Hạn chế trong nghiên cứu ngô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên (Trang 39 - 40)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.4.2. Hạn chế trong nghiên cứu ngô ở Việt Nam

Công tác chọn tạo giống ngô ở Việt Nam những năm gần đây đã cung cấp các giống có năng suất cao, chất lƣợng tốt cho các vùng sinh thái. Những kết quả này đã tạo điều kiện rất cơ bản để sản xuất ngô ở nƣớc ta tăng năng suất và nâng cao sản lƣợng. Nhƣng nghiên cứu, phát triển giống ngô ở nƣớc ta vẫn còn một số tồn tại nhƣ sau:

- Nguồn vật liệu tạo giống nghèo nàn, nguồn nhập nội chủ yếu ở các nƣớc tiên tiến vùng ôn đới không phù hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam nên không ứng dụng đƣợc trực tiếp mà đòi hỏi thời gian dài và đầu tƣ lớn để chọn lọc.

- Bộ giống ngô có thời gian sinh trƣởng ngắn, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, chịn hạn và chịu các điều kiện bất thuận khác nhƣ đất xấu, kháng sâu bệnh.…ở nƣớc ta còn hạn chế.

- Lực lƣợng cán bộ nghiên cứu chọn tạo giống ngô, đặc biệt là lực lƣợng chuyên gia giỏi và tâm huyết còn rất thiếu.

- Thiếu hệ thống thông tin giữa các cơ quan quản lý, các cơ sở nghiên cứu và các cơ sở sản xuất kinh doanh từ trung ƣơng đến địa phƣơng, do đó khả năng liên kết, chia sẻ thông tin điều phối hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị trong ngành còn hạn chế (Phan Huy Thông, 2007) [19]. - Các sản phẩm chế biến từ ngô còn đơn điệu, chƣa có các nghiên cứu đầy đủ về cách bảo quản chế biến ngô trong điều kiện Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Công nghệ sau thu hoạch chƣa đƣợc nghiên cứu và chú ý đúng mức cho nên dẫn đến thất thu sau thu hoạch.

- Giá hạt giống lai cao (gấp 10 lần giống thụ phấn tự do) nhƣng hiệu quả chƣa tƣơng xứng nên nhiều giống mới chƣa đƣợc nông dân chấp nhận.

- Các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác nhƣ khoảng cách, mật độ, phân bón, thời vụ, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại, bảo quản sau thu hoạch chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nhƣ với công tác chọn tạo giống, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của giống mới, vì vậy năng suất thực tế thấp hơn nhiều so với tiềm năng của giống (Phan Xuân Hào, 2008) [20].

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)