Tình hình sâu bệnh hại

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên (Trang 71 - 75)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.5.1.Tình hình sâu bệnh hại

Trong sản xuất ngô của Việt Nam, sâu bệnh là một trong những nguyên nhân không những làm giảm năng suất ngô ngoài đồng mà còn làm giảm sản lƣợng trong quá trình bảo quản. Theo tổ chức Nông Lƣơng Liên hợp quốc hàng năm tổng thiệt hại do sâu gây ra là 20 - 30 tỷ đô la (bằng 13 - 14% sản lƣợng), do bệnh là 24 - 25 tỷ đô la (Nguyễn Đức Lƣơng, 2000) [5].

Việt Nam là nƣớc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mƣa nhiều, rất thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh phát triển và gây hại đáng kể đến cây trồng. Ngày nay, sâu bệnh có khả năng chống chịu với nhiều loại thuốc khác nhau. Nhƣng trên thị trƣờng lại chƣa có loại thuốc nào tiêu diệt triệt để tất cả các loại sâu bệnh. Do đó, chọn tạo giống ngô có khả năng chống chịu sâu bệnh là một trong những biện pháp kinh tế nhất, vừa giảm sự phá hại của sâu bệnh vừa đảm bảo môi trƣờng trong sạch và sức khoẻ của con ngƣời.

Việc theo dõi sự xuất hiện và mức độ gây hại của các loại sâu bệnh là cơ sở khoa học đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của giống. Từ đó xác định biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả giúp cây trồng sinh trƣởng phát triển khoẻ, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Qua theo dõi tình hình sâu bệnh trên các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm vụ Xuân 2012 và vụ Xuân năm 2013, chúng tôi thấy trên đồng ruộng xuất hiện nhiều loại sâu bệnh nhƣng phổ biến nhất là sâu đục thân, sâu cắn râu và bệnh khô vằn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.6: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm vụ Xuân 2012 – 2013 tại Thái Nguyên

Tổ hợp, giống Vụ Xuân 2012 Vụ Xuân 2013 Sâu đục thân (điểm) Sâu cắn râu (%) Bệnh khô vằn (%) Sâu đục thân (điểm) Sâu cắn râu (%) Bệnh khô vằn (%) LVN81 3 12,9 6,7 3 16,3 9,6 H11-1 2 24,6 8,8 2 20,4 10,0 H11-3 3 22,5 12,1 2 24,2 18,3 H11-8 2 20,0 17,9 3 22,9 16,3 H11-13 2 17,9 14,2 3 15,4 15,0 H4 2 16,7 10,0 2 20,0 8,8 H23 2 7,9 5,8 2 10,8 10,0 LVN4 (Đ/c) 2 8,8 7,1 2 9,6 11,7 P - <0,05 <0,05 - <0,05 <0,05 CV(%) - 10,3 10,5 - 8,8 13,3 LSD05 - 2,93 1,87 - 2,65 2,86

* Sâu đục thân (Ostrinia ninillalis. Hubner)

Sâu đục thân là loại phổ biến rộng rãi ở tất cả các vùng trồng ngô trong cả nƣớc và trên thế giới. Sâu tuổi 1 và tuổi 2 gặm ăn thịt lá non. Từ tuổi 3 trở lên sâu đục vào thân cây, bắp non. Cây ngô bị sâu đục thƣờng bị gãy khi gặp gió bão. Bắp ngô bị sâu đục làm số lƣợng và khối lƣợng hạt giảm. Sâu đục thân thƣờng phá hại mạnh nhất vào vụ Xuân và Hè Thu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong thí nghiệm vụ Xuân năm 2012 và 2013 tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành theo dõi và nhận thấy: Các tổ hợp và giống ngô lai tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm sâu đục thân ở mức độ nhẹ, đánh giá điểm 2 – 3. Trong đó, vụ Xuân năm 2012 giống LVN81 và tổ hợp H11-3 bị sâu đục thân hại nặng nhất, đƣợc đánh giá điểm 3. Các tổ hợp còn lại bị hại tƣơng đƣơng với giống đối chứng (điểm 2).

