Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ, tung phấn, phun râu

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên (Trang 53 - 91)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.1.1.Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ, tung phấn, phun râu

Trong các giai đoạn sinh trƣởng của cây ngô trên đồng ruộng, trỗ cờ, tung phấn, phun râu là quá trình rất quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng thụ phấn, thụ tinh và quyết định số hạt/bắp. Quá trình trỗ cờ, tung phấn, phun râu ở cây ngô diễn ra đồng thời hay không phụ thuộc vào giống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và điều kiện ngoại cảnh. Khoảng cách thời gian giữa 2 giai đoạn tung phấn và phun râu chênh lệch lớn sẽ làm cho bắp kết hạt kém.

Giai đoạn nở hoa ở cây ngô đòi hỏi điều kiện ngoại cảnh rất khắt khe, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều làm cho hiệu quả của quá trình thụ phấn thụ tinh giảm. Nhiệt độ cao trên 350C và ẩm độ không khí thấp thì hạt phấn sẽ chết. Nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp sẽ làm cho khoảng cách tung phấn phun râu sẽ bị kéo dài. Nhiệt độ tốt nhất cho quá trình thụ phấn thụ tinh ở ngô là 18 - 200

C, ẩm độ không khí đạt 80%. Số noãn thụ tinh đƣợc xác định ở thời kỳ này, những noãn không đƣợc thụ tinh, không hình thành hạt và bị thoái hóa, gây nên hiện tƣợng ngô đuôi chuột. Đối với cây ngô thì khoảng cách giữa tung phấn và phun râu càng ngắn thì càng có lợi cho thụ phấn, thụ tinh để hình thành hạt. Vì vậy, cần theo dõi chặt chẽ quá trình trỗ cờ, tung phấn, phun râu để chọn ra những giống có khoảng cách này chênh lệch ngắn nhất.

* Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

- Kết quả theo dõi thí nghiệm ở vụ Xuân năm 2012 cho thấy, thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các tổ hợp, giống ngô dao động từ 61 - 65 ngày. Trong đó giống LVN81 và tổ hợp H11-1 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ dài nhất là 65 ngày, dài hơn giống đối chứng 4 ngày. Các tổ hợp ngô lai còn lại có thời gian từ gieo đến trỗ cờ dài hơn đối chứng từ 1 – 2 ngày.

- Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các tổ hợp, giống trong vụ Xuân 2013 giao động từ 60 đến 66 ngày. Tổ hợp H11-1 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ dài nhất là 66 ngày dài hơn giống đối chứng 6 ngày. Giống LVN81 và tổ hợp H11-3 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ dài hơn đối chứng 5 ngày. Các tổ hợp lai còn lại có thời gian từ gieo đến trỗ cờ dài hơn giống đối chứng từ 2 – 3 ngày.

* Thời gian từ gieo đến tung phấn của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm trong vụ Xuân năm 2012 biến động từ 62 - 66 ngày. Trong đó,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giống LVN 81 và tổ hợp H11-1 có thời gian từ gieo đến tung phấn là 66 ngày, dài hơn 4 ngày so với giống đối chứng. Các tổ hợp còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn dài hơn đối chứng từ 1 – 2 ngày.

Vụ Xuân 2013, thời gian từ gieo đến tung phấn của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm biến động từ 64 đến 67 ngày. Giống LVN81 và tổ hợp H11-1 có thời gian từ gieo đến tung phấn dài nhất là 67 ngày, dài hơn giống đối chứng 6 ngày. Các tổ hợp còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn dài hơn giống đối chứng từ 1 – 2 ngày.

* Thời gian từ gieo đến phun râu

- Vụ Xuân 2012, thời gian từ gieo đến phun râu của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm dao động từ 62 - 67 ngày. Tổ hợp H4 và H23 có thời gian từ gieo đến phun râu là 64 ngày nhƣng vẫn dài hơn giống đối chứng 2 ngày. Giống LVN81 có thời gian từ gieo đến phun râu dài nhất là 67 ngày, dài hơn 5 ngày so với giống đối chứng.

