Bản thân hộ nghèo

Một phần của tài liệu Tín dụng cho xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 41 - 107)

6. Nội dung luận văn

1.1.5.5. Bản thân hộ nghèo

Khách hàng vay vốn của NHCSXH hiện nay chủ yếu là hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách, mà hộ nghèo thƣờng thiếu nhiều thứ, trong đó, có tri thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, dẫn đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh hạn chế, sản phẩm sản xuất ra chi phí cao, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh kém khó vƣợt qua các rủi ro trong sản xuất và đời sống. Về vốn chủ yếu là vốn vay Ngân hàng, không có vốn tự có, dẫn đến bị động về vốn sản xuất. Nếu hộ nghèo có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích gặp thuận lợi trong sản xuất, chăn nuôi thì có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay tại một số vùng đặc biệt khó khăn là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nƣớc. Một số hộ nghèo do ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thức kém, nên sử dụng vốn sai mục đích, không chấp hành việc trả nợ (gốc, lãi) cho ngân hàng đúng hạn.

1.1.6. Kinh nhiệm một số nước về XĐGN và bài học đối với Việt Nam

1.1.6.1. Kinh nghiệm của một số nước

a. Kinh nghiệm cho vay XĐGN của Ngân hàng Grameen (Bangladesh)

Bangladesh là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, diện tích tự nhiên gần 143.000 km2, dân số khoảng 120 triệu ngƣời, thuộc nƣớc nghèo nhất thế giới trong đó, 80% dân số sinh sống ở nông thôn. GDP bình quân đầu ngƣời dƣới 200 USD, nhƣng bình quân GDP của nông dân chỉ hơn 100USD/năm. Dân trí thấp, nhiều ngƣời mù chữ. Bangladesh là nƣớc đồng bằng, thiên tai thƣờng xuyên xảy ra. Do đó, đời sống của đa số nông dân rất thiếu thốn.

Ngân hàng Grameen (có nghĩa là làng xã) hình thành từ năm 1976, vốn ban đầu chỉ có 28 USD của Giáo sƣ, TS Yumus sáng lập. Hệ thống Ngân hàng Grameen gồm: Ngân hàng TW, trụ sở tại thủ đô Datka, Văn phòng đại diện tại các bang hoặc vùng, hơn 1.000 Chi nhánh khu vực ở nông thôn, dƣới chi nhánh, mỗi làng có Trung tâm tín dụng do thành viên vay vốn tự xây dựng và tự quản lý, một thành viên làm trƣởng Trung tâm tín dụng, mỗi Trung tâm tín dụng có ít nhất 10 Tổ tín dụng. Mỗi Tổ tín dụng có 5 thành viên, một thành viên làm tổ trƣởng. Nông dân nghèo muốn đƣợc vay tiền Ngân hàng Grameen phải là thành viên của Ngân hàng Grameen và sinh hoạt trong một Tổ tín dụng, các thành viên trong nhóm đƣợc yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc của Ngân hàng về tính kỷ luật, đoàn kết, dũng cảm và chăm chỉ, cũng nhƣ các quy định nhƣ: Duy trì mô hình gia đình nhỏ, tất cả trẻ em đều đƣợc đến trƣờng, thực hiện tiến bộ gia đình và giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm khi gặp khó khăn. Hàng tuần, các trung tâm tín dụng họp với các thành viên một lần, mỗi thành viên phải gửi 1 cata (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) vào tài khoản tiền gửi của mình tại chi nhánh Ngân hàng Grameen.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quy chế cho vay của Tổ tín dụng: Đầu tiên 2 thành viên trong tổ đƣợc vay vốn, khi trả xong nợ, thì 2 thành viên tiếp theo đƣợc vay, tổ trƣởng tín dụng là ngƣời vay cuối cùng. Khi tổ trƣởng trả xong nợ, thì lại có 2 thành viên khác đƣợc vay vốn, quy chế này đƣợc lặp đi, lặp lại. Các thành viên trong Tổ tín dụng giám sát lẫn nhau về sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn và gửi tiền tiết kiệm.

Ngƣời vay không có tài sản thế chấp với Ngân hàng Grameen, tổn thất về tiền cho vay rất thấp, lãi suất cho vay Ngân hàng Grameen cao hơn lãi suất Ngân hàng thƣơng mại. Khi đƣợc vay vốn, ngƣời vay phải nộp khoản lệ phí, trên số tiền vay, để hình thành quỹ của Tổ tín dụng trong đó có quỹ phòng ngừa rủi ro và quỹ này đƣợc gửi vào chi nhánh Grameen. Khi một thành viên vay vốn không còn khả năng trả nợ, Tổ tín dụng dùng quỹ dự phòng rủi ro để trả nợ thay cho thành viên của mình.

