Đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Tín dụng cho xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 97 - 107)

6. Nội dung luận văn

4.3.1. Đối với Chính Phủ

- Có cơ chế cho phép NHCSXH đƣợc vay vốn lãi suất thấp từ các tổ chức tài chính thuộc sở hữu Nhà nƣớc, nhằm tận dụng một phần nhỏ nguồn vốn kết dƣ ngân sách hàng năm, vốn dự trữ bảo hiểm, dự trữ thanh toán chi trả trong kinh tế quốc dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đề nghị tiếp tục duy trì số dƣ tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dƣ nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 31/12 năm trƣớc của các NHTM, tổ chức tín dụng Nhà nƣớc. Nên mở rộng đến tất cả các tổ chức tín dụng tài chính Ngân hàng, không phân biệt các thành phần kinh tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam chứ không chỉ là các tổ chức tín dụng Nhà nƣớc nhƣ quy định hiện hành, coi đây là trách nhiệm của các tổ chức tài chính tín dụng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo.

4.3.2. Đối với Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ lao động thương binh và xã hội, Ngân hàng nhà nước

- Có cơ chế cho NHCSXH vay lại nguồn vốn có lãi suất thấp, dài hạn từ các tổ chức tài chính quốc tế đầu tƣ cho chƣơng trình giảm nghèo, chƣơng trình hỗ trợ tái cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn và nông dân, chƣơng trình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ để lập quỹ cho vay quay vòng.

- Xem xét phê duyệt cơ chế khoán tài chính cho NHCSXH theo hƣớng nâng cao dần quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ổn định và lâu dài.

4.3.3. Đối với NHCSXH Việt Nam

- Có chƣơng trình cho vay những doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trạng vì đây là nơi giải quyết việc làm cho nhiều lao động phổ thông.

- Lập dự án vùng theo quy mô toàn xã, có từ 150- 200 hộ chia thành nhiều tổ, mỗi tổ khoảng 40 ngƣời, với dƣ nợ 2- 2,5 tỷ đồng/dự án. Dự án tiểu vùng lập theo xóm hoặc 02- 03 xóm liền kề, quy mô từ 80- 100 hộ, dƣ nợ 1,6- 2 tỷ đồng/dự án, thời gian cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tƣợng vay để xác định.

4.3.4. Đối với UBND cấp tỉnh, huyện, xã

- Đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng các cấp tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để NHCSXH hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục chỉ đạo thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg, ngày 16/3/2004 của Thủ Tƣớng Chính phủ về việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH. Đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo sở Tài Chính, trích đủ nguồn vốn từ ngân sách địa phƣơng hàng năm theo kết luận số 277/TB-TU ngày 23/8/2011 của thƣờng trực tỉnh ủy và công văn số 3565/UBND-TH2 của UBND tỉnh Phú Thọ, nghị quyết số 100/NQ-HĐND, của Hội đồng nhân dân tỉnh. Hàng năm, UBND các huyện tiếp tục trích ngân sách địa phƣơng để làm nguồn vốn cho vay hộ nghèo, trang bị thêm máy móc, phƣơng tiện làm việc cho NHCSXH huyện Yên Lập.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động cho vay của NHCSXH, để đồng vốn của Ngân hàng đầu tƣ đúng đối tƣợng, hộ vay sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng chây ý của nhũng hộ có điều kiện nhƣng có tình không trả cho Ngân hàng khi đến hạn..

- Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật mới trong sản xuất kinh doanh, để hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác tham gia học tập.

4.3.5. Đối với Ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH các cấp

- Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH các cấp, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động. Giám sát việc chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, thể lệ, chế độ của ngành, các văn bản chỉ đạo của Hội đồng quản trị NHCSXH, của Ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH cấp tỉnh và cấp huyện. Từ đó chế đến mức thấp nhất các sai phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng chính sách, ngăn ngừa hiện tƣợng tiêu cực có thể xảy ra.

- Tổ chức họp Ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH các cấp theo định kỳ hàng quý để triển khai Nghị quyết của Hội đồng quản trị NHCSXH,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có những giải pháp chỉ đạo kịp thời hoạt động của NHCSXH huyện. Hàng năm, có hình thức thƣởng, mức thƣởng cụ thể đối với hộ nghèo vay vốn điển hình vƣơn lên thoát nghèo, tổ trƣởng tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn hoàn thành xuất sắc công tác cho vay. Cán bộ hội các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ ủy thác cho vay, Ban xóa đói giảm nghèo cấp xã… để động viên các cá nhân, tổ chức hội thực hiện tốt các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi.