- Vụ Xuân 2013, thời gian phun râu của các tổ hợp và giống ngô biến động từ 62 đến 69 ngày. Giống LVN81 có thời gian từ gieo đến phun râu dài nhất là 69 ngày, dài hơn giống đối chứng 7 ngày. Các tổ hợp ngô lai còn lại có thời gian từ gieo đến phun râu dài hơn giống đối chứng từ 3 ngày.

* Khoảng cách từ tung phấn đến phun râu

Trong vụ Xuân 2012, tổ hợp lai H11-1 và giống đối chứng LVN4 có thời gian trỗ cờ và tung phấn trùng nhau. Các tổ hợp và giống ngô lai còn lại có khoảng cách tung phấn - phun râu ngắn là 1 ngày. Vụ Xuân 2013, các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm cũng có khoảng cách từ tung phấn đến phun râu rất ngắn từ 1 – 2 ngày. Khoảng cách này rất thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh.

3.1.1.2. Giai đoạn từ gieo đến chín sinh lý (Thời gian sinh trưởng)

Sau quá trình thụ phấn, thụ tinh, hạt ngô đƣợc hình thành và phát triển, đến khi vật chất khô trong hạt dần đƣợc tích lũy đạt tối đa, hạt chín

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sinh lý. Thời kỳ chín đƣợc xác định khi chân hạt ngô xuất hiện vết sẹo đen. Thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giống, điều kiện thời tiết, khí hậu, kỹ thuật canh tác…

Vụ Xuân 2012, thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm dao động từ 104 - 111 ngày. Trong đó 3 tổ hợp H4, H11-13 và H11-8 có thời gian từ gieo đến chín sinh lý là ngắn nhất là 104 ngày, ngắn hơn 3 ngày so với giống đối chứng. Giống LVN81 và tổ hợp H11-1 có thời gian từ gieo đến chín sinh lý dài nhất là 111 ngày, dài hơn giống đối chứng 4 ngày. Các tổ hợp còn lại có thời gian từ gieo đến chín sinh lý tƣơng đƣơng với giống đối chứng.

Vụ Xuân 2013, thời gian từ gieo đến chín sinh lý biến động từ 100 đến 116 ngày. Trong đó 3 tổ hợp H11-13, H11- 8 và H23 có thời gian sinh trƣởng ngắn nhất lần lƣợt là 100, 102 và 105 ngày, ngắn hơn giống đối chứng từ 3 – 8 ngày. Tổ hợp lai H4 có thời gian sinh trƣởng tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Các tổ hợp và giống còn lại có thời gian sinh trƣởng bằng hoặc lớn hơn so với giống đối chứng 4 – 8 ngày.

Nhƣ vậy, các tổ hợp H11-1, H11-3 và hai giống ngô LVN81, LVN4 có thời gian từ gieo đến chín sinh lý dao động từ 107 – 115 ngày, thuộc nhóm chín trung bình. Hai tổ hợp H11-8 và H11-13 có thời gian sinh trƣởng thuộc nhóm chín sớm, phù hợp với điều kiện vụ Xuân tại Thái Nguyên. Hai tổ hợp còn lại là H4 và H23 có thời gian sinh trƣởng không ổn định qua 2 vụ.

3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp, giống ngô thí nghiệm

Quá trình sinh trƣởng phát triển của cây ngô đƣợc chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn trên đồng ruộng cây ngô sinh trƣởng với tốc độ khác nhau phụ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái, biện pháp canh tác…

Nghiên cứu tốc độ tăng trƣởng của cây ngô ở các giai đoạn sinh trƣởng là cơ sở khoa học tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý, tạo điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiện cho cây ngô sinh trƣởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao nhất. Chính vì vậy chúng tôi theo dõi tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm ở các giai đoạn sau trồng 20, 30, 40, 50 và 60 ngày. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các các tổ hợp, giống ngô lai thí nghiệm vụ Xuân năm 2012

Đơn vị: cm/ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vụ

Tổ hợp, giống Thời gian sau gieo....(ngày)

