Các nhóm giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cho xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Tín dụng cho xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 92 - 93)

6. Nội dung luận văn

4.2.Các nhóm giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cho xóa đói giảm nghèo

nghèo của NHCSXH huyện Yên Lập

4.2.1. Giải pháp về thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm gắn với các chương trình 135, xây dựng nông thôn mới

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành từ Trung ƣơng đến cơ sở và ngƣời dân về xóa đói giảm nghèo. Xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội mà trƣớc hết đó phải là nghĩa vụ, bổn phận của chính ngƣời dân. Ý chí tự vƣơn lên của ngƣời nghèo là điều kiện cơ bản để xóa đói giảm nghèo bền vững.

Thứ hai, đảm bảo các nguồn vốn vay cho hộ nghèo đầu tƣ phát triển sản xuất. Kéo dài thời gian hƣởng các chính sách hỗ trợ đối với ngƣời nghèo từ 01 đến 02 năm sau khi thoát khỏi đói nghèo nhất là chính sách về tín dụng ƣu đãi để họ có thể thoát nghèo bền vững.

Thứ ba, các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật Xuất khẩu lao động, ban hành các văn bản hƣớng dẫn giải quyết tranh chấp về xuất khẩu lao động nhằm ngăn ngừa và xử lý hoạt động lừa đảo bất hợp pháp của các tổ chức cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động.

Thứ tƣ, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo đầu tƣ phát triển sản xuất. Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế đối với tất cả ngƣời nghèo. Tạo cơ hội cho trẻ em nghèo đến trƣờng học tập. Phát triển sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống, trang bị kiến thức về khuyến nông-lâm-ngƣ cho hộ nghèo có lao động, có đất nhƣng thiếu kiến thức làm ăn, thiếu kỹ thuật sản xuất, còn ràng buộc bới nhiều tập quán canh tác cũ, lạc hậu, điều kiện sản xuất khó khăn. Trong nông nghiệp phải xác định cây trồng, vật nuôi của từng địa bàn, đồng thời áp dụng xen canh, phát triển chăn nuôi bò, dê ở những địa phƣơng có điều kiện phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ năm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cho ngƣời nghèo, đặc biệt là thanh niên nông thôn, dân tộc nghèo để tạo việc làm mới tại chỗ và giới thiệu việc làm trong các nông lâm trƣờng, doanh nghiệp, xuất khẩu lao động. Xem xuất khẩu lao động là giải pháp quan trọng của chƣơng trình giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Tín dụng cho xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 92 - 93)