìn tấn năm 2010 (tăng 2,53 lần). Sản lƣợng ngô tăng chậm là do diện tích đất trồng ngô ở nhiều vùng ở Thái Nguyên bị thu hẹp, một số nơi chuyển sang trồng các cây công nghiệp khác, năng suất lại tăng chậm. Năm 2008 diện tích, năng suất và sản lƣợng đều tăng lên đáng kể.

Từ những kết quả thống kê trên cho thấy những năm tiếp theo diện tích trồng ngô của tỉnh có xu hƣớng ổn định. Tuy nhiên năng suất ngô vẫn tiếp tục tăng lên không ngừng.

1.4. Định hƣớng nghiên cứu phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam 1.4.1. Các cơ quan nghiên cứu và sản xuất giống ngô ở Việt Nam 1.4.1. Các cơ quan nghiên cứu và sản xuất giống ngô ở Việt Nam

Viện nghiên cứu ngô giữ vai trò chủ đạo trong công tác nghiên cứu, chọn tạo giống ngô. Nguồn gen ngô hiện nay đƣợc bảo tồn tại Viện nghiên cứu ngô với khoảng 400 mẫu giống thụ phấn tự do và 3000 mẫu dòng (Trần Văn Minh, 2004) [7].

Hiện nay các giống ngô lai của Việt Nam chiếm tới 65-75% lƣợng giống lai sử dụng trong sản xuất, các giống ngô này có năng suất và chất lƣợng tƣơng đƣơng các giống ngô của các Công ty liên doanh với nƣớc ngoài nhƣng giá bán chỉ bằng 70% góp phần tiết kiệm chi phí cho ngƣời trồng 80-90 tỷ đồng/năm.

Để nhanh chóng tạo ra các giống ngô lai phục vụ sản xuất Viện nghiên cứu ngô còn phối hợp với các cơ quan nhƣ: Viện khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc, Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long, Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ƣơng, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Nông lâm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên (Trang 29 - 91)