G - 20 20 - 30 30 - 40 40 - 50 50 - 60 Vụ Xuân 2012 LVN81 1,94 3,12 3,40 5,92 4,77 H11-1 1,62 2,64 4,32 4,85 2,55 H11-3 1,64 2,47 4,45 5,08 2,66 H11-8 1,56 2,47 4,78 5,13 1,70 H11-13 2,07 3,29 3,87 5,48 1,62 H4 1,69 2,71 4,48 4,62 2,84 H23 1,73 2,70 4,27 4,94 2,38 LVN4 (Đ/c) 1,91 3,37 3,39 5,08 2,82 P <0,05 >0,05 <0,05 >0,05 <0,05 CV(%) 8,0 14,3 6,0 10,5 3,23 LSD05 0,24 0,70 0,42 0,93 1,49 Vụ Xuân 2013 LVN81 1,93 3,77 5,46 4,73 2,98 H11-1 1,60 4,45 4,74 4,63 2,65 H11-3 1,63 4,57 4,92 4,24 2,64 H11-8 1,55 4,25 4,98 4,02 3,16 H11-13 2,07 4,08 5,57 4,80 2,87 H4 1,69 4,21 4,67 5,06 3,23 H23 1,65 4,10 4,70 4,57 2,69 LVN4 (Đ/c) 1,90 3,65 5,41 4,25 3,23 P < 0,05 < 0,05 > 0,05 < 0,05 < 0,05 CV(%) 9,0 14,2 10,3 13,7 14,5 LSD05 0,26 0,72 0,73 1,19 1,13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng số liệu 3.2 cho thấy trong vụ Xuân 2012 và Xuân 2013, chiều cao cây tăng từ mọc đến 60 ngày sau gieo. Trong đó chiều cao của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm đều tăng mạnh nhất vào giai đoạn từ 40 đến 50 ngày sau gieo, sau đó tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các tổ hợp và giống ngô thí nghiệm giảm dần.

* Giai đoạn sau gieo đến 20 ngày

- Tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm trong vụ Xuân 2012 biến động từ 1,56 đến 2,07 cm/ngày. Trong đó giống LVN 81, tổ hợp H11-13, H4 và H23 có tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây từ 1,69 – 2,07 cm/ngày, tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Ba tổ hợp còn lại đạt tốc độ tăng trƣởng từ 1,56 – 1,64 cm/ngày, nhỏ hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

- Vụ Xuân 2013, tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm đạt từ 1,60 – 2,07 cm/ngày. Trong đó, giống LVN81 và 2 tổ hợp H11- 13, H4 và H23 đạt tốc độ tăng trƣởng từ 1,65 – 2,07 cm/ngày tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Ba tổ hợp còn lại có tốc độ tăng trƣởng từ 1,55 – 1,63 cm/ngày, nhỏ hơn chắc chắn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

* Giai đoạn sau gieo từ 20 - 30 ngày

- Vụ Xuân 2012: Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ tốc độ tăng trƣởng chiều cao của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm tƣơng đƣơng nhau và đều sai khác không có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

- Vụ Xuân năm 2013: Tốc độ tăng trƣởng của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm biến động từ 3,65 – 4,57cm/ngày. Trong đó, 2 tổ hợp H11-1 và H11-3 có tốc độ tăng trƣởng lớn hơn chắc chắn so với giống đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các tổ hợp và giống ngô lai còn lại có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đƣơng so với giống đối chứng.

* Giai đoạn sau gieo từ 30 - 40 ngày

- Vụ Xuân 2012 tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm biến động từ 3,39 – 4,78cm/ngày. Trong đó giống LVN81 có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đƣơng so với giống đối chứng. Các tổ hợp còn lại đều có tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây lớn hơn chắc chắn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

- Vụ Xuân năm 2013, tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 4,67 – 5,57 cm/ngày. Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ tốc độ tăng trƣởng chiều cao của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm tƣơng đƣơng nhau và đều sai khác không có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

* Giai đoạn sau gieo từ 40 – 50 ngày

- Vụ Xuân 2012, tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm biến động từ 4,62 đến 5,92 cm/ngày. Với P>0,05 cho biết các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm đều tƣơng đƣơng nhau và sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng.

- Vụ Xuân năm 2013, các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm đều có tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây không có sự sai khác so với giống đối chứng, biến động từ 4,02 - 5,06 cm/ngày.

