Những cơ hội của các NHTMCP trong việc xây dựng thương hiệu:

Một phần của tài liệu giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại tp. hcm (Trang 59 - 60)

KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

3.1.1. Những cơ hội của các NHTMCP trong việc xây dựng thương hiệu:

Việc xây dựng thương hiệu cho các NHTMCP tại Tp.HCM khơng phải là đơn giản nhưng khơng phải là khơng làm được. Bước khởi đầu để làm được điều này là phải biết sẽ cĩ những cơ hội nào cho việc gia tăng ảnh hưởng của các NHTMCP này.

Hiện nay, các NHTMCP đang đứng trước rất nhiều cơ hội để làm được những bước đầu tiên này:

− Thị trường Việt Nam là một thị trường đang trong giai đoạn phát triển và cĩ rất nhiều tiềm năng để khai thác. Dân số trẻ, mức sống tăng lên khơng ngừng, nhu cầu vốn phát triển kinh doanh ngày càng nhiều, các doanh nghiệp mới liên tục ra đời, lớp trẻ càng hiện đại văn minh hơn… tất cả rất thuận lợi cho các ngân hàng khai thác. Đĩ là chưa kể đến một lượng khách hàng hiện cĩ của các NHTMCP trên địa bàn thành phố, các ngân hàng này cĩ thể dựa vào khách hàng này để tiếp tục tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới, tạo cho các ngân hàng hình ảnh ngày càng phổ biến hơn.

− Hệ thống pháp lý được cải thiện cũng tạo nên những cơ hội lớn cho các NHTMCP: Việc ngân hàng nhà nước bật đèn xanh cho phép các ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngồi giúp cho các ngân hàng Việt Nam cĩ cơ hội tăng thêm vốn và tài sản cho các ngân hàng. Sự cạnh tranh nhằm mua cho được cổ phần của các NHTMCP của nhiều ngân hàng lớn như: ANZ (mua 10% cổ phần của Sacombank), HSBC (mua 10% cổ phần của Techcombank), Standard Chartered (mua 8,56% cổ phần của ACB), OCBC (mua 10% cổ phần của VPBank), Citibank (hợp tác chiến lược EAB), … tạo thêm cơ hội cho các ngân hàng tiếp cận với cơng nghệ cũng như học hỏi rất nhiều về các kỹ năng quản trị, kỹ năng xây dựng thương hiệu… đĩ là chưa kể đến tên tuổi của các ngân hàng này cĩ thể giúp tên tuổi ngân hàng vượt xa hơn khu vực, tăng thêm uy tín cho các ngân hàng. Điều quan trọng là việc các ngân hàng sẽ khai thác thế mạnh này như thế nào mà thơi.

− Thị trường chứng khốn Việt Nam: Mục tiêu sẽ lên sàn giao dịch của các NHTMCP khơng chỉ tạo cơ hội tăng tiềm lực tài chính mà cịn làm cho hình ảnh của ngân hàng sẽ tốt hơn rất nhiều. Việc lên sàn giao dịch đã khơng phải là việc đơn giản, nhưng nếu cĩ thể, việc tên của các ngân hàng xuất hiện trên sàn giao dịch sẽ đem đến rất nhiều thuận lợi: Đấy sẽ là kênh huy động vốn rất hiệu quả, cĩ thể sẽ tạo cho nguồn vốn của

ngân hàng ngày càng vững mạnh. Là một kênh quảng bá rất tốt. Lúc ấy những cái tên của các NHTMCP như: ACB, Sacombank… sẽ liên tục xuất hiện trên nhiều phương tiện liên quan đến chứng khốn lẫn khơng chứng khốn. Đồng thời cịn là kênh giới thiệu những hoạt động, sản phẩm đến với cơng chúng. Chính sức mạnh về tài chính và uy tín của các ngân hàng sẽ giúp giá cổ phiếu của các ngân hàng lên cao, và đến lượt chính giá cao đĩ sẽ giúp cho hình ảnh của các ngân hàng được cải thiện rất nhiều.

− Cơ hội khẳng định vị thế của mình khi BTA cĩ hiệu lực và khi Việt Nam gia nhập WTO: Theo BTA cũng như khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa hồn tồn thị trường tài chính cho các quốc gia thành viên, và như thế sự cạnh tranh gay gắt lúc ấy khơng chỉ dừng lại là chỉ các ngân hàng trong nước mà sẽ cịn phải cạnh tranh với cả các quốc gia nước ngồi.

Tuy nhiên đây là cơ hội lớn để các NHTMCP Việt Nam chứng tỏ cho đối thủ thấy được sức mạnh của mình trong chính mơi trường cạnh tranh. Cĩ một quy luật đơn giản là đã cĩ cạnh tranh thì ắt cĩ kẻ thắng – người thua và khi ấy nếu các ngân hàng tận dụng được thế mạnh của mình, cũng như những ưu điểm của thị trường thì các ngân hàng sẽ khơng chỉ tồn tại mà cịn ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại tp. hcm (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)