4.3.6. Đối với các tổ chức chính trị xã hội các cấp nhận uỷ thác tín dụng

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền cho hội viên hiểu rõ về chính sách tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc, là sự hỗ trợ theo phƣơng thức tín dụng chứ không phải là vốn cấp phát, nâng cao ý thức trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng.

- Chỉ đạo các cấp hội thuộc hệ thống của mình thực hiện tốt công tác “Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng ủy thác cho vay hộ nghèo” theo định kỳ tháng, quý, năm.

- Có chƣơng trình kiểm tra giám sát đối với các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc thực hiện hợp đồng dịch vụ ủy thác. Làm tốt hơn nữa công tác đào tạo nghề nghiệp, phƣơng thức lồng ghép tổng hợp thông tin ngành dọc, sơ kết, tổng kết phong trào để động viên kịp thời gƣơng ngƣời tốt việc tốt và có giải pháp chỉ đạo đủ mạnh, giáo dục răn đe những việc làm cố ý xâm tiêu vốn tín dụng chính sách.

4.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Yên lập, tỉnh Phú Thọ

Thứ nhất, về nguồn vốn hàng năm UBND huyện phải tăng thu tiết kiệm chi để chuyển vốn sang cho ngân hàng CSXH cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, thƣờng xuyên và phải đƣợc nêu thành nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện.

Thứ hai, về thành lập Tổ vay vốn: Quy mô Tổ nên từ 10- 70 thành viên, các thành viên cùng có điều kiện kinh tế nhƣ nhau, cùng làng xóm, các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các Tổ viên đóng góp tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định về số tiền và ngày nộp, số tiền này gửi vào NHCSXH tại địa bàn.

Thứ ba, UBND huyện chỉ đạo điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo đúng

theo tiêu chi của Bộ LĐTB&XH, từng khu dân cƣ, không áp đặt tỉ lệ hộ nghèo từ trên xuống để từ đó có số hộ nghèo chính xác phục vụ cho việc hoạch định chính sách một cách hiệu quả.

Thứ tư, Đƣa các Chủ tịch UBND các xã vào thành viên Ban đại diện

hội đồng quản trị của ngân hàng chính sách xã hội huyện.

Thứ năm, hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch, đúng tự nguyện của hộ nghèo. Thủ tục đơn giản, phục vụ ngân hàng “điểm giao dịch ” tại UBND xã, thị trấn. Biên chê phòng giao dịch của huyên nên tăng từ 15-20 cán bộ để đảm bảo hiệu quả công việc tốt hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Xóa đói giảm nghèo là một chủ trƣơng chính sách xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Việc giải quyết vấn đề nghèo đói nhƣ một chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta là tăng trƣởng kinh tế phải tiến hành đồng thời với tiến bộ và công bằng xã hội. Song song với tăng trƣởng kinh tế phải chú trọng tập trung cho giảm nghèo. Việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm trong những năm qua đã thể hiện quyết tâm của Đảng và Chính phủ trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thành tựu xoá đói giảm nghèo những năm qua đã tạo đƣợc hình ảnh, vị thế tốt đẹp của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế, và đƣợc thế giới coi là điểm sáng trong xoá đói giảm nghèo. Việc thành lập NHCSXH thể hiện chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta, hợp với lòng dân đặc biệt ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, tạo điều kiện để họ tiếp cận với các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi, giúp họ có vốn sản xuất kinh doanh tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Diện mạo đói nghèo ở các huyện, thị, vùng sâu vùng xa đƣợc cải thiện đáng kể, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Chính vì vậy sự ra đời, tồn tại và phát triển của NHCSXH để tạo lập kênh tín dụng chính sách là tất yếu khách quan thể hiện rõ bản chất ƣu việt của chế độ ta, xây dựng xã hội, XHCN công bằng, dân chủ, văn minh.

