3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Tuy cây ngô mới đƣợc đƣa và trồng tại Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu Tình, 2009)[14] nhƣng trong những năm qua diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô không ngừng tăng lên hàng năm. Cây ngô đã khẳng định vị trí trong sản xuất nông nghiệp và trở thành cây lƣơng thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quan trọng đứng thứ 2 sau cây lúa góp phần đáng kể trong việc giải quyết lƣơng thực tại chỗ cho ngƣời dân Việt Nam.
Giai đoạn 2001-2012 sản xuất ngô của nƣớc ta tăng nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lƣợng. Năm 2012, diện tích trồng ngô là 1.118,2 nghìn ha, tăng 388,7 nghìn ha so với năm 2001. Việc tăng cƣờng sử dụng giống ngô lai cho năng suất cao kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến đã cải thiện đáng kể năng suất ngô.
Trong 20 năm qua, năng suất ngô nƣớc ta tăng liên tục so với năng suất trung bình thế giới. Năm 1980, năng suất ngô nƣớc ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới. Năm 1990 bằng 42%, năm 2000 bằng 59,8% nhƣng đến năm 2012 đã bằng 86,9%. Năng suất ngô đƣợc cải thiện là nhờ ứng dụng ƣu thế lai trong quá trình chọn tạo giống. Năm 2012 diện tích trồng ngô lai đã chiếm 90% diện tích ngô của cả nƣớc. Một số tỉnh có diện tích trồng ngô lai đạt 100% nhƣ Đồng Nai, Trà Vinh, Sơn La, Vĩnh Phúc…
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2001-2012
Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) 2001 729,5 29,6 2.161,7 2002 816,0 30,8 2.511,2 2003 912,7 34,4 3.136,3 2004 991,1 34,6 3.430,9 2005 1.052,6 36,0 3.787,1 2006 1.033,1 37,3 3.854,6 2007 1.096,1 38,5 4.303,2 2008 1.125,9 39,7 4.531,2 2009 1.086,8 40,8 4.431,8 2010 1.126,9 40,9 4.606,8 2011 1.081,0 43,3 4.684,3 2012 1.118,2 42,95 4.803,2 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013)[15]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Có thể nói tốc độ phát triển ngô lai ở Việt Nam rất nhanh so với lịch sử phát triển ngô lai trên thế giới. Sự phát triển đó đã đƣợc Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) và tổ chức Nông lƣơng (FAO) của Liên Hợp Quốc cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực đánh giá cao (công nghệ gen, nuôi cấy bao phấn và noãn) (Ngô Hữu Tình, 2003) [24].
Mặc dù năng suất ngô của nƣớc ta tăng liên tục từ năm 2001-2012 nhƣng so với năng suất bình quân của thế giới và khu vực thì năng suất ngô của nƣớc ta còn thấp. Năm 2012 năng suất ngô của nƣớc ta chỉ bằng 86,9% năng suất bình quân của thế giới, 72,1% năng suất trung bình của Trung Quốc (Tổng cục thống kê, 2013)[15]. Vì vậy đòi hỏi các nhà khoa học phải tiếp tục nỗ lực nghiên cứu chọn tạo ra những giống ngô mới, xác định các biện pháp canh tác phù hợp để nâng cao năng suất và sản lƣợng ngô của Việt Nam.
Ở nƣớc ta, cây ngô đƣợc trồng khắp hai miền Nam – Bắc, song do khác nhau về đất đai, thời tiết, khí hậu nên năng suất và sản lƣợng có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng.
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở các vùng ngô chính của Việt Nam năm 2010
Tên vùng Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) Đồng bằng sông Hồng 95,90 46,20 443,00
Trung du và miền núi phía Bắc 464,90 36,50 1.696,20 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung 207,40 40,40 838,20
Tây nguyên 231,50 51,30 1.188,70
Đông Nam Bộ 78,70 54,10 426,00
ĐB sông Cửu Long 38,80 53,40 207,20
Cả nƣớc 1.126,9 45,4 767,8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Số liệu thống kê ở bảng 1.6 cho thấy ngô đƣợc trồng chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Năm 2010, diện tích trồng ngô của vùng là 460,0 nghìn ha, chiếm 40,8 diện tích ngô cả nƣớc, ở đây ngô đƣợc trồng chủ yếu trên những diện tích bạc màu, nghèo dinh dƣỡng. Đây là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, hạn hán và giá rét kéo dài, nhiệt độ quá thấp vào mùa đông, nhiều nơi băng giá và sƣơng muối, lƣợng mƣa phân bố không đều và chủ yếu trồng những giống ngô địa phƣơng năng suất thấp. Do điều kiện bất lợi nên năng suất ngô trung bình của vùng này thấp nhất cả nƣớc. Năng suất ngô năm 2010 chỉ đạt 33,2 tạ/ha bằng 84,6% năng suất ngô của cả nƣớc, bằng 66,6% năng suất ngô của đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù năng suất thấp so với các vùng trong cả nƣớc nhƣng do diện tích lớn nên sản lƣợng ngô của vùng Trung du và miền núi phía Bắc cao nhất trong cả nƣớc chiếm 34,5% sản lƣợng ngô cả nƣớc.
Diện tích trồng ngô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long không lớn (37,8 nghìn ha) nhƣng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, đất đai màu mỡ, lƣợng mƣa cao và phân bố đều quanh năm nên năng suất ngô của vùng này rất cao (52,9 tạ/ha). Năng suất ngô của cả nƣớc chỉ bằng 78,8% năng suất ngô của đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng có tiềm năng phát triển sản xuất ngô rất lớn, nếu mở rộng diện tích trồng ngô thì sản lƣợng ngô của vùng này sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào sản lƣợng ngô của cả nƣớc.
Nhìn chung, mỗi vùng đều có những điều kiện thuận lợi và khó khăn riêng. vì vậy cần khắc phục những khó khăn và phát huy những thế mạnh trong sản xuất ngô của mỗi vùng.