Thực trạng nghèo đói

Một phần của tài liệu Tín dụng cho xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 63)

6. Nội dung luận văn

3.1.1. Thực trạng nghèo đói

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), là cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ có khoảng 1,4 triệu ngƣời (năm 2010), có diện tích tự nhiện 3.519,2Km2, có 13 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố, 01 thị xã, 11 huyện, 277 xã/phƣờng/thị trấn. Dân số trên 1,3 triệu ngƣời với 351.211 hộ. Có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh với số dân trên 1 triệu ngƣời, chiếm 85,89% dân số. Còn lại là ngƣời dân tộc thiểu số gần 200 ngàn ngƣời, chiếm 14,11% dân số toàn tỉnh.

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nƣớc, cải cách hành chính, xoá đói giảm nghèo, mở mang các khu công nghiệp, phát triển đô thị, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nƣớc... tỉnh Phú Thọ luôn nhận đƣợc sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung cao của Đảng và Nhà nƣớc. Vì vậy nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua đã có những bƣớc phát triển đáng kể, hàng năm đều đạt mức tăng trƣởng cao.

Tuy nhiên bên cạnh đó tỉnh Phú Thọ cũng đang phải đối mặt và tập trung giải quyết các vấn đề về chính sách xã hội đó là: nghèo nàn, thất nghiệp, tệ nạn xã hội ..vv.. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2006-2010 là 31,08% số hộ nghèo trên 70 ngàn hộ còn trên 15 ngàn hộ chƣa đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi. Theo tiêu chí mới giai đoạn 2010-2015 toàn tỉnh có 59.376 hộ nghèo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chiếm 16,55%. Hộ nghèo tập trung chủ yếu ở Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Câm Khê,... Tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức cao 3,15%, tập trung nhiều ở các khu vực thu hồi đất nông nghiệp tiến hành đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ... Đây là vấn đề Đảng và Chính quyền tỉnh rất quan tâm. Bên cạnh đó việc cổ phần hoá, sáp nhập doanh nghiệp, sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp sẽ có một bộ phận lớn lao động tiếp tục dôi dƣ.

Yên Lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 70km; phía Đông giáp huyện Cẩm Khê và huyện Tam Nông, phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa.

Yên Lập có 16 xã và 01 thị trấn là một huyện miền núi cao, địa hình phức tạp có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn với diện tích đất tự nhiên: 43.783,62 ha và dân số năm 2011 là: 82.969 ngƣời là huyện có dân số thƣa thứ 2 của tỉnh Phú Thọ.

Toàn huyện có 07 loại thổ nhƣỡng, trong đó đa số là các loại đất bạc mầu, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất phù sa không đƣợc bồi…

Bảng 3.1. Phân loại thổ nhƣỡng của huyện Yên Lập

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa đƣợc bồi (Pb) 720,53 3,58 2 Đất phù sa không đƣợc bồi (P) 3.265 16,23 3 Đất phù sa Gley (pg) 445 2,21 4 Đất phù sa úng nƣớc (Pj) 1.808 8,99 5 Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) 6.909 34,35 6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 5.190 25,81 7 Đất đỏ vàng trên phù sa cổ) (Fs) 62 0,31 8 Đất khác 1.712,5 8,51 Tổng diện tích tự nhiên 20.112 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với thành phần nhƣ trên, Yên Lập có thể vừa phát triển cây lƣơng thực, vừa phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao nhƣ lạc, đậu tƣơng..., phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các loại cây ăn quả trên các vùng vƣờn đồi. Tuy nhiên hạn chế ở đây là:

- Địa hình dốc, quá trình rửa trôi làm đất bạc mầu nhanh, độ phì thấp nên đã hạn chế năng suất cây trồng. Cần có biện pháp cải tạo để nâng cao độ phì của đất.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.112 ha, diện tích đƣợc đƣa vào sử dụng năm 2010 là: 19.813,1 ha, chiếm gần 98,52% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân theo mục đích sử dụng thì đất nông nghiệp chiếm 61,4% (12.347,8 ha), đất phi nông nghiệp chiếm 37,1% (7.465,3 ha) và đất chƣa sử dụng là 1,43% (287,4 ha)

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện Yên Lập

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 20.112,00 100 1 Đất nông nghiệp NNP 12.287,08 61,09

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.643,58 94,76

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11.089,03 95,24

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 554,55 4,76

1.2 Đất Lâm nghiệp LNP 107,27 0,87

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 107,27 100

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 504,24 4,10

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 31,99 0,26

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.547,72 37,53

3 Đất chƣa sử dụng CSD 277,20 1,38

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 263,98 95,23

3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng DCS 13,22 4,77

3.3 Đất núi đá không có rừng NCS 00 00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cùng với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, quỹ đất giành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Để đáp ứng mục tiêu sản xuất nông nghiệp và an ninh lƣơng thực cho nhân dân trong huyện, trong giai đoạn sắp tới, đòi hỏi huyện một mặt phải đầu tƣ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, một mặt phải tiếp tục mở rộng và khai thác nguồn đất đai chƣa đƣợc sử dụng (263,98 ha) để bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp, khắc phục mức đất bình quân trên đầu ngƣời thấp.