Với sự quan tâm của Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, các cơ quan ban ngành và sự nỗ lực phấn đấu của mình, NHCSXH huyện Yên Lập sẽ tiếp tục khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần xứng đáng vào thành công chung của chƣơng trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội của cả nƣớc nói chung và của huyện Yên Lập nói riêng. Qua nghiên cứu những lý luận khoa học kết hợp với thực tiễn, luận văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đã nêu đƣợc một số vấn đề: Hệ thống hóa lý luận về tín dụng chính sách, vai trò, hiệu quả của tín dụng chính sách đối với nền kinh tế, Quan điểm của Đảng, Chính phủ về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, chủ trƣơng thành lập NHCSXH làm công cụ để thực hiện xóa đói giảm nghèo. Luận văn đã nêu khái quát về tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ thực trạng nghèo đói của huyện Yên Lập, phân tích thực trạng các chƣơng trình tín dụng chính sách đang thực hiện tại NHCSXH huyện Yên Lập. Đánh giá hiệu quả đạt đƣợc, nêu lên đƣợc những tồn tại trong những năm qua, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các chƣơng trình tín dụng chính sách. Trên cơ sở định hƣớng hoạt động của NHCSXH Việt Nam, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động các chƣơng trình tín dụng chính sách đối với công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Yên Lập trong thời gian tới.

Từ những kết quả nghiên cứu đƣợc nêu trong luận văn, tác giả mong muốn góp thêm những ý kiến để nâng cao hiệu quả của các chƣơng trình tín dụng chính sách, góp phần thực hiện thành công Chƣơng trình giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 của huyện Yên Lập và trong thời gian tiếp theo.

Trong quá trình hoàn thành luận văn của mình, tôi đã đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của PGS-TS Nguyễn Hữu Tri, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ và các bạn bè đồng nghiệp.

Mặc dù tác giả đã cố gắng nghiên cứu tài liệu, đƣợc sự hƣớng dẫn của thầy cô, đƣợc sự quan tâm của Ban lãnh đạo trong đơn vị, sự góp ý của các những ngƣời có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong Ngân hàng, bằng thực tiễn công tác trong thời gian qua và sự nổ lực của bản thân để hoàn thành bản luận văn này. Nhƣng do thời gian, và khả năng còn hạn chế nên bản luận văn này còn nhiều thiếu sót Tác giả mong muốn nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến, thông cảm của các thầy cô, Ban lãnh đạo trong đơn vị và các bạn đồng nghiệp cho luận văn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam - Luật số 46/2010/QH12 năm 2011 2. Luật các Tổ chức tín dụng – Luật số 47/2010/QH12 năm 2011

3. Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2007, 2008, 2009; 2010; 2011; 2012; báo cáo tổng kết NHCSXH huyện Yên Lập. (nguồn lƣu trữ NHCSXH huyện Yên Lập)

4. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội năm , 2009; 2010; 2011; 2012 và phƣơng hƣơng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KT-XH các năm tiếp theo của UBND huyện Yên Lập (Nguồn lƣu trữ UBND huyện Yên Lập)

5. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2006-2010 và Chƣơng trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. (Nguồn lƣu trữ UBND tỉnh Phú Thọ)

6. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2006), Tài liệu tập huấn cán bộ xóa đói giảm nghèo cấp xã, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.

7. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2006), Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội

8. Phòng thống kê huyện Yên Lập, Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2007, 2008, 2009, 2010.

9. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. 10. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. 11. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tiền tệ ngân hàng, Nxb

Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ X lƣu trữ Ban tuyên giáo tỉnh ủy Phú Thọ .

14. Luật ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam – Luật các tổ chức tín dụng (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Chủ nhiệm đề tài:TS. Đỗ Quế Lƣợng (2001), Đề tài nghiên cứu khoa học:

Thực trạng và giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ cho công cuộc xóa đói giảmnghèo (Mã số : KNH 2000), Hà nội.

16. Ngân hàng chính sách xã hội (2003,2006), Hệ thống văn bản pháp quy, tập I, II, III, IV Lƣu hành nội bộ, Hà Nội.

17. Ngân hàng chính sách xã hội (2004), Cẩm nang chính sách và nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Ngân hàng chính sách xã hội (2006), Tài liệu hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2009.

19. Ngân hàng chính sách xã hội (2007), Tài liệu hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2010.

20. Nghị định số 78/12002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính Phủ về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.

21. Chủ biên: TS.Tô Kim Ngọc (2004), Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng, Nxb Thống kê

22. Rajesh Chakrrabarti: Kinh nghiệm của Ấn Độ về tài chính vi mô - thành tựu và thách thức tín dụng vi mô ở các nước- Phòng Hợp tác quốc tế - năm 2003 NHCSXH Việt Nam.

23. Quy chế Tổ chức và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn (ban hành kèm theo quyết định số 783/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội).

24. Văn bản nghiệp vụ của NHCSXH năm 2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phụ lục

Bảng 3.6: Cơ cấu lao động việc làm huyện giai đoạn 2006 - 2010

Stt Đơn vị

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Một phần của tài liệu Tín dụng cho xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 97 - 107)