Hiện nay, Ngân hàng Grameen có hơn 5 triệu thành viên, hơn 94% thành viên là nữ vốn điều lệ 150 triệu taka, tƣơng đƣơng 3,75 triệu USD, trong đó, Nhà nƣớc góp cổ phần 18 triệu taka, số còn lại là giá trị cổ phiếu của Ngân hàng TW Bangladesh, các NHTM, các tổ chức quốc tế là thành viên. Ngân hàng Grameen hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, hạch toán kinh tế chung của cả hệ thống và kinh doanh phải có lãi, Nhà nƣớc không bù lỗ.

Về mặt pháp lý: Nhà nƣớc Bangladesh có bộ luật riêng cho Ngân hàng Grameen. Ngân hàng TW Bangladesh cấp một giấy phép hoạt động cho Ngân hàng Grameen TW. Trung tâm tín dụng thành lập theo làng và Tổ tín dụng thành lập theo xóm do các thành viên thành lập, trên tinh thần tự nguyện của thành viên. Chi nhánh Ngân hàng Grameen phục vụ các thành viên Ngân hàng tại nhà (trong buổi họp các thành viên). Theo bộ luật Ngân hàng Grameen, Ngân hàng này không phải nộp bất cứ một loại thuế nào cho Nhà nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ủy ban quốc gia kiểm soát về tài chính - tín dụng, có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ các chế độ, kiểm tra và thanh tra tại chỗ về tài chính Ngân hàng Grameen và các chi nhánh của Ngân hàng này.

Hàng tuần Trung tâm tín dụng, tổ chức họp với các thành viên để kiểm điểm và đôn đốc việc, gửi tiền tiết kiệm, sử dụng vốn vay và trả nợ mỗi thành viên. Nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Grameen đến dự họp nhận tiền gửi của thành viên, tiền gửi của Tổ tín dụng, thu nợ, cho thành viên vay. Ngoài cho vay sản xuất nông nghiệp, Chi nhánh Ngân hàng Grameen còn cho thành viên vay sinh hoạt nhƣ xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà cũ, xây dựng nhà vệ sinh, tạo nguồn nƣớc sạch, chữa bệnh…Một món cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Grameen là 200 USD tƣơng đƣơng 3 triệu đồng.

Nguyên nhân thành công của Ngân hàng Grameen

Một là, tổ chức hệ thống của Ngân hàng Grameen khoa học, chặt chẽ, mang tính tự quản giữa các thành viên cùng xóm, cùng làng, công khai, minh bạch.

Hai là, Nhà nƣớc Bangladesh khuyến khích Ngân hàng Grameen hoạt

động nhƣ: Không thu thuế và tạo hành lang pháp lý cho Ngân hàng Grameen hoạt động ngày một phát triển với tốc độ cao. Huy động vốn chú ý đến những món tiền nhỏ, nhƣ trong một tuần mỗi thành viên phải gửi 01 taka vào tài khoản của mình (tức 4 taka một tháng) các Tổ tín dụng gửi quỹ của Tổ vào Chi nhánh Ngân hàng Grameen. Do đó, nguồn vốn huy động rất bền vững.

Ba là, Ngân hàng Grameen TW thực sự là chiếc cầu chuyển tải vốn từ

thành thị về nông thôn, điều hòa vốn từ nơi thừa vốn về nơi thiếu nhƣ vay vốn các NHTM, tiếp nhận vốn tài trợ trong nƣớc và nƣớc ngoài để cho nông dân nghèo vay, tạo cơ hội cho họ thoát nghèo.

Bốn là, các thành viên có tinh thần tự giác và đoàn kết, giúp nhau thoát nghèo. Mỗi Tổ tín dụng có quỹ phòng ngừa rủi ro riêng, dùng để trả nợ thay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho thành viên mất khả năng trả nợ. Cho nên Ngân hàng Grameen bảo tồn đƣợc vốn điều lệ và bổ sung vốn tự có ngày một tăng.

Năm là, nhiều thành viên Ngân hàng Grameen có trình độ đại học, nhƣng có tinh thần phục vụ nông dân nghèo đi sát các thành viên thông qua cuộc họp của Trung tâm tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng Grameen là Ngân hàng phục vụ “tại nhà”, thành viên nhƣ: Cho vay, thu nợ và nhận tiền gửi sau các cuộc họp.