Vụ Xuân năm 2013, giống LVN81và tổ hợp H11-8, H11-13 bị sâu đục thân phá hại nhiều nhất, đánh giá điểm 3, kém hơn giống đối chứng. Các tổ hợp còn lại có khả năng chống chịu sâu đục thân đánh giá điểm 2, tƣơng đƣơng với giống đối chứng.

* Sâu cắn râu

Sâu cắn râu thƣờng cắn râu ngoài bắp ảnh hƣởng lớn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh. Sâu cắn râu có hai loại:

Loại sâu có màu xanh (Heliothis armigera). Sâu này thƣờng cắn râu sau đó đục hẳn vào bắp.

Loại sâu có màu xám (Helisthis Zea). Loại này cắn râu nhƣng chỉ chui một nửa mình vào trong bắp.

- Qua theo dõi chúng tôi thấy, trong vụ Xuân năm 2012 sâu cắn râu gây hại ở tất cả các công thức thí nghiệm với tỷ lệ gây hại biến động từ 7,9% đến 24,6%. Tổ hợp H23 có tỷ lệ sâu cắn râu thấp nhất là 7,9% tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Các tổ hợp và giống ngô lai còn lại có tỷ lệ sâu cắn râu biến động từ 12,9 – 24,6%, cao hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

- Vụ Xuân năm 2013, tỷ lệ sâu cắn râu trên các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm biến động từ 9,6 – 24,2%. Trong đó, tổ hợp H23 có tỷ lệ sâu cắn râu là 10,8%, tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Các tổ hợp và giống ngô lai còn lại bị sâu cắn râu hại khá cao, biến động từ 15,4 – 24,2%, lớn hơn chắc chắn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Ở cả 2 vụ sâu xuất hiện và gây hại khi đã kết thúc quá trình thụ phấn nên không ảnh hƣởng nhiều đến năng suất và phẩm chất của hạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Bệnh khô vằn (Rhizotonia solani; Corticum sasakii)

Nguyên nhân do nấm Rhizoctonia Solani gây nên, bệnh gây hại cho ngô trong suốt quá trình sinh trƣởng và phát triển nhƣng thƣờng nặng hơn khi cây ngô chuẩn bị trỗ cờ và phát triển dần đến khi thu hoạch. Vết bệnh xuất hiện trên các lá già sau đó lan lên các lá trên. Vết bệnh to, kéo dài tạo thành những đƣờng viền trên lá, hình dạng không xác định, phần lá bị bệnh chết và khô đi có màu xám. Khi bệnh phát triển mạnh làm giảm khả năng quang hợp, bắp không phát triển ảnh hƣởng tới năng suất chất lƣợng cây trồng.

Qua theo dõi chúng tôi thấy hầu hết các tổ hợp và giống ngô lai tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh khô vằn nhƣng ở mức độ khác nhau và dao động từ 5,8 - 17,9% đối với vụ Xuân 2012 và từ 8,8 - 18,3% đối với vụ Xuân năm 2013.

- Vụ Xuân năm 2012: Giống LVN81và tổ hợp H23, H11-1 có tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn thấp nhất tƣơng đƣơng với giống đối chứng, dao động từ 5,8 – 8,8%. Bốn tổ hợp còn lại có tỷ lệ bệnh khô vằn biến động từ 10 – 17,9%, cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

- Vụ Xuân năm 2013: Giống LVN81 và tổ hợp H11-1, H23 có tỷ lệ bị nhiễm bệnh khô vằn dao động từ 9,6 – 10,0%, tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Tổ hợp H4 có tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn thấp nhất là 8,8%, thấp hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các tổ hợp còn lại bị nhiễm bệnh khô vằn khá cao 15,0 -18,3%, cao hơn chắc chắn so với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Qua nghiên cứu tỷ lệ sâu bệnh hại trên các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm ở cả 2 vụ chúng tôi thấy, tổ hợp H23 và giống LVN81 là 2 giống có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt nhất so với các tổ hợp ngô lai còn lại trong thí nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên (Trang 71 - 75)