Đánh giá trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các tổ hợp

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên (Trang 76 - 78)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.6.Đánh giá trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các tổ hợp

Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp là các chỉ tiêu đánh giá độ đồng đều, tính ổn định ở ngô. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp là chỉ tiêu liên quan đến khả năng chống chịu sâu bệnh, đến năng suất và chất lƣợng giống ngô.

3.1.6.1. Trạng thái cây

Đây là chỉ tiêu đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp cảm quan theo thang điểm 1 - 5 (điểm 1 tốt nhất - điểm 5 xấu). Để đánh giá chỉ tiêu này cần dựa vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, độ đồng đều của cây, mức độ thiệt hại do sâu bệnh, đổ, gãy… Vì vậy, giống có trạng thái cây tốt là giống có tiềm năng cho năng suất cao.

Trạng thái cây đƣợc đánh giá khi cây còn xanh nhƣng bắp đã phát triển đầy đủ. Trạng thái cây đƣợc đánh giá căn cứ vào độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, tỷ lệ đổ, gãy, thiệt hại do côn trùng… Kết quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

theo dõi trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm vụ Xuân 2012 - 2013 đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp và giống thí nghiệm vụ Xuân 2012 – 2013 tại Thái Nguyên

Đơn vị: điểm 1-5 Tổ hợp, giống Vụ Xuân 2012 Vụ Xuân 2013 TT cây TT bắp Độ bao bắp TT cây TT bắp Độ bao bắp LVN81 1 2 1 1 2 1 H11-1 1 1 1 1 1 1 H11-3 3 1 3 2 2 2 H11-8 2 3 1 2 3 1 H11-13 2 3 3 2 3 2 H4 2 1 2 1 2 2 H23 1 2 3 1 2 2 LVN4 (Đ/c) 2 2 1 2 2 1

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy trạng thái cây của các tổ hợp và giống ngô lai đƣợc đánh giá ở cả 2 vụ đều đạt từ điểm 1 – 3. Vụ Xuân năm 2012, giống LVN81, tổ hợp H11-1 và H23 có trạng thái cây rất tốt đƣợc đánh giá điểm 1, tốt hơn giống đối chứng. Tổ hợp H11-3 có trạng thái cây đánh giá điểm 3, kém hơn giống đối chứng. Các tổ hợp còn lại có trạng thái cây tƣơng đƣơng giống đối chứng đánh giá điểm 2.

- Vụ Xuân năm 2013 giống LVN81, tổ hợp H11-1, H23 và H4 có trạng thái cây rất tốt đƣợc đánh giá điểm 1, tốt hơn giống đối chứng. Các tổ hợp còn lại có trạng thái cây tƣơng đƣơng giống đối chứng đánh giá điểm 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.6.2. Trạng thái bắp

Trạng thái bắp đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp cảm quan căn cứ vào độ đồng đều của bắp, tỷ lệ kết hạt, chiều dài bắp, độ lớn bắp, mức độ thiệt hại do sâu bệnh. Trạng thái bắp là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống. Giống có trạng thái bắp tốt sẽ có tiềm năng năng suất cao.

Trạng thái bắp của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm ở vụ Xuân 2012 và vụ Xuân 2013 dao động từ 1 – 3. Tổ hợp H11-1 có trạng thái bắp tốt nhất đánh giá điểm 1, tốt hơn giống đối chứng. Tổ hợp H11-8 và H11- 13 có trạng thái bắp kém nhất đánh giá điểm 3, kém hơn với giống đối chứng ở cả 2 vụ nghiên cứu. Các tổ hợp và giống ngô lai còn lại đƣợc đánh giá tƣơng đƣơng với giống đối chứng.

3.1.6.3. Độ bao bắp

Độ bao bắp ở ngô có nhiều trạng thái khác nhau, lá bi có thể dài hơn bắp, bằng hoặc ngắn hơn bắp, đây là đặc điểm đƣợc quy định bởi giống. Lá bi có tác dụng ngăn cách hạt ngô với môi trƣờng bên ngoài, hạn chế những tác động bất lợi của thời tiết khí hậu, sự xâm nhập của sâu bệnh. Độ bao bắp có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo quản ngô, những giống có lá bi dài che kín bắp có tác dụng bảo vệ bắp tốt hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên (Trang 76 - 78)