Khí hậu huyện Yên Lập ôn hoà, ít chịu ảnh hƣởng của gió bão. Hƣớng gió chủ yếu là hƣớng Đông - Nam với tốc độ gió trung bình là 3-5m/s. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trƣởng và phát triển.

- Mƣa: Lƣợng mƣa bình quân năm 1.509 mm. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 - 9, trung bình tháng đạt 145 - 280mm, lớn nhất vào tháng 6 đạt 280 mm. Từ tháng 11 đến tháng 12 ít mƣa, trung bình đạt 28 - 93 mm/tháng.

Về dân số và nguồn lao động: Năm 2012 Yên Lập có số dân là: 82.969 ngƣời, trong đó nữ: 42.029 ngƣời chiếm: 50,66%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân trong giai đoạn: 2006-2012 là 1,117%. Mật độ dân số năm 2012 là 190 ngƣời/km2, là huyện thƣa dân thứ hai của tỉnh Phú Thọ (chỉ sau huyện Tân Sơn). Trong địa bàn huyện có 13 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Mƣờng chiếm khoảng 70%, dân tộc Dao chiểm khoảng 3%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 17% còn lại là dân tộc khác. Nguồn lao động cơ bản có chất lƣợng không đồng đều, sản xuất chủ yếu dựa vào thói quen kinh nghiệm, áp dụng khoa học công nghệ còn hạn chế. Một bộ phận lao động trình độ văn hóa thấp khó tiếp cận kiến thức mới phục vụ sản xuất và đời sống. Hiện có khoảng 1.000 lao động đang đi tìm việc làm nơi khác. Đời sống của ngƣời dân trong huyện còn rất khó khăn. Số hộ nghèo năm 2012 là: 8.076 hộ, chiếm 35,.8% tổng số hộ trong toàn huyện. Đây là một khó khăn thách thức lớn cho huyện trong phát triển kinh tế xã hội trong những năm tiếp sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Về điều kiện thị trường: Với vị trí địa lý xa trung tâm đô thị lớn; hệ thống giao thông, nhất là giao thông nội bộ chƣa phát triển nên khả năng giao lƣu hàng hóa của Yên Lập với các địa phƣơng khác trong tỉnh và với các tỉnh khác trong vùng còn nhiều hạn chế. Đây là một bất lợi lớn cho huyện trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu hệ thống giao thông đƣợc nâng cấp thì khả năng tiếp cận thị trƣờng của huyện sẽ đƣợc tăng cƣờng, cơ hội cho phát triển sản xuất hàng hóa đƣợc mở rộng sẽ góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của ngƣời dân.

Ngoài ra, với quy mô dân số dự kiến sẽ tăng dần và đạt khoảng 97.385 ngƣời vào năm 2020, cùng với mức thu nhập ngày càng đƣợc cải thiện thì sức mua của ngƣời dân trong huyện cũng tăng lên. Đây cũng là một tiền năng lớn cho sự phát triển kinh tế của huyện.

Những thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện:

- Quỹ đất dồi dào, đất chƣa sử dụng còn nhiều, cho phép phát triển kinh tế đồi rừng, nông lâm nghiệp và các lĩnh vực phi nông nghiệp.

- Tài nguyên thiên nhiên nhất là rừng khá phong phú cho phép khai thác các sản phẩm từ rừng và trồng rừng; phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển nông lâm nghiệp và phát triển công nghiệp khai thác đá, sắt….. với quy mô nhỏ.

- Môi trƣờng không khí trong lành cùng với một số phong cảnh thiên nhiên khá đẹp và bản sắc văn hóa các dân tộc Mƣờng, Dao.. là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái – văn hóa trong tƣơng lai.

- Nguồn lao động dồi dào, ngƣời dân cần cù chịu khó cho phép đáp ứng nhu cầu phát triển về mặt số lƣợng.

Khó khăn:

- Vị trí địa lý hẻo lánh, địa hình chia cắt nên giao thƣơng hạn chế, khó thu hút đầu tƣ vào phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp đặc biệt là ngành dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Địa hình tƣơng đối phức tạp cùng với chế độ khí hậu – thủy văn khắc nhiệt gây không ít khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

- Nguồn lao động chất lƣợng không đồng đều, số lao động có trình độ chuyên môn cao còn hạn chế. Đại bộ phận dân cƣ là đồng bào dân tộc thiểu số nên mặt bằng dân trí nói chung còn thấp, trình độ canh tác chƣa cao.

- Cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông tuy đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. - Tài nguyên khoáng sản ít nên tiềm năng phát triển công nghiệp hạn chế. - Kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông, lâm nghiệp, công nghiệp dịch vụ mới chỉ phát triển chủ yếu ở khu vực trung tâm huyện và cụm xã. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh nhƣng giá trị sản xuất nhỏ nên vẫn dựa vào nguồn vốn ngân sách là chính...

Mặc dù đã có những bƣớc tiến khá nhanh trong những năm qua, nhƣng huyện Yên Lập vẫn là một trong huyện nghèo của cả nƣớc và trong tỉnh Phú Thọ, mức sống giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn, sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra ngày càng gay gắt. Đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo khá lớn. Tình trạng đói nghèo gây ra các vấn đề nhƣ: phá rừng, thiếu đất, thoái hóa môi trƣờng, kiểm soát nhân khẩu, cơ sở hạ tầng… Nghèo đói do nhiều nguyên nhân nhƣng qua số liệu điều tra năm 2010 ở bảng 3.3 chúng ta thấy nguyên nhân

Bảng 3.3. Nguyên nhân nghèo đói của hộ gia đình năm 2010 của huyện Yên Lập

STT Nguyên nhân nghèo Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Thiếu kinh nghiệm làm ăn 1.253 13,9

2 Thiếu lao động 684 7,2

3 Đông con 1.476 15,5

4 Thiếu vốn 4.212 44,3

5 Thiếu đất sản xuất 655 6,8

6 Tệ nạn xã hội, lƣời lao động 362 3,8

7 Tai nạn rủi ro 308 3,2

8 Ốm đau, già cả, mất sức lao động 550 5,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn vào bảng trên cho tay nguyên nhân nghèo đói của huyện có nhiều nguyên nhân nhƣng chiếm tỷ lệ cao nhất là thiếu vốn sản xuất kinh doanh là 4.212 hộ chiếm 44,3%, thiếu kinh nghiệm làm ăn là 1.253 hộ chiếm 13,9%, đông con 1.476 hộ chiếm 15,5%. Từ đo cho ta thấy vốn là rất quan trong cho sản xuất kinh doanh của ngƣời nghèo.

Công tác XĐGN đã đƣợc cấp ủy, chính quyền địa phƣơng quan tâm thƣờng xuyên, gắn với mục tiêu tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội, trên cơ sở phát huy tối đa nguồn nội lực tại địa phƣơng. Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo từ 52% năm 2006 đến cuối 2011 giảm còn 35,24% với 8.076 hộ nghèo, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn 7.752 hộ, chiếm tỷ lệ 96,6% hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Cơ sở hạ tầng của các xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh đã đƣợc cải thiện song nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của sản xuất hàng hóa. Đƣờng giao thông đã đƣợc cải thiện, song đi lại, vận chuyển tại một số vùng còn khó khăn khiến cho giá thành vật tƣ, nguyên vật liệu còn cao, hàng hóa, sản phẩm làm ra không có tính cạnh tranh. Hệ thống thủy lợi chỉ mới đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ của hộ gia đình, chƣa phục vụ đƣợc nhu cầu sản xuất lớn.

Nguồn lực cho tăng trƣởng còn hạn chế và nguồn vốn cho XĐGN chƣa đáp ứng nhu cầu thực tế của ngƣời dân, việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm… đã đƣợc chú trọng thực hiện nhƣng chƣa bố trí kinh phí duy tu, bảo dƣỡng, kinh phí hƣớng dẫn cách làm ăn còn thấp, mới chỉ vƣơn tới một tỷ lệ nhỏ các hộ nghèo, vốn cho vay XĐGN còn hạn hẹp, mức vay còn ít, không đủ đáp ứng cả về lƣợng vốn cũng nhƣ số ngƣời cần vay.

XĐGN chƣa bền vững, khoảng cách giữa ngƣời nghèo theo chuẩn nghèo và ngƣời thuộc diện khó khăn cách nhau không xa. Những ngƣời đƣợc xác định là thoát nghèo thì cuộc sống chƣa đƣợc cải thiện một cách căn bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhận thức về yêu cầu nỗ lực của bản thân ngƣời nghèo trong XĐGN bƣớc đầu có chuyển biến song vẫn còn một bộ phận trông chờ, ỷ nại vào nhà nƣớc, tâm lý chịu khổ chứ không chịu khó vẫn còn tồn tại trong một bộ phận ngƣời dân.

Một phần của tài liệu Tín dụng cho xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)