Sáu là, thủ tục cho vay của Ngân hàng Grameen đơn giản, nhƣng chặt

chẽ, vì nông dân nghèo giám sát nhau sử dụng vốn vay và trả nợ. Do đó, thành viên vay vốn không cần tài sản thế chấp. Chi nhánh Ngân hàng Grameen cho thành viên vay phải có sự đồng ý của các thành viên trong tổ tín dụng.

b. Kinh nghiệm cho vay XĐGN của Ấn Độ

Việc cấp tín dụng cho ngƣời nghèo thông qua NHNo có các chi nhánh tận cấp huyện. Việc giải ngân tín dụng ƣu đãi đƣợc thực hiện thông qua “Tổ tự lực”, mỗi Tổ có số thành viên từ 10 - 20 ngƣời, tất cả đến từ các gia đình khác nhau, đa số là phụ nữ nghèo. Hàng tháng, các thành viên phải nộp vào Tổ một số tiền nhất định để làm quỹ, số tiền bao nhiêu là do các thành viên tự thoả thuận. Thông thƣờng số tiền ban đầu từ 10 - 20 Rupi (khoảng 20 - 40US Cent). Tiền tiết kiệm của các tổ viên đƣợc thu vào ngày tháng cụ thể (thƣờng là ngày thứ 10 của tháng). Số tiền này đƣợc gửi vào tài khoản tiết kiệm của NHTM (thƣờng là NHNo). Hiện nay NHNo của Ấn Độ đóng vai trò là tổ chức xúc tiến tự lực và hỗ trợ thành lập và quản lý các Tổ này. Tổ chức tài chính vi mô đã thực hiện rất nhiều chƣơng trình khác nhau đối với công tác xây dựng năng lực đối với phụ nữ. Phụ nữ đƣợc đào tạo để thảo luận nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến họ và nơi họ sinh sống.

c. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ những kinh nghiệm của các nƣớc về cấp tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo, có tác dụng tham khảo trong công tác tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo của Việt Nam là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ nhất, về nguồn vốn dành cho XĐGN rất lớn, duy trì liên tục trong nhiều năm, trong đó nguồn vốn của Nhà nƣớc và nguồn vốn viện trợ của nƣớc ngoài. Nguồn vốn viện trợ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan Liên Hiệp quốc. Nguồn vốn vay của nƣớc ngoài với lãi suất thấp hoặc không lãi, với thời gian dài. Nguồn huy động tiết kiệm trong nƣớc (tiết kiệm trong nhân dân và các tổ chức kinh tế).

Thứ hai, về thành lập Tổ vay vốn: Quy mô Tổ nên từ 5- 60 thành viên, các thành viên cùng có điều kiện kinh tế nhƣ nhau, cùng làng xóm, các thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các Tổ viên đóng góp tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định về số tiền và ngày nộp, số tiền này gửi vào NHCSXH tại địa bàn. Các dịch vụ cho vay và tiết kiệm nhanh chóng đơn giản, cho phép các tổ chức cho vay gia tăng lƣợng khách hàng.

Thứ ba, về hình thức giải ngân: Giải ngân trực tiếp cho hộ vay (đại diện là chủ hộ làm hồ sơ vay vốn), số tiền vay tùy theo nhu cầu của các thành viên đăng ký, sau đó tổ họp bình xét căn cứ vào nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của từng hộ, và có sự kiểm tra xác nhận của chính quyền phƣờng, xã.

Thứ tư, về quy mô cấp tín dụng: Căn cứ đầu tiên để xét duyệt mức cho vay là nhu cầu vay vốn của hộ. Nếu ngân hàng có đủ vốn và hộ vay có khả năng trả nợ thì cho vay với mức tối đa theo nhu cầu của hộ. Giải ngân một lúc cho các thành viên vay vốn.

Thứ năm, hỗ trợ vốn cho ngƣời nghèo, không phải thế chấp tài sản, thu tiền tiết kiệm, không thu bất cứ một khoản lệ phí nào ngoài lãi suất. Do vậy, cần phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ kênh tín dụng này, tránh tiêu cực và nâng cao hiệu quả đồng vốn.