* Giai đoạn 50 - 60 ngày sau gieo:

Nhìn chung, tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây sau 60 ngày của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm trong cả vụ Xuân 2012 và 2013 đều giảm dần. Vụ Xuân năm 2012, tốc độ tăng trƣởng chiều cao của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm biến động từ 1,70 – 4,77 cm/ngày. Trong đó,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giống LVN81 có tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây đạt lớn nhất là 4,77cm/ngày, cao hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm còn lại có tốc độ tăng trƣởng chiều cao sai khác không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng.

Vụ Xuân năm 2013, tốc độ tăng trƣởng chiều cao của các tổ hợp và giống ngô lai biến động từ 2,64 – 3,16 cm/ngày. Các tổ hợp và giống ngô lai đều có tốc độ tăng trƣởng chiều cao tƣơng đƣơng với giống đối chứng.

3.1.3. Tốc độ ra lá của các tổ hợp và giống ngô thí nghiệm

Trên đồng ruộng mỗi giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của cây ngô đều đƣợc nhận biết thông qua số lá. Đây là cơ sở xác định thời điểm cung cấp dinh dƣỡng và tác động các biện pháp kỹ thuật kịp thời giúp cho bộ lá của cây khỏe mạnh, tăng khả năng quang hợp, tích lũy vật chất khô trong cây. Tốc độ ra lá khác nhau giữa các giống và mùa vụ. Kết quả theo dõi tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm vụ Xuân năm 2012 - 2013 đƣợc trình bày ở bảng số liệu 3.3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3: Tốc độ ra lá của các tổ hợp và giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 - 2013 tại Thái Nguyên

Đơn vị: lá/ngày

Vụ Tổ hợp, giống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian sau gieo.... (ngày)

G - 20 20 - 30 30 - 40 40 - 50 50 - 60 Vụ Xuân 2012 LVN81 0,18 0,23 0,22 0,31 0,44 H11-1 0,20 0,26 0,21 0,31 0,52 H11-3 0,18 0,23 0,21 0,34 0,62 H11-8 0,18 0,24 0,21 0,29 0,58 H11-13 0,19 0,23 0,22 0,32 0,53 H4 0,19 0,24 0,21 0,31 0,50 H23 0,18 0,26 0,20 0,32 0,57 LVN4 (Đ/c) 0,19 0,27 0,21 0,39 0,48 P >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 9,2 11,9 7,3 8,3 7,9 LSD05 0,03 0,05 0,02 0,04 0,07 Vụ Xuân 2013 LVN81 0,18 0,25 0,19 0,32 0,53 H11-1 0,21 0,22 0,20 0,35 0,64 H11-3 0,19 0,23 0,20 0,29 0,60 H11-8 0,18 0,22 0,20 0,32 0,54 H11-13 0,20 0,25 0,20 0,32 0,52 H4 0,19 0,23 0,19 0,32 0,59 H23 0,19 0,26 0,20 0,40 0,49 LVN4 (Đ/c) 0,20 0,21 0,21 0,32 0,44 P >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 8,7 9,1 4,2 8,7 7,9 LSD05 0,03 0,03 0,01 0,05 0,07

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hợp và giống ngô lai thí nghiệm gặp nhiệt độ và ẩm độ thích hợp nên tốc độ ra lá của các giống đều tăng nhanh và đạt cao nhất ở giai đoạn sau trồng 50 – 60 ngày, sau đó giảm dần khi gần tới giai đoạn 60 ngày sau mọc.

* Giai đoạn từ gieo đến 20 ngày:

Vụ Xuân 2012 tốc độ ra lá của các tổ hợp và giống ngô thí nghiệm biến động trong khoảng từ 0,18 – 0,20 lá/ngày. Vụ Xuân 2013, tốc độ ra lá biến động trong khoảng từ 0,18 – 0,21 lá/ngày. Cả 2 vụ đều không có sự sai khác về tốc độ ra lá giữa các tổ hợp và giống ngô lai tham gia thí nghiệm.

* Giai đoạn sau gieo từ 20 - 30 ngày:

Tốc độ ra lá của các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm đạt 0,23 - 0,27 lá/ngày (vụ Xuân 2012), 0,22 - 0,26 lá/ngày (vụ Xuân 2013). Cả hai vụ đều có tốc độ ra lá giữa các tổ hợp và giống ngô lai thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên (Trang 53 - 91)