Thứ sáu, hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch, đúng tự nguyện của hộ nghèo. Thủ tục đơn giản, phục vụ ngân hàng “điểm giao dịch” tại UBND xã, thị trấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1 luận văn nói về quan điển của Đảng và nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo và vai trò tín dụng cho xóa đói giảm nghèo. Phân tích các nguyên nhân đói nghèo và tín dụng chính sách cho xóa đói giảm nghèo. Qua nghiên cứu rút ra một số kết luận sau đây:

1. Tín dụng chính sách với công tác xóa đói giảm nghèo qua các thời kỳ, từ thực tế đó cho thấy tín dụng chính sách đã thực sự góp phần vào cuộc chiến chống đói nghèo, hợp ý Đảng lòng dân, góp phần đắc lực vào chƣơng trình quốc gia xóa đói giảm nghèo vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Đói nghèo do nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân là thiếu vốn sản xuất kinh doanh, để góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN thì một trong những giải pháp quan trọng là đầu tƣ vốn cho hộ nghèo thông qua tín dụng ƣu đãi của NHCSXH.

3. Tín dụng của NHCSXH nhằm thực hiện chủ trƣơng XĐGN của Đảng và Nhà nƣớc. Tín dụng chính sách là mục tiêu quan trọng của NHCSXH. Việc nâng cao hoạt động tín dụng của NHCSXH là yêu cầu khách quan, vừa giúp hộ nghèo vay vốn thoát khỏi đói nghèo, ổn định xã hội, đồng thời nâng cao uy tín vị thế của NHCSXH trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

4. Hoạt động tín dụng của NHCSXH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó, có một số yếu tố quan trọng mang tính quyết định. Bao gồm, các nhóm nhân tố khách quan lẫn chủ quan. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động này, nhằm để biết đƣợc sự tác động tích cực và tiêu cực của nó, để từ đó có giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực, để đẩy nhanh tốc độ XĐGN.

5. Trong luận văn này đã đƣa ra một số chỉ tiêu, bao gồm các nhóm định tính và định lƣợng để đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. Những vấn đề đƣợc đề cập trong chƣơng 1 sẽ là tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu các chƣơng tiếp theo của luận văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Vị trí địa lý: Yên Lập là huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), phía tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía nam giáp huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), phía bắc giáp huyện Hạ Hoà (Phú Thọ).

Đặc điểm địa hình: Địa hình của huyện rất phức tạp, xen lẫn núi đá, đồi đất, nhiều khe suối chia cắt, bao quanh huyện là dãy núi đá vôi và đồi đất trẻ, huyện nằm trong thung lũng có chiều dài hơn 60 km, chiều rộng khoảng 8 km. Độ cao trung bình 200m, nơi cao nhất là 900m so với mực nƣớc biển.

Khí hậu: Yên Lập thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình 22,50C; lƣợng mƣa trung bình 1800 mm, độ ẩm trung bình 85%, thấp nhất 40%. Thƣờng xuất hiện mƣa đá vào mùa hè, sƣơng mù vào mùa đông.

Tài nguyên đất: diện tích đất tự nhiên của huyện là 43.746 ha, trong đó đất lâm nghiệp có rừng 22.876 ha, đất nông nghiệp 8.719 ha, đất chuyên dùng 1.381 ha, đất ở 577 ha, đất chƣa sử dụng và sông suối, núi đá 10.193 ha. Đất đồi rừng chiếm 75%, đất nông nghiệp 20%, còn lại là đất ở và đất chuyên dùng.

Nguồn nƣớc: Huyện không có sông, chủ yếu là suối nhỏ và ngòi, toàn huyện có 6 suối và ngòi chính.

Tài nguyên khoáng sản: Gồm có quặng hoạt thạch, Sa khoáng, đất sét, cát và đá vôi, đá xây dựng khai thác từ núi đá và suối.

Giao thông vận tải: có 4 tuyến đƣờng chính: tỉnh lộ 313 từ Phú Thọ qua cầu Khê - thị trấn Yên Lập đi Thanh Sơn, tỉnh lộ 321 từ thị trấn Yên Lập đi xã Mỹ lung, tỉnh lộ 323 từ thị trấn cụm xã Lƣơng Sơn đi Phƣợng Vĩ (Cẩm Khê); tỉnh lộ 330 từ thị trấn Yên Lập đi xã Ngọc Đồng (qua xã Đồng Lạc, xã Minh Hoà). Ngoài ra mới mở đƣờng Xuân An - Trung Sơn làm mới và nâng cấp

Một phần của tài liệu Tín dụng cho xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 41 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)